FeCl3 + KOH → Fe(OH)3 + KCl được biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết và cân bằng phương trình phản ứng FeCl3 ra Fe(OH)3. Sau phản ứng thu được màu nâu đỏ. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung tài liệu trong bài viết sau.
Mục lục bài viết
1. Phương trình phản ứng FeCl3 ra Fe(OH)3:
FeCl3 + KOH → Fe(OH)3 + KCl
2. Phân tích Phương trình phản ứng hóa học FeCl3 + KOH → Fe(OH)3 + KCl:
2.1. Điều kiện phản ứng FeCl3 tác dụng KOH:
Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ thường
2.2. Hiện tượng phản ứng FeCl3 tác dụng KOH:
Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ Fe(OH)3 và màu của dung dịch FeCl3 nhạt dần.
2.3. Phương trình ion rút gọn FeCl3 + KOH:
Phương trình phân tử:
KOH + FeCl3 → Fe(OH)3↓ + 3KCl
Phương trình ion của phản ứng:
K+ + OH- + Fe3+ + Cl- → Fe(OH)3↓ + 3K+ + Cl-
Phương trình ion phản ứng rút gọn:
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
2.4. Tính chất hóa học của Fe(OH)3:
Tính chất của muối:
‐ Tác dụng với dung dịch kiềm:
FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl
‐ Tác dụng với muối:
FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl
‐ Tác dụng với dung dịch axit:
Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 có hiện tượng vẩn đục:
2FeCl3 + H2S → 2 FeCl2 + 2 HCl + S
Tính oxi hóa:
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2
2.5. Tính chất hóa học của KOH:
Tác dụng với oxit axit
Ở điều kiện nhiệt độ phòng, KOH tác dụng với SO2, CO2,…
KOH + SO2 → K2SO3 + H2O
KOH + SO2 → KHSO3
Tác dụng với axit
‐ Tác dụng với axit tạo thành muối và nước:
KOH(dd) + HCl(dd) → KCl(dd) + H2O
‐ Tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit
RCOOR1 + KOH → RCOOK + R1OH
Tác dụng với kim loại:
KOh tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazơ mới và kim loại mới.
KOH + Na → NaOH + K
Tác dụng với muối:
KOH tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới.
2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2↓
KOH điện li mạnh
KOH là một bazơ mạnh, trong nước phân li hoàn toàn thành ion K+ và OH-
KOH phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính
KOH phản ứng được với 1 số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…
2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2↑
2KOH + Zn → K2ZnO2 + H2↑
Phản ứng với 1 số hợp chất lưỡng tính
KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O
2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O
3. Bài tập vận dụng liên quan:
Câu 1: Cho dung dịch KOh vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3 hiện tượng quan sát được là
A. Dung dịch trong suốt.
B. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ
C. Xuất hiện kết tủa trắng xanh
D. Xuất hiện kết tủa trắng
Câu 2: Dãy các phi kim nào dưới đây khi lấy dư tác dụng với Fe thì thì chỉ oxi hoá Fe thành Fe(III)?
A. Cl2, O2, S
B. Cl2, Br2, I2
C. Br2, Cl2, F2
D. O2, Cl2, Br2
Câu 3: Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,9 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 350
B. 175
C. 375
D. 150
Câu 4: Cho 100ml dung dịch KOH 3M tác dụng với 50ml dung dịch FeCl3 1M thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 5,35 gam
B. 4,5 gam
C. 10,7 gam
D. 21,4 gam
Câu 5: Chất nào sau đây phản ứng với Fe tạo thành hợp chất Fe (II)?
A. khí Cl2
B. dung dịch HNO3 loãng
C. dung dịch AgNO3 dư
D. dung dịch HCl đặc
Câu 6: Dẫn khí CO đi qua hỗn hợp gồm chất rắn: CuO, Al2O3và ZnO (nung nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn nào sau đây?
A. Cu, Al, Zn.
B. Cu, Al, ZnO.
C. Cu, Al2O3, Zn.
D. Cu, Al2O3, ZnO.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam hỗn hợp FeO, Fe2O3và Fe3O4 cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 6 gam chất rắn. Tính V?
A. 87,5ml
B. 125ml
C. 62,5ml
D. 175ml
Câu 8: Hòa tan hết 8 gam hỗn hợp A gồm Fe và 1 oxit sắt trong dung dịch axit HCl (dư) thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 cho đến dư vào X thu được dung dịch Y chứa 19,5 gam muối tan. Nếu 8 gam A tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được V lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tính V ?
A. 1,494
B. 0,726
C. 0,747
D. 1,120
Câu 9: Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, CuCl2 là:
A. dung dịch NaOH
B. dung dịch HCl
C. dung dịch AgNO3
D. dung dịch BaCl2
Câu 10: Chất nào sau đây Khi phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng sẽ không sinh ra khí?
A. FeO
B. Fe3O4
C. Fe(OH)3
D. Fe(OH)2
Câu 11: Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là
A. H2S.
B. AgNO3.
C. NaOH.
D. NaCl.
Câu 12: Có thể điều chế Fe(OH)3 bằng cách
A. Cho Fe2O3 tác dụng với H2O
B. Cho Fe2O3 tác dụng với NaOh vừa đủ.
C. Cho muối sắt (III) tác dụng với axit mạnh.
D. Cho muối sắt (III) tác dụng với dung dịch NaOH dư.
Câu 13: Nhiệt phân Fe(OH)3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe(OH)2.
B. Fe3O4.
C. Fe2O3.
D. FeO.
Câu 14: Khi thêm dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
A. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ vì xảy ra hiện tượng thủy phân.
B. Dung dịch vẫn có màu nâu đỏ vì chúng không phản ứng với nhau.
C. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ đồng thời có hiện tượng sủi bọt khí.
D. Có kết tủa nâu đỏ tạo thành sau đó lại tan do tạo khí CO2.
Câu 15: Nhiệt phân hoàn toàn m gam Fe(OH)3 thu được 32 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 42,8 gam
B. 43,2 gam
C. 44,5 gam
D. 45,1 gam
Câu 16: bazơ nào sau đây bị nhiệt phân hủy?
A. Fe(OH)3
B. NaOH
C. Ca(OH)2
D. KOH
Câu 17: Phản ứng hóa học nào sau đây tạo ra ô xít bazơ?
A. Cho dung dịch KOH phản ứng với dung dịch H2SO4.
B. Cho dung dịch NaOH dư phản ứng với dung dịch SO2.
C. Nung nóng Fe(OH)3
D. Cho dung dịch NaOH phản ứng với dung dịch HCl.
4. Hướng dẫn lời giải:
Câu 1:
Đáp án: B. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3. Hiện tượng quan sát được là Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
Phương trình phản ứng minh họa
3KOH + FeCl3 → Fe(OH)3↓+ 3KCl
Fe(OH)3 kết tủa màu nâu đỏ
Câu 2:
Đáp án: B. Cl2, Br2, I2
Câu 3:
Đáp án: A. 350
Phương trình phản ứng hóa học: 3NaOH + AlCl3 → 3NaCl + Al(OH)3
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
nAl(OH)3 = 0,05 mol
Vì nAl(OH)3< nAlCl3 nên xảy ra 2 trường hợp: kết tủa chưa tạo thành tối đa hoặc kết tủa tối đa rồi tan một phần.
Để NaOH lớn nhất thì kết tủa tối đã rồi tan một phần.
3nAlCl3 + nAl(OH)3 bị hòa tan = 3.0,2 + (0,2 – 0,05 ) = 0,75 mol
V = 0,75/2 = 0,375 lít = 375 ml
Câu 4:
Đáp án: A. 5,35 gam
Số mol của KOH là 0,1.3 = 0,3 mol
Số mol của FeCl3 là 0,05.1 = 0,05 mol
Ta có
Phương trình phản ứng
3KOH + FeCl3 → 3KCl + Fe(OH)3
Trước phản ứng: 0,3 mol 0,05 mol
Phản ứng 0,15 mol 0,05 mol
Sau phản ứng 0,15 mol 0 0,05 mol
Kết tủa là Fe(OH)3
=> a = 0,05.107 = 5,35 (g)
Câu 5:
Đáp án: D. dung dịch HCl đặc
Phương trình phản ứng hóa học
Fe + Cl2 → FeCl3
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe(NO3)2 + AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + Ag
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Câu 6:
Đáp án: C. Cu, Al2O3, Zn.
Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được các oxit của kim loại sau nhôm trong dãy điện hóa.
=> CO qua hỗn hợp CuO, Al2O3, ZnO (nung nóng) thì CO chỉ khử mạnh Cuo và ZnO không khử được Al2O3.
Phương trình hóa học:
CO + CuO → Cu + CO2
CO + ZnO → Zn + CO2
Vậy chất rắn thu được sau phản ứng chứa: Cu, Al2O3, Zn.
Câu 7:
Đáp án: D. 175ml
FeO, Fe2O3, Fe3O4 +HCl→ FeCl2, FeCl3 + NaOH, toC Fe2O3
Coi hỗn hợp ban đầu gồm Fe, O.
nFe= 2nFe2O3 = 0,075 mol
⇒ nO = (28 – 0,075. 56) / 16 = 0,0875
Bảo toàn nguyên tố O → nH2O = nO = 0,0875
Bảo toàn nguyên tố H: nHCl = 2nH2O = 0,175 mol
→ V = 175 ml.
Câu 8:
Đáp án: A. 1,494
nFeCl3 = 19,5/162,5 = 0,12 mol
Coi A có Fe và O
nFe = nFeCl3 = 0,12 mol ⇒ nO = (8 – 0,12. 56)/16 = 0,08 mol
Bảo toàn e: 3nNO = 3nFe – 2nO⇒ nNO = 0,33 ⇒ V = 1,494 lít
Câu 9:
Đáp án: A. dung dịch NaOH
Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, CuCl2 là dung dịch NaOH vì tạo kết tủa
Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaNO3
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl
Câu 10:
Đáp án: Fe(OH)3
Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O.
Câu 11:
Đáp án: C. NaOH
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl.
Câu 12:
Đáp án: D. Cho muối sắt(III) tác dụng dung dịch NaOH dư.
Có thể điều chế Fe(OH)3 bằng cách cho muối sắt (III) tác dụng với dung dịch NaOH dư FeCl3 + 3NaOH dư → Fe(OH)3 + 3NaCl.
Câu 13:
Đáp án: C. Fe2O3
2Fe(OH)3 t⁰> Fe2O3 + 3H2O
Câu 14:
Đáp án: C.
Xuất hiện kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ đồng thời có hiện tượng sủi bọt khí.
Phương trình phản ứng:
2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓(nâu đỏ) + 3CO2↑ + 6NaCl
Câu 15:
Đáp án: A. 42,8 gam
Số mol của Fe2O3 là:
nFe2O3 = 32.160 = 0,2 mol
Phương trình phản ứng:
2Fe t⁰> Fe2O3 + 3H2O
0,4 0,2 (mol)
Theo phương trình phản ứng ta có
nFe(OH)3 = 0,4 mol
Vậy khối lượng của Fe(OH)3 cần tìm là: m = 0,4.107 = 42,8 gam.
Câu 16:
Đáp án: A. Fe(OH)3
2Fe(OH)3 t⁰> Fe2O3 + 3H2O
Câu 17:
Đáp án: C. Nung nóng Fe(OH)3
2Fe(OH)3 t°→ Fe2O3 + 3H2O
Oxit bazơ: Fe2O3.