Vợ chồng hợp pháp được pháp luật trao quyền và nghĩa vụ đối với kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Vậy hành vi ép buộc con dâu ngừng biện pháp tránh thai có bị xử phạt?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẹ chồng có được can thiệp vào quyết định sinh con của con trai và con dâu không?
- 2 2. Ép buộc con dâu ngừng biện pháp tránh thai có bị xử phạt không?
- 3 3. Con dâu có thể nhờ sự hỗ trợ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp mẹ chồng ép buộc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai không?
1. Mẹ chồng có được can thiệp vào quyết định sinh con của con trai và con dâu không?
Cá nhân sau khi đăng ký kết hôn, trở thành hợp vợ chồng hợp pháp thì có quyền và nghĩa vụ đối với việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình chăm sóc sức khỏe sinh sản. Căn cứ theo Điều 10 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2013 Pháp lệnh dân số thì mỗi cặp vợ chồng có quyền quyết định về thời gian vào khoảng cách sinh con đối với gia đình của mình;
– Được lựa chọn số lượng người con được sinh ra đó là một con hoặc hai con trừ trường hợp đặc biệt được Chính phủ quy định;
– Liên quan đến lĩnh vực về sức khỏe sinh sản thì được áp dụng các biện pháp để bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/ AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến vấn đề này;
Đồng thời, tại Điều 9 của Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định về các hành vi bệnh nghiêm cấm cản trở cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình cụ thể như sau:
+ Pháp luật nghiêm cấm các hành vi cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình như sử dụng lời nói hoặc hành động đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các cá nhân khác thậm chí có thể xâm phạm đến thân thể của người sử dụng biện pháp tránh thai người sinh toàn con gái hoặc toàn con trai;
+ Cá nhân có hành động ép buộc, áp đặt sử dụng biện pháp tránh thai mang thai hoặc bắt buộc sinh sớm, sinh dày, sinh nhiều con, lựa chọn giới tính của thai nhi đó là sinh con trai, hoặc sinh con gái;
+ Trong Nghị định này cũng nêu rõ hành vi gây khó khăn cho người tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai đó là hành vi nghiêm cấm và đang vi phạm quy định.
Với các nội dung nêu trên thì mỗi cặp vợ chồng được trao quyền quyết định thời gian khoảng cách sinh con, cũng như số lượng người con trong gia đình theo đúng quy định; còn đối với hành vi ép buộc, áp đặt sử dụng biện pháp tránh thai hoặc mang thai là hành vi trái với quy định của pháp luật và trên thực tế thì mẹ chồng cũng không có quyền được can thiệp vào quyết định sinh con của con trai và con dâu trong cuộc sống hôn nhân của họ.
2. Ép buộc con dâu ngừng biện pháp tránh thai có bị xử phạt không?
Như đã biết, mẹ chồng không có thẩm quyền trong việc áp đặt ép buộc con dâu phải sinh con trong khoảng thời gian mà người mẹ chồng định đoạt chính vì vậy nếu có hành vi ép buộc người con dâu có thể sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 101 sửa đổi bổ sung về Nghị định 124/2021/NĐ-CP;
Theo đó, cá nhân nào có hành vi vi phạm quy định về cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình có thể sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng hoặc cảnh cáo đối với một trong các hành vi như:
+ Cố tình không cung cấp các phương tiện tránh thai miễn phí cho người thuộc diện được cấp theo đúng quy định của pháp luật và những người này đã đăng ký sử dụng biện pháp tránh thai miễn phí nhưng không được hỗ trợ;
+ Vì áp đặt cá nhân khác phải thực hiện theo ý muốn của mình về việc sử dụng biện pháp tránh thai hoặc sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái mà có lời nói hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm đến những cá nhân này;
– Ép buộc người khác phải sử dụng biện pháp tránh thai;
– Mức phạt tiền sẽ tăng cao từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng nếu có một trong các hành vi dưới đây:
+ Để ép buộc người khác không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai trái ý muốn của họ mà cá nhân khác sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để ép buộc người này thực hiện theo ý muốn của mình;
+ Có hành động đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác tiến hành mang thai và phải sinh thêm con khi họ đã sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái;
– Trường hợp dùng vũ lực để ép buộc người khác phải sử dụng biện pháp tránh thai sẽ bị áp dụng phạt tiền từ 5 triệu đến 7 triệu nếu có phát hiện hành vi vi phạm;
– Trong điều khoản này cũng quy định đầy đủ các hành vi sẽ áp dụng mức phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng như:
+ Hành động tự ý thực hiện việc đặt dụng cụ tử cung, tiêm thuốc tránh thai, cấy thuốc tránh thai nhưng không nhận được sự đồng ý từ người sử dụng;
+ Để ép buộc người khác không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai mà bất kỳ cá nhân nào sử dụng vũ lực để buộc người khác thực hiện hành vi trái ý muốn của họ;
+ Để ép buộc người khác phải mang thai mà có sử dụng vũ lực yêu cầu bắt buộc người này phải sinh thêm con khi họ đã sinh ta con trai hoặc sinh toàn con gái;
– Mức phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với hành vi thực hiện kỹ thuật triệt sản nhưng không nhận được sự đồng tính của người bị triệt sản; đối với hành vi vi phạm liên quan đến cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình trong một số trường hợp có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh với thời gian bị tước bỏ quyền này đó là từ một tháng đến 3 tháng; Biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc tháo dụng cụ tử cung, thuốc cấy tránh thai đối với hành vi vi phạm.
Căn cứ vào từng hành vi vi phạm cụ thể sẽ có mức xử phạt khác nhau còn trong trường hợp người mẹ chồng ép buộc con dâu ngừng các biện pháp tránh thai có thể sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng còn trong trường hợp có sử dụng vũ lực để ép buộc người con dâu của mình không được sử dụng biện pháp tránh thai thì sẽ bị phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
3. Con dâu có thể nhờ sự hỗ trợ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp mẹ chồng ép buộc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai không?
Như đã biết, hành vi ép buộc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai là một trong những hành vi vi phạm quy định liên quan đến kế hoạch hóa gia đình và được coi là hành vi cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hóa gia đình. Theo đó, nếu cá nhân nào đang nằm trong tình trạng bị mẹ chồng hoặc bất kỳ một cá nhân nào gây áp lực về tinh thần hoặc sử dụng vũ lực để ép buộc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai trả ý muốn thì có thể trình bày vấn đề này đến cơ quan có thẩm quyền để có thể kịp thời tiếp nhận thông tin và xử lý một cách nhanh chóng.
– Căn cứ khoản 1 Điều 103 Nghị định 117/2020 sửa đổi bổ sung về Nghị định 124/2021/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được trao tặng quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm nhất định. Theo đó, cá nhân có thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến từ mức tối đa là 3 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về dân số, mức phạt tiền tối đa sẽ đến 5 triệu đồng đối hành vi vi phạm hành chính về kinh tế, dự phòng, phòng, chống HIV AIDS; liên quan đến bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và các trang thiết bị y tế;
– Cá nhân đang giữ chức danh là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính sau khi xác định được giá trị tăng và phương tiện vi phạm hành chính này không vượt quá 6 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về dân số; Còn trong trường hợp hành vi vi phạm về kinh tế, dự phòng, phòng chống, HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế thì giá trị sẽ không được vượt quá 10 triệu đồng;
– Ngoài ra, cá nhân này có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020.
Như vậy, hành vi ép buộc con dâu ngừng sử dụng biện pháp tránh thai để sinh con có thể sẽ bị xử phạt hành chính với mức tiền cao nhất là năm triệu đồng hoặc có sử dụng vũ lực làm mức phạt tối đa 10 triệu đồng nên đối chiếu với quy định nêu trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ không có quyền xử phạt hành vi vi phạm của người mẹ chồng.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2013 Pháp lệnh dân số;
– Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Nghị định số 104/2003/NĐ-CP của Chính phủ: Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số.