Đương nhiên xóa án tích có cần xin giấy chứng nhận xóa án tích. Hồ sơ xóa án tích gồm các giấy tờ gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Em muốn hỏi 1 vấn đề là em bị kết án 9 tháng về tội trộm cắp tài sản vào tháng 5 năm 2014. Và đã ra tù đến nay hơn 1 năm. Và em tìm hiểu thì em thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích sau 1 năm, nhưng em có 1 thắc mắc là bây giờ em không cần làm thủ tục xin cấp giấy xóa án tích được không, và khi đi chứng giấy sơ yếu lý lịch thì có bị ghi là có tiền án không? Và giờ trên giấy tờ em được công nhận là người dân bình thường chư. Em không làm đơn xin xóa án được không, có bắt buộc làm không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 64 “Bộ luật hình sự 2015” quy định đương nhiên được xóa án tích trong các trường hợp sau đây:
* Người được miễn hình phạt.
* Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
– Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
– Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
– Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
– Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.
Cách tính thời hạn để xoá án tíchtheo quy định tại Điều 67 “Bộ luật hình sự 2015” và được hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP như sau:
“Việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án.”
Theo quy định tại Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4 tháng 8 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của “Bộ luật hình sự năm 2015” thì:
* Thời hạn để xoá án tích được căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên, mà không căn cứ vào hình phạt bổ sung; thời hạn đó bắt đầu được tính kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án, chứ không phải bắt đầu được tính kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính.
* Được coi là chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết khác của bản án trong các trường hợp sau đây:
– Người bị kết án tự mình đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án;
– Người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, còn các quyết định về tài sản trong bản án hình sự đã có người nộp thay cho người bị kết án (người thân của người bị kết án đã bồi thường thay, đã nộp tiền án phí, tiền phạt… thay cho người bị kết án hoặc người cùng người bị kết án phải liên đới bồi thường đã bồi thường đủ toàn bộ theo quyết định của bản án);
Luật sư tư vấn pháp luật hình sư qua tổng đài:1900.6568
– Người bị xử phạt tù, nhưng được hưởng án treo đã chấp hành xong thời gian thử thách, trong trường hợp đã chấp hành xong hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án (nếu có).
Bạn bị Tòa án tuyên phạt tù 9 tháng về tội trộm cắp tài sản, như vậy trong thời hạn 03 năm sau khi bạn chấp hành xong bản án bạn không phạm tội mới thì đủ điều kiện đương nhiên xóa án tích theo quy định “Bộ luật hình sự 2015”.
Bạn thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích thì khi đủ điện bạn được coi như công dân bình thường, không có tiền án. Nói chung không bắt buộc phải làm đơn xóa án tích đối với trường hợp đương nhiên được xóa án tích nếu bạn không có nhu cầu đi ra nước ngoài hay đi làm việc. Tuy nhiên vẫn nên thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận xóa án tích để tiện cho việc ra nước ngoài, liên quan đến xét lý lịch chính trị của thân nhân,…
* Hồ sơ yêu cầu cấp giấy chứng nhận xóa án tích bao gồm:
– Đơn xin xóa án tích (theo mẫu).
– Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp
– Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khỏan bồi thường, án phí, tiền phạt;
– Giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (theo mẫu quy định của ngành Công an)
– Bản sao hộ khẩu;
– Bản sao chứng minh nhân dân.
* Thẩm quyền xét đơn xin xóa án tích:
– Người xin xóa án tích nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện).
– Người xin xóa án tích không phải nộp bất cứ khoản tiền lệ phí Tòa án nào (trừ trường hợp xin sao quyết định xóa án tích hoặc giấy chứng nhận xóa án tích).
Mục lục bài viết
1. Những trường hợp được đương nhiên xóa án tích
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho cháu hỏi cháu bị kết án phạt tù 3 năm do đánh người. Cháu đã chấp hành hình phạt tù xong rồi cháu có được xóa án tích không ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Điều 63, Bộ luật hình sự ta thấy xoá án tích người được xoá án tích coi như chưa bị kết án và được Toà án cấp giấy chứng nhận.
Tại Điều 64, Bộ luật hình sự ghi nhận các trường hợp đương nhiên được xóa án tích cụ thể như sau:
“Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:
1. Người được miễn hình phạt.
2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm”.
Theo bạn nói bạn bị phạt tù do gây tổn hại sức khỏe cho người khác bị phạt tù với mức phạt tù 3 năm , mà theo khoản 2, Điều 64 ghi nhận những trường hợp không thuộc những tội phạm quy định tại Chương XI và Chương XXIV, Bộ luật hình sự mà có hình phạt tù đến 3 năm thì sau khi thi hành án song trong 3 năm tiếp theo mà không phạm tội mới thì bạn hoàn toàn sẽ được xóa án tích đương nhiên.
2. Đương nhiên xóa án tích có cần phải làm hồ sơ xin xóa án tích?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi phạm tội trộm cắp tài sản và đã bị phạt tù 2 năm. Nhưng hiện nay đã qua 4 năm kể từ ngày tôi ra tù tôi không phạm tội mới nhưng muốn đi làm thì chủ sử dụng không nhận bởi lý do vì tôi đã có tiền án, tiền sự. Vậy, cho tôi hỏi trong thời gian 4 năm qua, tôi không phạm tội mới thì có được coi là xóa án tích đương nhiên hay phải làm hồ sơ xóa án tích? Nếu phải làm hồ sơ xóa án tích thì cần những giấy tờ gì?
Luật sư tư vấn:
Người được xóa án tích là người coi như chưa bị kết án và được Tòa án cấp giấy chứng nhận. Đây là chính sách nhân đạo của nhà nước để khuyến khích người phạm tội sau khi đã chấp hành các hình phạt nhà nước có thể quay trở lại làm việc, ổn định cuộc sống như người bình thường. Theo Điều 64 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung 2009
“Điều 64. Đương nhiên được xoá án tích
Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:
1. Người được miễn hình phạt.
2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.”
Như vậy, người nào mà bị hình phạt tù đến 3 năm thì sau khoảng thời gian là 3 năm sau khi chấp ành xong bản án thì được đương nhiên xóa án tích mà không phạm tội mới. Trường hợp của bạn, đã sau 4 năm từ khi chấp hành xong hình phạt tù 2 năm mà bạn không phạm tội nào mới khác thì trường hợp của bạn là đương nhiên được xóa án tích.
Lưu ý: Việc chấp hành xong bản án là bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án theo khoản 3 Điều 67 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung 2009.
Trường hợp của bạn là đương nhiên được xóa án tích, tuy nhiên, bạn cần liên hệ với Tòa án đã ra bản án của bạn để xin giấy chứng nhận xóa án tích. Trong hồ sơ gửi Tòa án cần có những giấy tờ sau:
– Đơn xin xóa án tích
– Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ án cấp;
– Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khỏan bồi thường, án phí, tiền phạt;
– Giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (theo mẫu quy định của ngành Công an),
– Bản sao hộ khẩu;
– Bản sao chứng minh nhân dân.
– Văn bản nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc (Trong trường hợp xoá án tích theo quyết định của Toà án hoặc xóa án tích trong trường hợp đặc biệt) .
Người xin xóa án tích có thể nộp trực tiếp đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc gửi qua đường bưu điện.
Như vậy, bạn cần chuân bị các giấy tờ để xin giấy chứng nhận xóa án tích.
3. Miễn chấp hành hình phạt tù có được đương nhiên xóa án tích?
Tóm tắt câu hỏi:
Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tháng 5/2015 tôi bị tòa án tỉnh Hà Nam tuyên phạt 12 tháng tù giam về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tôi đang được hoãn chấp hành án do đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Tháng 1/2017 tôi nhận quyết định của tòa án tỉnh Hà Nam về việc được miễn chấp hành hình phạt 12 tháng tù cho tôi. Việc miễn này do có sự thay đổi về chính sách áp dụng luật hình sự sửa đổi năm 2015. Vậy giờ tôi làm thủ tục xóa án tích có được không? Tôi có nằm trong trường hợp đương nhiên được xóa án tích như đối với người được miễn hình phạt hay không? Xin luật sư phân tích rõ cụ thể giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn ạ?
Luật sư tư vấn:
Điều 64 “Bộ luật hình sự 2015” quy định về các trường hợp đương nhiên được xoá án tích như sau:
Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:
1. Người được miễn hình phạt.
2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.
Luật sư
Bạn trao đổi, tháng 1/2017 bạn nhận được quyết định của
Khoản 4 Điều 67 “Bộ luật hình sự 2015” về cách tính thời hạn xóa án tích quy định: “Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.” Như vậy, dựa vào thông tin bạn cung cấp, trường hợp của bạn được xác định như sau:
– Bạn bị kết án về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ không phải là các tôi quy định tại Chương XI và Chương XXIV của “Bộ luật hình sự 2015”;
– Bạn bị kết án tù là 12 tháng thuộc trường hợp hình phạt là án tù đến ba năm (12 tháng tù là dưới 3 năm);
Theo đó, tính từ thời điểm có quyết định miến chấp hành hình phạt thì được coi là chấp hành xong hình phạt, và thời hạn để được xóa án tích đương nhiên của bạn là ba năm kể từ thời điểm chấp hành xong hình phạt từ tính từ tháng 1/2017.