EU là một trong những tổ chức kinh tế - chính trị gồm nhiều thành viên và có quy mô lớn nhất trên thế giới. Vậy EU được thành lập như thế nào, nguyên tắc hoạt động của nó ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. EU là gì?
EU là viết tắt của từ European Union có nghĩa là liên minh Châu Âu, là liên minh kinh tế – chính trị bao gồm 28 quốc gia thành viên thuộc châu Âu. Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Với hơn 500 triệu dân, Liên minh châu Âu chiếm khoảng 22%. Đây được xem là tổ chức thương mại quốc tế lớn nhất và có quyền lực nhất trên thế giới. EU gồm các thành viên có nền kinh tế hùng mạnh như Đức, Anh, Pháp, Tây Ba Nha…
Ban đầu, Liên minh châu Âu bao gồm 6 quốc gia thành viên gồm: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Năm 1973, tăng lên thành 9 quốc gia thành viên. Năm 1981, tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm 1995, tăng lên thành 15. Năm 2004, tăng lên thành 25. Năm 2007, tăng lên thành 27. Từ 1 tháng 7 năm 2013, EU có 28 thành viên.
Danh sách các thành viên EU gồm:
Bỉ, Đức, Hà Lan, Luxembourg, Pháp, Ý, Đan Mạch , Ireland, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Áo, Phần Lan, Thụy Điển, Ba Lan, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Séc, Síp, Slovakia, Slovenia, Bulgaria, Romania, Croatia.
Trong đó nước Anh là thành viên trên danh nghĩa của UE vì trong năm 2017 nước này đã tổ chức trưng cầu ý dân và bỏ phiếu. Kết quả cuối cùng là người Anh quyết định rời khỏi liên minh Châu Âu.
Một trong những nước cũng đang có ý định rời khỏi liên minh này là Đan Mạch. Họ đang chuẩn bị cuộc trưng cầu ý dân vào năm nay, nhiều chuyên gia nhận định rằng Đan Mạch sẽ tiếp bước Anh để rời khỏi tổ chức này.Tuy được hình thành và phát triển từ lâu, có nhiều mối quan hệ và ràng buộc chặc chẽ những ngày nay EU đã bộc lỗ những nhược điểm vì không có sự thống nhất ý kiến về nhiều vấn đề lớn như vấn đề người nhập cư, sự chênh lệch giàu nghèo giữa các thành viên.
EU tiếng Anh là European Union.
The European Union (EU) is a political and economic union of 27 member states that are located primarily in Europe. Its members have a combined area of 4,233,255.3 km2 (1,634,469.0 sq mi) and an estimated total population of about 447 million. The EU has developed an internal single market through a standardised system of laws that apply in all member states in those matters, and only those matters, where members have agreed to act as one. EU policies aim to ensure the free movement of people, goods, services and capital within the internal market; enact legislation in justice and home affairs; and maintain common policies on trade, agriculture, fisheries and regional development. Passport controls have been abolished for travel within the Schengen Area. A monetary union was established in 1999, coming into full force in 2002, and is composed of 19 EU member states which use the euro currency. The EU has often been described as a sui generis political entity (without precedent or comparison).
2. Những đặc điểm chính trị, tài chính của EU:
Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên. Có nghĩa là nếu bạn là công dân của một nước thuộc thành viên EU thì bạn có thể di chuyển hay cư trú ở bất kỳ quốc gia nào. Không cần những loại giấy tờ thông quan như thẻ Visa, thẻ cư trú…Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này. Có nghĩa là nếu một quốc gia bị đe dọa chiến tranh thì các quốc gia khác phải có trách nhiệm hỗ trơ và giúp sức cho thành viên đó.
Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú. Nghị viện Châu Âu là tổ chức đứng đầu và quản lý bộ máy của EU. Tất cả công dân thuộc EU đều có quyền lựa chọn và bầu cử những vị trí mình mong muốn.Tất cả thành viên trong liên mình Châu Âu đều sử dụng chung một loại tiền tệ là đồng Euro, chỉ có nước Anh là ngoại lệ sử dụng thêm đồng Bảng Anh. Bạn có thể sử dụng đồng Euro để mua, bán, trao đổi tất cả hàng hóa, dịch vụ trong khối.
Ngoài những ngân hàng các nước thành viên thì ngân hàng trung ương châu Âu (ESCB) là ngân hàng quản lý toàn bộ hoạt động tiền tệ của khối. Tuy vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn và bất ổn nhưng liên minh Châu Âu vẫn là tổ chức kinh tế hàng đầu thế giới vào thời điểm hiện tại.
3. Cơ cấu tổ chức của EU:
– EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc. Về cơ bản, EU có các định chế chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban châu Âu và Toà án châu Âu.
3.1. Hội đồng châu Âu (European Council):
– Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU gồm lãnh đạo 27 nước thành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch EC. Hội đồng đưa ra định hướng và ưu tiên chính trị cho cả khối, cùng với Nghị viện châu Âu thông qua các đạo luật của EU và ngân sách chung của Liên minh. Các quyết định của Hội đồng châu Âu chủ yếu được thông qua theo hình thức đồng thuận.
– Chủ tịch Hội đồng châu Âu (President of the European Council) có nhiệm kỳ 2,5 năm (tối đa 2 nhiệm kỳ).
3.2. Hội đồng Bộ trưởng:
(tên gọi sau Hiệp ước Lisbon của Council of the European Union hoặc Council of Ministers hoặc The Council)
– Hội đồng Bộ trưởng gồm đại diện (thường ở cấp Bộ trưởng) của các quốc gia thành viên là cơ quan đưa ra định hướng chính sách trong các lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị EC xây dựng các đạo luật chung.
– Ngoài Hội đồng Ngoại trưởng do Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh chung của EU làm Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng các Bộ trưởng khác do nước Chủ tịch luân phiên đảm nhiệm.
3.3. Nghị viện châu Âu (European Parliament – EP):
Nghị viện châu Âu có chức năng chính là cùng Hội đồng Bộ trưởng ban hành luật pháp; giám sát các cơ quan của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Ủy ban châu Âu. Nghị viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châu Âu; cùng Hội đồng Bộ trưởng có thẩm quyền đối với ngân sách, đối với việc chi tiêu của Liên minh. Từ năm 1979, các Nghị sĩ của Nghị viện EU được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm. Lần bầu cử mới đây vào tháng 6/2009. Trong Nghị viện các Nghị sĩ phân chia theo nhóm chính trị khác nhau mà không theo Quốc tịch.
3.4. Ủy ban châu Âu (European Commission – EC):
– Ủy ban châu Âu là cơ quan hành pháp của khối. EC hoạt động độc lập, có chức năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp dụng và giám sát việc triển khai các hiệp ước và điều luật của EU, sử dụng ngân sách chung để thực hiện các chính sách chung của cả khối theo quy định.
– Chủ tịch Ủy ban do Chính phủ các nước thành viên nhất trí đề cử. EC có 26 ủy viên và 01 Chủ tịch từ 27 nước thành viên, các ủy viên được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm.
4. Tình hình của EU hiện nay:
– EU là một thực thể chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. EU có 2/5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm G20.
– EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP năm 2011 đạt 17,57 nghìn tỷ USD; Thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32,900 USD/năm.
– Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do khủng hoảng kinh tế, năm 2010 FDI của EU trên toàn cầu chỉ đạt được 107 tỷ euro, so với 281 tỷ euro của năm 2009.
– EU cũng là nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới, Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế trong những năm qua, EU vẫn duy trì vai trò là nhà tài trợ lớn nhất thế giới với 53 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) dành cho các nước đang phát triển trong năm 2011, chiếm hơn 60% tổng viện trợ của thế giới.
5. Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu:
1990: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
1992: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định dệt may.
1995: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam – EC.
1996: Ủy ban châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam.
1997: Việt Nam tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN – EU.
2003: Việt Nam và EU chính thức tiến hành đối thoại nhân quyền.
2004: Hội nghị Cấp cao Việt Nam – EU lần thứ I tại Hà Nội.
2005: Việt Nam thông qua Đề án tổng thể và Chương trình hành động đến 2010 và định hướng tới 2015 về quan hệ Việt Nam – EU
2007: Tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA).
2008: Đàm phán Hiệp định PCA Việt Nam – EU
2010: Ký tắt Hiệp định PCA Việt Nam – EU.
Hai bên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 28-11-1990. Năm 1996, EU chính thức mở Phái đoàn Đại diện thường trực tại Hà Nội. Kể từ đó đến nay, quan hệ hai bên đã đi vào khuôn khổ, phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu. EU trở thành một trong các đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA)
Quan hệ Việt Nam – EU đã phát triển nhanh chóng cả về bề rộng lẫn chiều sâu đặt ra yêu cầu xây dựng một khuôn khổ hợp tác mới, phản ánh được mối quan hệ đối tác đang phát triển mạnh mẽ và xây dựng khuôn khổ pháp lý mới thay thế cho Hiệp định khung Việt Nam – EC năm 1995. Trên tinh thần đó, tháng 6/2008, Việt Nam và EU đã khởi động đàm phán Hiệp định PCA. Sau 9 vòng đàm phán (từ 6/2008 đến 10/2010), ngày 4/10/2010, Hiệp định PCA đã được ký tắt bên lề Hội nghị ASEM-8 tại Bỉ trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Barroso. PCA giữa Việt Nam và EU đánh dấu một mốc mới trong quan hệ hợp tác hai bên, thể hiện những bước phát triển to lớn, sâu rộng của quan hệ Việt Nam – EU trong 20 năm qua, đồng thời tạo cơ sở pháp lý đưa quan hệ hợp tác Việt Nam –EU bước sang một giai đoạn mới với phạm vi rộng lớn và mức độ hợp tác sâu sắc hơn. Hiện nay hai bên đang chuẩn bị để ký chính thức Hiệp định.
Chính trị
Lãnh đạo cấp cao hai bên luôn khẳng định coi trọng quan hệ song phương, mong muốn tăng cường hợp tác nhiều mặt tương xứng với tiềm năng và vị thế của hai bên, thường xuyên có các cuộc tiếp xúc và thăm viếng lẫn nhau, trong đó có nhiều chuyến thăm Cấp cao.
Cơ chế đối thoại, hợp tác
Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – EC (UBHH) (theo Hiệp định khung 1995): Cơ cấu tổ chức UBHH bao gồm:
– Tổ công tác Việt Nam – EU về Thương mại và đầu tư.
– Tổ công tác Việt Nam – EU về Hợp tác phát triển.
– Tiểu ban Việt Nam – EC về xây dựng Thể chế, Cải cách Hành chính, Quản trị và Nhân quyền.
– Tiểu ban Việt Nam – EC về Khoa học và Công nghệ.
Hợp tác trong các diễn đàn đa phương và khu vực
Bên cạnh quan hệ song phương, Việt Nam và EU cũng hợp tác tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN – EU, ASEM và Liên hợp quốc trong nhiều vấn đề, trong đó có các vấn đề toàn cầu như môi trường, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, an ninh năng lượng, chống khủng bố…
Kinh tế
EU hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình 15-20% năm, Về đầu tư, hầu hết các nước thành viên và các tập đoàn lớn của EU đã đầu tư vào Việt Nam.
Thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU. Hiện EU là đối tác thương mại lớn thứ 3 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong giai đoạn 2000 – 2010, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng 4,3 lần từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 17,75 tỷ USD năm 2010 (và khoảng 24,29 tỷ USD năm 2011). EU là thị trường lớn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giày dép, may mặc, thủy sản, đồ gỗ, điện tử, hàng tiêu dùng. Việt Nam nhập từ EU chủ yếu là các loại máy móc thiết bị, tân dược, hóa chất, phương tiện vận tải.
Về đầu tư: Tính đến hết năm 2010, EU có 1544 dự án với tổng vốn đăng ký là 31,32 tỷ USD trong đó vốn thực hiện đạt 12,4 tỷ USD. Các dự án của EU được triển khai trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng của Việt Nam và EU có thế mạnh như công nghiệp, chế biến, khách sạn, nhà hàng, du lịch và tài chính ngân hàng, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tới hơn 50% số dự án và khoảng 59% tổng vốn đầu tư.
Hợp tác phát triển (ODA): Hiện EU là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam kết trong giai đoạn 1996-2010 là hơn 11 tỷ USD, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. EU cam kết khoảng 1,01 tỷ USD cho năm 2012, tương đương 13,24% tổng cam kết viện trợ nước ngoài. Tài trợ không hoàn lại chiếm 32,5% (khoảng 324,05 triệu USD).
Hợp tác chuyên ngành, EC và các nước thành viên EU cũng hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành thuộc các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam và EU có thế mạnh như: hỗ trợ thế chế, khoa học công nghệ, giáo dục, pháp luật, y tế, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, văn hóa và du lịch …