Ethanol là loại chất được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là y tế. Với khả năng kháng khuẩn rất mạnh mẽ, ethanol thông thường được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ sát khuẩn hay khử trùng trước khi tiêm hoặc được sử dụng trong hoạt động phẫu thuật. Vậy Etanol không phản ứng với chất nào sau đây?
Mục lục bài viết
1. Etanol không phản ứng với chất nào sau đây?
Etanol không phản ứng với chất nào sau đây?
A. CuO/to
B. Na
C. HCOOH
D. NaOH
Đáp án: Chọn đáp án D (NaOH). Vì:
C2H5OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑
C2H5OH + HCOOH ⇄ (H2SO4 đặc, to) HCOOC2H5 + H2O
C2H5OH + NaOH → không phản ứng.
Tóm lại, Etanol không phản ứng với kiềm nên Etanol không phản ứng với NaOH.
2. So sánh khả năng phản ứng của Etanol và Phenol khi tác dụng với NaOH:
Phương pháp giải:
-
Phenol có tính acid yếu, phenol phản ứng được với dung dịch base như NaOH;
-
Alcohol không phản ứng được với dung dịch base.
Như vậy, phenol tác dụng với NaOH còn Ethanol không phản ứng với NaOH.
Công thức hóa học của Phenol khi phản ứng với NaOH: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
3. Những thông tin cần biết về Etanol:
Nhắc đến Etanol, nhiều người sẽ nghĩ luôn đến các loại đồ uống có cồn, tuy nhiên Etanol lại là một thành phần vô cùng quan trọng sử dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế. Etanol chính là loại hợp chất hóa học thuộc nhóm Ancol với công thức hóa học phân tử là C2H5OH. Đây là loại chất lỏng không có màu, có mùi thơm nhẹ thoang thoảng và dễ cháy khi gặp nhiệt độ cao, tan tốt trong môi trường nước. Với khả năng diệt khuẩn tốt và khả năng hòa tan tốt trong nước, Etanol là chất được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y tế chủ yếu để sát khuẩn, khử khuẩn, khử trùng và ngăn ngừa nhiễm trùng. Trong lĩnh vực y dược, Etanol còn được xem là dung môi với chức năng bảo quản, duy trì độ ổn định của nhiều loại thuốc khác nhau.
Có thể nói, với khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ Etanol đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực y tế, cụ thể công dụng của Etanol bao gồm:
-
Etanol có công dụng sát khuẩn. Etanol có khả năng tiêu diệt nhiều các loại vi khuẩn gây bệnh, các loại vi rút và nấm mốc, vì thế Etanol thường được sử dụng để sát khuẩn tay chân, sát khuẩn vệ sinh các vết thương hở trên cơ thể người, hạn chế việc nhiễm trùng xảy ra;
-
Etanol được sử dụng là dung môi tiệt trùng dụng cụ y tế, trang thiết bị phẫu thuật, khử trùng trong phòng phẫu thuật;
-
Etanol được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ra các loại thuốc giảm đau, an thần và thuốc ngủ;
-
Etanol là dung môi trong các loại dược phẩm, nhiều loại thuốc cần có một loại dung môi để có thể hào tan tất cả các hoạt chất và Etanol được chọn xuất phát từ chính dễ bay hơi, không gây độc lại với liều lượng nhỏ;
-
Etanol được sử dụng để làm nước sát khuẩn họng và răng miệng;
-
Etanol được sử dụng qua đường uống hoặc được sử dụng qua đường tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch giúp điều trị ngộ độc. Vì bản chất Etanol có khả năng ngăn ngừa sự chuyển hóa các chất độc hại thành sản phẩm gây tổn thương nghiêm trọng đến cơ thể người, đặc biệt là thận và gan.
Qua trình sử dụng Etanol cũng cần lưu ý đến chỉ định và chống chỉ định. Cần phải tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ. Etanol có chỉ định như sau:
-
Sát khuẩn ngoài da: Sử dụng Etanol để làm sạch các vết thương hở, sát trùng trước khi tiêm hoặc trước khi thực hiện phẫu thuật;
-
Sát trùng dụng cụ y tế, thiết bị phẫu thuật;
-
Điều trị ngộ độc methanol hoặc ethylene glycol;
-
Dung môi trong dược phẩm;
-
Bảo quản dược phẩm.
Chống chỉ định của Etanol bao gồm:
-
Bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần ethanol;
-
Người bị co giật, hôn mê do đái tháo đường.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng trên thực tế, ethanol thông thường sẽ được khuyến nghị sử dụng với những liều dùng như sau:
-
Trong trường hợp sử dụng Etanol để nhằm mục đích ùng sát khuẩn vết thương, bôi ngoài da: Sẽ sử dụng Ethanol 70% khử trùng ngoài da. Làm sạch vùng da bị thương, sau đó bôi lượng nhỏ ethanol 70% lên da 1-3 lần/ ngày.
-
Trong trường hợp sử dụng Etanol để nhằm mục đích giải độc Methanol hoặc ethylene glycol: Có thể sử dụng ethanol ở dạng dung dịch truyền tĩnh mạch 5%, 10% hoặc dung dịch uống 20%. Liều lượng sử dụng Etanol còn phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh cũng như tùy thuộc vào tình trạng có nghiện rượu hay không. Ngoài ra, về vấn đề liều duy trì thì cần phải tùy thuộc vào thể trạng người bệnh cũng như tình trạng bệnh nhân. Cụ thể:
+ Người không uống rượu/ trẻ em: Sử dụng Etanol với hành lượng 80-83 mg/kg/giờ;
+ Người uống rượu vừa: Sử dụng Etanol với hành lượng 120-138 mg/kg/giờ;
+ Người nghiện rượu: Sử dụng Etanol với hành lượng 184-196 mg/kg/giờ.
- Trong trường hợp sử dụng Etanol với mục đích giảm đau mãn tính, đau dây thần kinh: Sử dụng ethanol khử nước 100%, liều dùng 0,2ml đến10ml. Tiêm vào rễ thần kinh hoặc hạch qua sự hướng dẫn bằng X-quang hoặc huỳnh quang để đảm bảo chính xác vị trí trước khi điều trị.
Tuy nhiên, sử dụng Etanol có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn như:
-
Sử dụng Etanol có thể gây ra một số ảnh hưởng liên quan đến thần kinh như nhức đầu, run rẩy, chóng mặt, mất chí nhớ thậm chí là hôn mê sâu. Người sử dụng Etanol hoàn toàn có thể rơi vào tình trạng mất khả năng phán đoán, ảo giác, cảm xúc bất thường không được ổn định, nói lắp, khó khăn trong quá trình nói chuyện trao đổi, mất điều hòa và rối loạn vận động;
-
Gây tác động xấu lên hệ tim mạnh trong đó bao gồm: Bệnh cơ tim, ảnh hưởng xấu đến trạng thái tinh thần và tâm lí, tụt huyết áp, đau thắt ngực và suy yếu hoạt động của tim;
-
Sử dụng Etanol có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn và nôn mửa;
-
Sử dụng Etanol có thể gây ra triệu chứng trầm cảm, giảm đường trong máu hoặc dẫn đến tình trạng giảm đường huyết, suy giảm thị lực hoặc rung/giật nhãn cầu (mắt).
Vì vậy trong quá trình sử dụng ethanol cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể như sau:
-
Phụ nữ mang thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng Etanol để bôi ngoài da. Ngoài ra phụ nữ uống ethanol trong thời kỳ mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi và nguy hiểm cho người mẹ, đặc biệt các dị tật bẩm sinh;
-
Đối với trẻ em, quá trình sử dụng ethanol có thể gây kích ứng da và tổn thương nếu sử dụng không đúng cách, đặc biệt trên gây kích ứng da hoặc các vùng nhạy cảm của trẻ nhỏ. Vì vậy gia đình, cha mẹ nên tránh bôi ethanol trực tiếp trên da trẻ nếu không có hướng dẫn từ bác sĩ/chuyên gia y tế;
-
Đối với những người bị xơ gan hoặc suy giảm chức năng gan, quá trình sử dụng ethanol có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm, do gan không thể chuyển hóa hiệu quả. Do đó, người bệnh gan nên hạn chế sử dụng các sản phẩm liên quan đến ethanol.
Cách xử lý khi dùng ethanol quá liều hoặc thiếu liều:
-
Quên liều/thiếu liều: Nếu trong quá trình sử dụng mà quên sử dụng các sản phẩm chứa ethanol, người dùng không nên tự ý bù liều. Thay vào đó, hãy tiếp tục sử dụng đúng theo liều lượng đã được chỉ định ở lần tiếp theo;
-
Quá liều: Trong trường hợp sử dụng quá liều ethanol thì cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất. Quá liều ethanol trên thực tế hoàn toàn có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng như mất tỉnh táo, hôn mê… hoặc thậm chí là gây ra tình trạng suy giảm chức năng thần kinh. Vậy nên nếu quá liều không nên tự xử lý, cần có sự giám sát y tế.
Như vậy, etanol là loại chất đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực y tế, chất này được sử dụng với nhiều mục đích từ khử trùng, bảo quản đến sản xuất và sử dụng các sản phẩm dược phẩm. Etanol là một chất không thể thiếu trong nhiều ứng dụng y học và chăm sóc sức khỏe.
THAM KHẢO THÊM: