Ép buộc trẻ em uống rượu có phạm tội không? Ép trẻ em uống rượu, gây ngộ độ rượu chết người thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Ép buộc trẻ em uống rượu có phạm tội không? Ép trẻ em uống rượu, gây ngộ độ rượu chết người thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Ông A (40 tuổi là người dân tộc) cha của cháu H (11 tuổi) đã mua rượu về uống, vì không có ai uống cùng nên ông A ép cháu H cùng uống với mình khoảng 12 chén, cháu H mệt nên được ông A đưa vào giường nằm nghỉ. Một lát sau cháu H sủi bọt mép, ông A và người thân vội đưa cháu H ra trạm xá gần nhà cấp cứu và sau đó chuyển lên bệnh viện, trên đường đi H đã không qua khỏi. Theo kết quả giám định pháp y thì cháu H chết do ngộ độc rượu. Hãy phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm phạm tội?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Về mặt lý luận, cấu thành tội phạm gồm 4 yếu tố sau:
1) Chủ thể của tội phạm: Là người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định (ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể còn có một số dấu hiệu bổ sung đặc biệt do quy phạm pháp luật hình sự tương ứng quy định).
2) Khách thể của tội phạm: Là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm nhưng bị tội phạm xâm hại đến và gây nên (hoặc có thể gây nên) thiệt hại đáng kể nhất định.
3) Mặt chủ quan của tội phạm: Là mặt bên trong của sự xâm hại nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự lỗi, tức là thái độ tâm lí của chủ thể được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó (lỗi).
4) Mặt khách quan của tội phạm: Là mặt bên ngoài của sự xâm hại nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự, tức là sự thể hiện cách xử sự có tính chất tội phạm trong thực tế khách quan.
Cụ thể trong trường hợp của bạn, các yếu tố cấu thành tội phạm như sau:
Thứ nhất, về mặt chủ thể: Ông H là chủ thể có lỗi trong việc thực hiện hành vi ép cháu H uống rượu, ông H có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 1999
"Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự".
Thứ hai, về mặt khách thể của tội phạm: hành vi của ông A xâm hại đến tính mạng của cháu H (tính mạng cháu H là quan hệ nhân thân được pháp luật bảo vệ).
Bộ luật hình sự 1999 quy định:
"Điều 98. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm."
Thứ ba, về mặt chủ quan: Ông A có lỗi vô ý do cẩu thả vì ông H không thấy trước hành vi của mình có thể gây hại cho cháu H mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568
Quy định của Bộ luật hình sự 1999:
"Điều 9. Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Điều 10. Vô ý phạm tội
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó."
Thứ tư, về mặt khách quan của tội phạm: là hành vi ép buộc cháu H uống rượu