Câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con" với hàm ý nhắn nhủ về đạo làm con của mỗi con người. Đã là phận làm con thì phải biết ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Sau đây là bài viết về ý nghĩa câu thơ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Câu thơ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con được hiểu như thế nào:
Chữ Hiếu đã tồn tại trong văn hóa Á Đông từ ngàn đời nay. Nhưng để định nghĩa sát chữ hiếu thì lại tùy thuộc vào văn hóa, tôn giáo, điều kiện lịch sử.
Hiếu là một khái niệm được hiểu khá rộng từ phạm vi gia đình đến xã hội quốc gia. Theo định nghĩa từ các từ điển, hiếu có nghĩa là hết lòng thờ cha mẹ. Hiếu là đạo lý phụng thờ cha mẹ, là lễ nghi cư tang. Hiếu là lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ. Dựa vào thái độ và hành vi, hiếu được hiểu qua các khía cạnh khác nhau như hiếu kính, hiếu thuận, hiếu dưỡng, hiếu nghĩa, hiếu hạnh, hiếu tâm,… và cuối cùng là đạo hiếu. Nói một cách tổng quát, đối với người Việt Nam, hiếu được biểu hiện qua hành động như kính yêu cha mẹ, chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, thăm viếng, vâng lời cha mẹ,… và thờ cúng tổ tiên.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, chữ hiếu được hiểu rộng hơn và trở thành một chuẩn mực, khởi nguồn cho chuẩn mực đạo đức, ứng xử xã hội. Khi một người nào đó làm một việc gì đó sai trái, chưa xét đến góc độ pháp luật, chúng ta thường nghe câu cửa miệng là “kẻ bất hiếu” tức không có hiếu. Vậy khi nào “kẻ bất hiếu” lại là một phạm trù, quan niệm rộng hơn.
Câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” với hàm ý nhắn nhủ về đạo làm con của mỗi con người. Phàm đã là phận làm con thì phải biết ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Lớn lên phải biết hiếu kính phụng dưỡng cha mẹ, đó mới là làm tròn bổn phận của người con.
2. Cách hiểu câu thơ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con hay nhất:
Ca dao, tục ngữ có rất nhiều câu ca dao nói về truyền thống đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong đó có một câu ca dao nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ:
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Chữ hiếu ở đây không chỉ là sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ mà còn là cách cư xử sao cho đúng với giá trị đạo đức của một người con. Hiếu là biểu hiện của lòng biết ơn và sự đền đáp công ơn của chúng ta. Dù có đi đâu, ở vào hoàn cảnh nào cũng phải luôn nhớ về cha mẹ.
Con người ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ có cha mẹ. Không có cha mẹ sẽ không có chúng ta. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã phải chịu ơn mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Ta lớn lên là nhờ có dòng sữa ngọt ngào của mẹ, cha mẹ đã lao động chăm chỉ từng ngày để lo cho con. Ngay từ những bước đi đầu tiên, mới chập chững vào đời, ta đã có cha mẹ dìu dắt. Cha mẹ đã hi sinh cả cuộc đời mình cho con cái. Chính vì vậy, để ghi nhớ, đền đáp công lao to lớn đó, ta luôn luôn phải hiếu thảo và vâng lời cha mẹ. Khi ở gần cha mẹ, ta phải làm cho cha mẹ vui lòng để bù đắp lại những ngày tháng vất vả mà cha mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ ta. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, người con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện sự thuỷ chung không thay đổi.
Câu ca dao này tuy ngắn gọn nhưng súc tích, đã giúp chúng ta phần nào thấy được trách nhiệm của mình đối với cha mẹ, đồng thời câu ca dao cũng khuyên ta rằng sống ở đời phải luôn ghi nhớ và đền đáp công ơn của cha mẹ. Ông cha ta dạy kẻ làm con phải thờ mẹ kính cha, phải giữ tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, lẽ sống của con người. Công lao trời biển của cha mẹ không thể kể hết bằng lời. Trong những dòng ca dao trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí này cần được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn
Ở nước ta, pháp luật thường có các quy định về việc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, chăm sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta, uống nước nhớ nguồn. Chúng ta đều được cha mẹ sinh ra, nuôi nấng, hãy sống cho xứng đáng cho sự hy sinh cao cả của cha mẹ. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có rất nhiều trường hợp con cái khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, phát triển mà trước hết phải từ gia đình sống có hiếu thuận, có đạo đức.
Câu ca dao trên sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc đã nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho bài ca dao sống mãi với chúng ta bao đời nay.
3. Cách hiểu câu thơ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con siêu hay:
Câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” nói về đạo làm con cho mỗi người. Chữ Hiếu là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh, siêu thoát.
Câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ,…
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là “Ngày của Mẹ”. Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Khi nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao về đạo làm con để giáo dục con cái phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Lớn lên khi ý thức được công ơn sanh thành dưỡng dục khó nhọc của mẹ cha thì phải ghi lòng tạc dạ ơn nghĩa cao dày của đấng sinh thành
Ca dao Việt Nam vốn đã vô cùng phong phú, lại càng phong phú hơn khi đã dùng phương tiện của những câu hò, điệu hát dân gian truyền khẩu để nói lên tấm lòng hiếu thảo của những người con và đề cao công lao trời biển của mẹ cha bao la của tình thương để dành tất cả cuộc đời mình cho cuộc sống và niềm vui của những đứa con.
THAM KHẢO THÊM: