Đường lối, quan điểm, của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội chi phối pháp luật bội chi ngân sách nhà nước.
Đường lối, quan điểm, của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chính sách tài khóa trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Ở nước ta, nguyên tắc Đảng lãnh đạo nhà nước là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Pháp luật là công cụ quản lý của nhà nước. Đảng đề ra đường lối, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Trên cơ sở đó nhà nước cụ thể hoá thành chính sách, pháp luật để đưa đường lối chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống. Pháp luật chính là sự cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng. Bởi vậy, pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước nói chung và pháp luật về bội chi ngân sách nhà nước nói riêng được xây dựng và tổ chức thực hiện trên cơ sở đường lối của Đảng, là sự cụ thể hoá đường lối, quan điểm của Đảng CSVN trong từng thời kỳ về chính sách phát triển kinh tế, tài chính ngân sách. Chẳng hạn, trong từng giai đoạn phát triển của kinh tế xã hội, Đảng có định ra đường lối, chính sách ngân sách theo hướng chính sách tài khoá cân bằng, chính sách tài khoá mở rộng hoặc chính sách tài khoá thắt chặt. Định hướng chiến lược này sẽ tác động chi phối trực tiếp đến các quy định của pháp luật về bội chi ngân sách nhà nước. Chẳng hạn:
– Nhà nước phải thực hiện chính sách tài khoá cân bằng có nghĩa là chính sách tài khoá mà theo đó, tổng chi tiêu của nhà nước cân bằng với các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu khác mà không phải vay nợ.
– Nhà nước phải thực hiện chính sách tài khoá mở rộng (hay còn gọi là chính sách tài khóa thâm hụt) là chính sách nhằm tăng cường chi tiêu của nhà nước so với nguồn thu bằng cách:
(i) gia tăng mức độ chi tiêu của nhà nước mà không tăng nguồn thu;
hoặc (ii) giảm nguồn thu từ thuế mà không giảm chi tiêu;
hoặc (iii) vừa gia tăng mức độ chi tiêu của nhà nước đồng thời giảm nguồn thu từ thuế. Chính sách tài khoá mở rộng có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm. Tuy nhiên, chính sách tài khoá mở rộng thường dẫn đến việc Chính phủ phải vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách.
Nếu như Đảng có chủ trường theo đuổi chính sách tài khoá thắt chặt (hay còn gọi là chính sách tài khóa thặng dư) là chính sách hạn chế chi tiêu của nhà nước so với nguồn thu bằng cách:
(i) chi tiêu của nhà nước ít đi nhưng không tăng thu; hoặc
(ii) không giảm chi tiêu nhưng tăng thu từ thuế;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
(iii) vừa giảm chi tiêu vừa tăng thu từ thuế. Chính sách tài khoá thắt chặt được áp dụng khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nhanh và thiếu bền vững hoặc khi nền kinh tế gặp tình trạng lạm phát cao. Việc này có thể làm thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách lớn lên so với trước đó.
Có thể nói chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội mà Đảng định ra trong từng thời kỳ nó sẽ thể hiện rõ quan điểm của Đảng là đang muốn theo đuổi chính sách tài khóa nào từ đó sẽ chi phối tác động đến pháp luật về ngân sách nhà nước nói chung và pháp luật về bộ chi ngân sách nhà nước nói riêng.