Hiên nay, các hoạt động kinh doanh của nước ta vẫn chủ yếu là kinh doanh đường phố. Tuy nhiên thì hoạt động kinh doanh đường phố vẫn phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh quán ăn đường phố. Vậy điều kiện kinh doanh quán ăn đường phố?
Mục lục bài viết
1. Đường phố là gì?
Đường phố là một con đường công cộng trong một môi trường được xây dựng. Đây là một lô đất công cộng gồm các tòa nhà liền kề trong bối cảnh đô thị, trên đó mọi người có thể tự do lắp ráp, tương tác và di chuyển. Đường phố có thể đơn giản như một bãi đất bằng phẳng, nhưng thường được lát bằng bề mặt cứng, bền như đường băng, bê tông, đá cuội hoặc gạch. Các phần cũng có thể được làm nhẵn bằng nhựa đường, nhúng đường ray, hoặc chuẩn bị cách khác để phù hợp với giao thông không dành cho người đi bộ.
Ban đầu, từ street chỉ đơn giản có nghĩa là một con đường trải nhựa. Từ đường phố đôi khi vẫn được sử dụng một cách không chính thức như một từ đồng nghĩa với đường, nhưng người dân thành phố và các nhà quy hoạch đô thị đã rút ra một điểm khác biệt quan trọng hiện đại: chức năng chính của đường là giao thông, trong khi đường phố tạo điều kiện cho công chúng tương tác.
Ví dụ về các đường phố bao gồm đường dành cho người đi bộ, đường hẻm và đường ở trung tâm thành phố quá đông đúc cho các phương tiện giao thông đường bộ đi qua. Ngược lại, đường cao tốc và đường ô tô là các loại đường, nhưng ít người gọi chúng là đường phố.
Từ đường phố có nguồn gốc từ địa tầng Latinh (có nghĩa là “đường trải nhựa” – viết tắt từ via strata); do đó nó liên quan đến địa tầng và sự phân tầng. Việc sử dụng từ stratæ đầu tiên được ghi lại để chỉ con đường đã được thực hiện bởi Eutropius. Stratos trong tiếng Hy Lạp cổ đại có nghĩa là quân đội: Người Hy Lạp ban đầu xây dựng những con đường để di chuyển quân đội của họ. Tiếng Anh cổ đã áp dụng từ này cho các con đường La Mã ở Anh như Phố Ermine, Phố Watling, v.v. Sau đó, nó có nghĩa biện chứng là “ngôi làng nằm rải rác”, thường được đặt trên bờ của những con đường La Mã và những khu định cư này thường được đặt tên là Stretton . Vào thời Trung cổ, một con đường là cách mọi người đi lại, với đường phố được áp dụng đặc biệt cho những con đường trải nhựa
2. Đường phố được biết đến với tên trong tiếng Anh là gì?
Đường phố được biết đến với tên trong tiếng Anh là: “Street”
Món ăn đường phố tiếng Anh là: Street Food
3. Điều kiện kinh doanh quán ăn đường phố?
Điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những điều kiện kinh doanh quán ăn đường phố. Theo đó, cơ sở phải đáp ứng các đủ các điều kiện dưới đây:
– Buộc phải đăng ký kinh doanh
Một trong những điều kinh doanh quán ăn đường phố mà cá nhân và tổ chức phải làm đó chính là đăng ký kinh doanh. Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh đường phố theo hai loại hình đó là: đăng ký kinh doanh theo mô hình kinh doanh và đăng ký kinh doanh theo một trong những loại hình doanh nghiệp
– Bảo đảm đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm
Một trong những điều kiện kinh doanh quán ăn đường phố hay kinh doanh quán ăn dưới hình thức khác thì cũng đều phải đáp ứng được các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi đó cơ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Nơi chế biến
Việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại nơi chế biến của quán ăn đường phố là rất cần thiết. Quy định về việc sử dụng nước để dùng, nấu, chế biến bảo đảm đúng quy chuẩn. Nguồn nước không bị ô nhiễm bảo đảm hàm lượng sắt không vượt quá 0,5 mg/l.
Việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm của quán ăn đường phố luôn được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy mà nơi chế biến của quán ăn đường phố phải tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm này.
Trong nơi chế biến của quán ăn đường phố phải có dụng cụ thu gom, chất thải bảo đảm vệ sinh, chứa đựng rác thải. Và nguồn nước tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia(QCVN) về chất lượng sinh hoạt số 02:20009/BYT. Không những thế những quán ăn đường phố cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
Nhà ăn phải thoáng, đủ ánh sáng, vệ sinh sạch sẽ. Có biện pháp phòng ngừa ngăn côn trùng và động vật có hại. Có thiết bị quản quản thực phẩm, rửa tay, nhà vệ sinh và thu gom rác thải mỗi ngày.
Bếp ăn phải được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và đã qua chế biến.
+ Cơ sở chế biến
Đối với những thực phẩm sống và thực phẩm chính thì cần phải có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho hai loại thực phẩm này để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó thì cũng cần phải bảo đảm an toàn vệ sinh đối với dụng cụ nấu nướng, chế biến. Tuân thủ mọi quy định về sức khỏe, kiến thức cũng như thực hành của người sản xuất trực tiếp, kinh doanh thực phẩm.
+ Chế biến và bảo quản thực phẩm
Quy trình chế biến và bảo quản của quán ăn đường phố cần bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo như quy định của pháp luật.
Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu phải làm rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn. Đồ ăn phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
Thực phẩm bày bán trong tủ kính hay để trong thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống bụi, mưa, nắng. Đồng thời chống được sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
– Người chế biến thức ăn trực tiếp
Người chế biến thức ăn trực tiếp phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Cũng như được chủ cơ sở xác nhận và không mắc những bệnh như thương hàn, viêm gan A,E, viêm da nhiễm trùng, tiêu chảy khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
4. Thủ tục mở quán ăn đường phố:
– Thủ tục thành lập doanh nghiệp (nếu lựa chọn mô hình doanh nghiệp)
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, bạn sẽ phải tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp trên thực tế như sau:
Bước 1: Chủ doanh nghiệp nộp hồ sơ bản mềm lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hoặc người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền cũng có thể thực hiện việc này. Thời gian nhận thông báo khoảng 3 ngày làm việc.
Bước 2: Nếu nhận được thông báo hợp lệ từ Bước 1, chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp lên Phòng đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Sau 1-2 ngày nộp bản giấy sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch đầu tư.
Bước 4: Đặt khắc con dấu doanh nghiệp và công bố mẫu con dấu.
–
Nếu quyết định thành lập cửa hàng kinh doanh buôn bán đồ gỗ gia công theo mô hình hộ kinh doanh. Trình tự
Bước 1:
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Hồ sơ bao gồm:
–
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 2:
Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận.
Bước 3:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh nếu có đủ các điều kiện sau đây:
– Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
– Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
– Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh phải thông báo rõ tới cá nhân, hộ gia đình người thành lập hộ kinh doanh về nội dung cần sửa đổi và bổ sung bằng văn bản đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện này nhận hồ sơ theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
– Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.