Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Luật Thương mại

Franchise Business là gì? Phân loại 4 mô hình nhượng quyền?

  • 09/03/2023
  • bởi Phạm Thị Ngọc Ánh
  • Phạm Thị Ngọc Ánh
    09/03/2023
    Luật Thương mại
    0

    Một trong những chiến lược kinh doanh phổ biến trong những năm gần đây mà được nhiều công ty lựa chọn khi muốn mở rộng đầu tư, kinh doanh đó chính là Franchise Business. Vậy Franchise Business là gì? Phân loại 4 mô hình nhượng quyền?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Franchise Business là gì? 
        • 1.1 1.1. Franchise Business là gì?
        • 1.2 1.2. Các mô hình nhượng quyền kinh doanh:
      • 2 2. Phân loại 4 hình hình nhượng quyền:
        • 2.1 2.1. Phân loại theo tính toàn vẹn của mô hình:
        • 2.2 2.2. Phân loại theo thể loại hợp đồng:
        • 2.3 2.3. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ:
        • 2.4 2.4. Các hình thức phân loại khác:
      • 3 3. Mặt lợi và những khó khăn khi tham gia nhượng quyền kinh doanh:
        • 3.1 3.1. Mặt lợi khi tham gia nhượng quyền kinh doanh: 
        • 3.2 3.2. Những khó khăn khi những đối tượng tham gia nhượng quyền kinh doanh phải đối mặt:

      1. Franchise Business là gì? 

      1.1. Franchise Business là gì?

      Từ “Franchise” có nguồn gốc từ tiếng Pháp đó là “Franc” có nghĩa là “free” – tự do. Theo từ điển Anh – Việt của Viện Ngôn ngữ học thì từ “Franchise” hay “Franchising” được hiểu là nhượng quyền kinh doanh. Đây chính là mô hình cho phép các cá nhân, tổ chức chính thức được bán các hàng hóa hay dịch vụ của một công ty, doanh nghiệp của họ tại một khu vực cụ thể.

      Franchise Business được hiểu theo nghĩa tiếng Việt đó là nhượng quyền kinh doanh hay nhượng quyền thương hiệu

      Bên nhượng quyền là “franchisor” còn bên nhận quyền được gọi là “franchisee”. Thông thường, những chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực do chính bên mua thương hiệu đảm nhiệm và doanh nghiệp bán franchise sẽ chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ về thương hiệu, quảng bá…

      Cùng với đó, thì bên nhượng quyền sẽ phải đảm bảo cung cấp đúng, đủ và phải hỗ trợ cho bên nhận nhượng quyền. Ngược lại, bên nhận nhượng quyền sẽ phải đảm bảo thực hiện đúng khuôn mẫu, đúng cách thức kinh doanh, quy trình kinh doanh của bên nhượng quyền cung cấp.

      1.2. Các mô hình nhượng quyền kinh doanh:

      Có 4 loại hình nhượng quyền thương mại phổ biến hiện nay, bao gồm có các loại hình như sau:

      – Management Franchise hay còn gọi là nhượng quyền có tham gia quản lý:

      Đối với loại hình nhượng quyền thương hiệu này thì ngoài việc thực hiện chuyển nhượng sở hữu thương hiệu và mô hình, những công thức kinh doanh, bên nhượng quyền sẽ còn phải hỗ trợ bên nhận nhượng quyền trong việc là cung cấp những người quản lý và điều hành doanh nghiệp có trình độ, có chuyên môn cao.

      – Full Business Format Franchise hay còn gọi là nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện:

      Đối với mô hình franchise này thì bên nhượng quyền sẽ chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại sản phẩm cơ bản bao gồm có:

      + Hệ thống: Bao gồm là chiến lược, mô hình, quy trình vận hành được chuẩn hóa, những chính sách quản lý, cẩm nang điều hành…

      Xem thêm: Nhượng quyền thương mại là gì? Đặc điểm và nội dung của nhượng quyền thương mại?

      + Bí quyết về công nghệ sản xuất và kinh doanh;

      + Hệ thống của thương hiệu;

      + Các sản phẩm, dịch vụ.

      Theo đó thì bên nhận nhượng quyền sẽ phải thanh toán cho bên nhượng quyền hai khoản phí cơ bản bao gồm là phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee), thường thì sẽ được tính theo doanh số bán định kỳ

      – Equity Franchise hay còn gọi là nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn:

      Equity franchise là một hình thức mà người nhượng quyền phải tham gia vốn đầu tư với một tỉ lệ nhỏ dưới dạng là liên doanh để trực tiếp tham gia vào việc kiểm soát hệ thống. Theo đó thì bên nhượng quyền có thể sẽ tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty mặc dù số vốn tham gia đóng góp chiếm tỉ lệ khá nhỏ.

      – Non-Business Format Franchise hay còn gọi là nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện:

      Non-business format franchise mang nguyên tắc về quản lý lỏng lẻo hơn, bao gồm có các trường hợp phổ biến như sau:

      Xem thêm: Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại, nhượng quyền thương hiệu

      + Nhượng quyền phân phối các sản phẩm, dịch vụ (Product distribution franchise);

      + Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị (Marketing franchise);

      + Nhượng quyền thương hiệu (Brand franchise/Trademark license).

      2. Phân loại 4 hình hình nhượng quyền:

      Về việc phân loại, chủ yếu thường sẽ phân loại theo 4 kiểu gồm:

      – Tính toàn vẹn của mô hình;

      – Thể loại hợp đồng;

      – Phạm vi lãnh thổ;

      – Một số hình thức phân loại khác.

      Xem thêm: Điều kiện kinh doanh hoạt động nhượng quyền thương mại

      2.1. Phân loại theo tính toàn vẹn của mô hình:

      Xét theo tính toàn vẹn của mô hình, thì trên thị trường hiện có 2 loại mô hình nhượng quyền thương mại chính, đó là:

      – Nhượng quyền theo cách thức truyền thống (đó là nhượng quyền tên thương hiệu hoặc phân phối sản phẩm);

      – Nhượng quyền thương mại mô hình kinh doanh. Trong đó, nhượng quyền thương mại mô hình kinh doanh là phổ biến nhất.

      Hình thức nhượng quyền thương mại truyền thống sẽ bao gồm có nhượng quyền tên thương hiệu hoặc phân phối các sản phẩm, mối ràng buộc giữa bên nhượng quyền và nhận quyền thường sẽ thông qua một hợp đồng phân phối, hoặc hợp đồng đại lý cho phép các bên nhận quyền được phân phối sản phẩm, cũng như là sử dụng nhãn hiệu của mình tại một khu vực địa lý nhất định. Ví dụ điển hình cho hình thức này đó là các nhà phân phối của các thương hiệu lớn như Pepsi, Coca-Cola.

      Thứ hai là loại nhượng quyền hiện đại hay còn gọi là nhượng quyền mô hình kinh doanh. Đây là một hình thức liên quan đến việc cung cấp cho chính bên nhận quyền một mô hình kinh doanh hoàn chỉnh, bao gồm cả giấy phép tên thương mại, sản phẩm/ dịch vụ được bán, các phương pháp hoạt động, kế hoạch tiếp thị chiến lược, quy trình kiểm soát về chất lượng và các dịch vụ kinh doanh cần thiết. Mô hình này được thể hiện rất rõ qua các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh như McDonald’s, KFC.

      2.2. Phân loại theo thể loại hợp đồng:

      Chủ yếu có những nhóm sau:

      – Single Unit (hay còn gọi là nhượng quyền đơn lẻ hoặc nhượng quyền một cơ sở kinh doanh): Với loại hình này, thì bên nhận quyền có quyền mở và vận hành một đơn vị nhượng quyền riêng lẻ. Ví dụ như, anh A muốn kinh doanh nhượng quyền từ một thương hiệu X, nhưng do hạn chế về mặt nguồn lực thế nên chỉ có thể mở một cửa hàng kinh doanh. Lúc này, anh A đang hoạt động theo hình thức nhượng quyền đơn lẻ.

      – Multiple Unit (hay còn gọi là nhượng quyền đa đơn vị): Ngược lại với nhượng quyền đơn lẻ, thì bên nhận quyền có quyền mở và vận hành nhiều các đơn vị nhượng quyền thương mại. Hình thức này sẽ được làm 2 loại gồm: Master Franchise và Area Development

      Xem thêm: Khái niệm và đặc điểm hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

      – Master Franchise (hay còn gọi là đại lý độc quyền): Hình thức này sẽ cho phép bên nhận quyền được mở nhiều các đơn vị nhượng quyền ở trong một khu vực lãnh thổ cụ thể. Ngoài ra, các bên nhận quyền cũng sẽ được trao quyền nhượng quyền thương mại phụ hay là tái nhượng quyền cho một đơn vị thứ 3. Đại lý độc quyền đảm nhận một số trách nhiệm của bên nhượng quyền như là cung cấp, hỗ trợ và đào tạo ban đầu cho bên nhận quyền phụ; được nhận một tỷ lệ phần trăm phí nhượng quyền trả trước và phí bản quyền.

      – Area Development (gọi là đại lý phát triển khu vực): hình thức nhượng quyền này cho phép bên nhận quyền được độc quyền phát triển ở một lãnh thổ cụ thể bằng cách là mở nhiều đơn vị và không có quyền nhượng quyền phụ.

      2.3. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ:

      Tiêu chí phân loại thứ ba là phạm vi lãnh thổ, gồm có những loại hình sau:

      – Nhượng quyền thương mại ở trong nước, như Milano Coffee, Trung Nguyên Legend, E-coffee…

      – Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào nước Việt Nam, điển hình như là một số thương hiệu nổi tiếng ở trên toàn cầu có thể kể đến như: Gongcha, Dingtea, McDonald’s…..

      – Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam sang nước ngoài như là Phở 24, Highland Coffee… 

      2.4. Các hình thức phân loại khác:

      – Theo mức độ tham gia đầu tư:

      + Nhượng quyền không bỏ vốn đầu tư;

      Xem thêm: Chủ thể, hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại

      + Nhượng quyền có góp vốn đầu tư. Thường thì bên nhượng quyền góp vốn bằng chính phần tiền thanh toán trước cho các chi phí nhượng quyền lần đầu.

      – Theo mức độ kiểm soát:

      + Tham gia quản lý vận hành: rất phổ biến với những thương hiệu khách sạn quốc tế;

      + Không tham gia quản lý vận hành.

      3. Mặt lợi và những khó khăn khi tham gia nhượng quyền kinh doanh:

      3.1. Mặt lợi khi tham gia nhượng quyền kinh doanh: 

      – Đối với bên nhượng quyền:

      + Chủ thương hiệu sẽ tiết kiệm được một khoản các chi phí đáng kể thông qua việc nhượng quyền như là chi phí bán hàng, chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí nhân công…

      + Việc nhượng quyền sẽ giúp cho bên nhượng quyền nhanh chóng mở rộng được những quy mô kinh doanh với ít các chi phí hơn vì bên mua nhượng quyền sẽ là người chịu vốn trong kinh doanh;

      + Nhượng quyền cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thêm một số nguồn thu bên cạnh các khoản doanh thu cố định của mình. Mặc dù là nguồn thu này có thể sẽ không lớn bằng doanh thu nhưng lại có tính ổn định và ít rủi ro hơn;

      Xem thêm: Quy định về nhượng quyền, hợp đồng nhượng quyền thương mại

      + Gia tăng sự thành công và nổi tiếng của thương hiệu, được nhiều những khách hàng biết đến hơn.

      – Đối với bên nhận nhượng quyền:

      + Tận dụng được các lợi thế về thương hiệu như khách hàng, quy trình sản xuất…;

      + Nhận được sự hỗ trợ và tư vấn từ bên nhượng quyền;

      + Giảm được rủi ro và dễ thành công hơn trong các hoạt động kinh doanh, nhất là đối với startup, các nhà đầu tư có ít vốn.

      3.2. Những khó khăn khi những đối tượng tham gia nhượng quyền kinh doanh phải đối mặt:

      – Đối với bên nhượng quyền:

      + Nguy cơ mất đi khả năng kiểm soát các chi nhánh nhượng quyền nếu như quản lý yếu kém;

      + Hình ảnh thương hiệu sẽ có thể bị ảnh hưởng nếu như bên nhận nhượng quyền gặp khó khăn hay kinh doanh kém hiệu quả;

      Xem thêm: Ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương mại là gì?

      – Đối với bên nhận nhượng quyền:

      + Phải hoạt động tuân thủ theo những nguyên tắc và khuôn khổ của thương hiệu gốc. Điều này cũng đã vô tình làm giới hạn khả năng cũng như những ý tưởng kinh doanh mới mẻ của doanh nghiệp;

      + Nếu như gặp khủng hoảng thì bên mua sẽ phải chia sẻ rủi ro với bên nhượng quyền;

      + Cạnh tranh gay gắt ở trong cùng một hệ thống của bên nhượng quyền. Các doanh nghiệp nhận nhượng quyền sẽ không chỉ phải cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh lớn của cả một thương hiệu, mà sẽ còn phải chạy đua doanh số với các chi nhánh nhượng quyền khác.

        Xem thêm: Hợp đồng nhượng quyền thương mại

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Nhượng quyền kinh doanh

        Nhượng quyền thương mại


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Phí nhượng quyền là gì? Chi phí nhượng quyền thương hiệu?

        Phí nhượng quyền là gì? Chi phí nhượng quyền thương hiệu? Ưu điểm và hạn chế khi kinh doanh nhượng quyền?

        Điều kiện cần có để hoạt động nhượng quyền thương mại

        Điều kiện cần có để hoạt động nhượng quyền thương mại? Thủ tục đăng kí nhượng quyền thương mại? Thuận lợi và thử thách của mô hình nhượng quyền?

        Ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương mại là gì?

        Phân tích các ưu điểm và nhược điểm của nhượng quyền thương mại là gì? Ý nghĩa của nhượng quyền thương mại?

        Phân biệt, so sánh giữa nhượng quyền thương mại và đại lý

        Sự khác nhau giữa nhượng quyền thương mại và đại lý? Giải pháp phát triển thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt Nam? Giải pháp để tăng sự gắn kết hệ thống đại lý hiệu quả?

        Thời hạn và nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại

        Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì? Thời hạn và nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại?

        Có được nhượng quyền thương mại lại cho bên thứ ba không?

        Có được nhượng quyền thương mại lại cho bên thứ ba không? Quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba khi được nhượng quyền thương mại lại?

        Các hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến nhất 2023

        Nhượng quyền thương mại còn được gọi là Franchising, theo nghĩa tiếng Anh là một trong những hình thức kinh doanh được đánh giá là có hiệu quả kinh tế cao và đang phát triển thành một "trào lưu kinh tế thế giới mới". Nhượng quyền thương mại về mặt hình thức sẽ được biểu hiện dưới các dạng khác nhau.

        Trình tự thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại

        Hoạt động đăng ký nhượng quyền thương mại? Chủ thể thực hiện hoạt động đăng ký nhượng quyền thương mại? Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại? Thủ tục đăng kí nhượng quyền thương mại?

        Nhượng quyền kinh doanh là gì? Những điều cần biết về nhượng quyền kinh doanh?

        Nhượng quyền kinh doanh là gì? Một số mô hình nhượng quyền kinh doanh? Những điều cần biết về nhượng quyền kinh doanh? Ưu điểm và nhược điểm khi nhượng quyền kinh doanh?  Nhưng lưu ý khi muốn mua nhượng quyền?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ