Quy định của pháp luật về rút đơn khởi kiện trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015? Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước phiên tòa phúc thẩm? Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm? Hậu quả pháp lý của rút đơn khởi kiện? Nội dung khởi kiện lại? Quyền của bị đơn đối với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn tại phiên tòa phúc thẩm?
Đơn khởi kiện là những văn bản, trong đó, đương sự đưa ra yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền hoặc lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Trong hoạt động của tố tụng dân sự, đơn khởi kiện là một cách thức để đương sự yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình. Việc rút yêu cẩu khởi kiện được quy định cụ thể trong
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định của pháp luật về rút đơn khởi kiện trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 :
Theo Điều 299 BLTTDS năm 2015 quy định: Nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm có nội dung như sau:
“1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tùy từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;
b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật”
Như vậy, trong giai đoạn trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm thì khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện, Hội đồng xét xử phải hỏi bị đơn và khi bị đơn đồng ý thì Hội đồng xét xử ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án (điểm b, khoản 1 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Trong trường hợp này, tại khoản 2 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau “nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án” (theo thủ tục chung do Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định).Tuy nhiên, trong thực tế đã có nhiều trường hợp do không biết pháp luật nên đã rút đơn khởi kiện và sau đó các nguyên đơn mất luôn quyền khởi kiện của mình.
Hiện nay, thực tiễn xét xử các vụ án tố tụng dân sự, nếu bị đơn vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử sẽ coi như cố tình từ bỏ quyền lợi của mình và xem xét trong vụ án có ảnh hưởng đến quyền lợi của bị đơn hay các đương sự khác hay không, nếu như xét thấy không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của bị đơn hay của người liên quan khác thì Hội đồng xét xử chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn và sẽ ra Quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Điều 299
2. Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước phiên tòa phúc thẩm:
– Sau khi có bản án sơ thẩm của
Bản án sơ thẩm được coi là không bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực pháp luật.
– Nếu bị đơn đồng ý thì Tòa án cấp sơ thẩm gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị cùng văn bản rút đơn kiện cho Tòa án cấp phúc thẩm.
Tòa án cấp phúc thẩm mở phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
3. Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm:
– Nếu bị đơn không đồng ý thì yêu cầu rút đơn khởi kiện của nguyên đơn không được chấp nhận.
Khi đó, Tòa án cấp phúc thẩm tiếp tục tiến hành giải quyết vụ án dân sự.
– Nếu bị đơn đồng ý thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án.
Như vậy, có thể thấy việc nguyên đơn rút đơn khởi kiện đều dựa theo ý muốn đồng ý hay không đồng ý của bị đơn đối với việc nguyên đơn rút đơn khởi kiện để tiếp tục tiến hành xét xử hay đình chỉ vụ án dân sự.
4. Hậu quả pháp lý của rút đơn khởi kiện:
Theo Điều 191
– Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.
– Tiến hành thụ lý vụ án.
– Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền hoặc thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án khác.
– Trả lại đơn khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Đối với trường hợp đơn khởi kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án, Tòa án thụ lý đơn khởi kiện đó nhưng sau khi thụ lý, nguyên đơn rút toàn bộ đơn khởi kiện thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án dân sự theo quy định tại Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự, sau đó xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, kèm theo tài liệu, chứng cứ cho đương sự nếu có yêu cầu đồng thời Tòa án sẽ chụp sao lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Tùy theo từng giai đoạn mà Tòa án có thể ra những quyết định phù hợp khi rút đơn khởi kiện, cụ thể như sau:
– Khi chưa thụ lý thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện.
– Sau khi thụ lý rồi thì Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án.
– Khi vụ án đang được xét xử sơ thẩm, nếu rút một phần hay toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Tòa án đình chỉ một phần hay toàn bộ yêu cầu của đương sự.
– Đối với gi ai đoạn xét xử phúc thẩm thì Tòa án hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
5. Nội dung khởi kiện lại:
Theo Khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nội dung như sau:
“3. Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
b) Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
c) Đã có đủ điều kiện khởi kiện;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, không phải mọi trường hợp khi đã rút đơn khởi kiện, Tòa án đình chỉ vụ án cũng được khởi kiện trở lại mà chỉ có một số nội dung được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì đương sự mới có quyền khởi kiện trở lại.
Theo Khoản 1, Điều 7 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán
“Người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.”
Như vậy, việc đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện trở lại ngoài những nội dung quy định tại khoản 3 Điều 192, còn có nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, đó là “người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện”.
Do đó, khi căn cứ vào quy định này thì trường hợp nguyên đơn rút một phần yêu cầu và phần rút này bị đình chỉ thì không được kiện trở lại. Đây chính là điểm gây nhiều tranh cãi trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 dẫn đến sự thiếu thống nhất và khó áp dụng trong thực tế, gây thiệt hại quyền và lợi ích chính đáng của đương sự.
6. Quyền của bị đơn đối với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn tại phiên tòa phúc thẩm:
Theo quy định của pháp luật, bị đơn chỉ có quyền can thiệp vào việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn khi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đã được giải quyết bằng bản án, quyết định trước đó. Nếu yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn mới được xét xử sơ thẩm lần đầu tiên thì bị đơn không được thực hiện quyền này. Như vậy, trong suốt quá trình tố tụng, không phải bất cứ giai đoạn nào bị đơn cũng có quyền can thiệp vào việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn, mà việc can thiệp của bị đơn chỉ giới hạn trong những giai đoạn tố tụng nhất định. Quy định này của bộ luật tố tụng dân sự đã đảm bảo nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự và nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự từ đó giúp bảo vệ tốt quyền lợi cho các bên. Một đương sự chỉ có quyền đưa ra ý kiến với quyền định đoạt yêu cầu của đương sự khác khi sự định đoạt yêu cầu đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của mình.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, bị đơn có quyền đồng ý hoặc không đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn trong hai giai đoạn tố tụng: giai đoạn xét xử phúc thẩm và giai đoạn xét xử sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm.
Đối với giai đoạn xét xử phúc thẩm, theo khoản 1 Điều 299 BLTTDS 2015, quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn trong trường hợp này được thực hiện trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, cụ thể là trước phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm. Giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án dân sự bắt đầu khi Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý đơn kháng cáo hoặc đơn kháng nghị của các chủ thể có thẩm quyền. Có thể hiểu là, về nguyên tắc, phải có kháng cáo hoặc kháng nghị của chủ thể có thẩm quyền và Tòa án đã thụ lý kháng cáo, kháng nghị đó thì mới có thể phát sinh giai đoạn xét xử phúc thẩm.
Ngoài ra, theo
Ta nhận thấy, hướng giải quyết của Nghị quyết 06 cũng giúp giảm bớt những thủ tục tố tụng, tiết kiệm thời gian cho Tòa án cũng như các đương sự. Vì vậy, các văn bản hướng dẫn Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng cần kế thừa quy định này trong Nghị quyết 06 để việc giải quyết vụ án trên thực tế được thống nhất và đạt hiệu quả cao.