Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Bạn cần biết

Đường Dextrose là gì? Công dụng và độ an toàn thế nào?

  • 26/01/202326/01/2023
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    26/01/2023
    Bạn cần biết
    0

    Đường Dextrose là gì? Công dụng của đường của đường Dextrose? Độ an toàn của đường Dextrose? Bảo quản đường Dextrose? Tác dụng phụ có thể gặp sau khi sử dụng đường Dextrose?

      Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình ăn rất là nhiều nhưng cân nặng không tăng lên, bạn thất vọng vì mình đã cố gắng đi tập gym mà vẫn không có một thân hình cân đối, trả lời cho những câu hỏi này nằm ở chỗ bạn chưa có chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp có một thân hình hoàn hảo và sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về một loại chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe sau mỗi buổi tập thể hình và còn nhiều công dụng khác cho người hấp thụ đó là đường Dextrose.

      Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Đường Dextrose là gì?
      • 2 2. Công dụng của đường của đường Dextrose:
        • 2.1 2.1. Trong y dược:
        • 2.2 2.2. Trong thực phẩm:
        • 2.3 2.3. Công dụng khác của đường Dextrose: 
      • 3 3. Độ an toàn của đường Dextrose:
      • 4 4. Bảo quản đường Dextrose: 
      • 5 5. Tác dụng phụ có thể gặp sau khi sử dụng đường Dextrose: 

      1. Đường Dextrose là gì?

      Dextrose là tên gọi của một loại đường đơn giản được sản xuất từ nguyên liệu là làm từ ngô (bắp). Dextrose gần giống với fructose và nếu xét về mặt khoa học thì chúng giống với glucose (một loại đường có trong máu). Đường Dextrose  tồn tại dạng bột, màu trắng, dễ tan trong nước. Nó Nó có  vị ngọt dễ chịu và thanh không gắt như đường mía.

      Đường Dextrose thường được sử dụng trong các loại thực phẩm như chất tạo ngọt nhân tạo. Ngoài ra chúng còn được tìm thấy trong một số loại thực phẩm đóng hộp (chế biến sẵn) hoặc xi – rô ngô. Đặc biệt, được biết đường Dextrose còn được các nhà nghiên sử dụng cho mục đích của lĩnh vực y học như là thành phần của nhiều loại thuốc.

      Khi đó đường Dextrose sẽ được hòa tan trong các dung dịch mà các bác sĩ dùng để tiêm vào các mạch máu. Mục đích là để tăng hàm lượng đường huyết của bệnh nhân hoặc có thể sử dụng để kết hợp với một số loại thuốc khác.

      Ở một khía cạnh khác, vì đường Dextrose là một loại đường được tạo ra một cách đơn giản, cho nên cơ thể của chúng ta có thể chuyển đổi chúng một cách rất là đơn giản thành năng lượng để tiến hành sử dụng. Các loại đường đơn giản có tác dụng làm tăng đường huyết rất nhanh.

      Tuy nhiên, có một điều là chúng lại thiếu giá trị về chất dinh dưỡng, một số loại đường đơn có thể kể đến như: Dextrose,  fructose, galactose, glucose và chúng thường xuất hiện dưới dạng đường ăn, mật ong, mì ống hoặc bánh mì,…

      2. Công dụng của đường của đường Dextrose:

      Công dụng của Đường Dextrose đã được thể hiện khi đây là một thành phần đã được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sống của con người, đặc biệt là trong các sản phẩm về thực phẩm và y dược hay có thể mang lại nhiều công dụng đáng ngạc nhiên khác cụ thể như sau:

      2.1. Trong y dược:

      Dextrose là một loại đường sử dụng để cung cấp mực độ dịch cho cơ thể  con người trong trường hợp con người không uống đủ nước cần thiết hoặc khi cần được bổ sung dịch. Dextrose cũng được kê đơn cho các bệnh nhân bị hạ đường huyết hoặc mắc chứng suy nhược. Nó giúp tăng đường huyết, cung cấp dinh dưỡng nhanh chóng cho người bệnh.

      Các bệnh nhân suy nhược hay mắc chứng kém ăn có thể bổ sung Dextrose dưới dạng thuốc hoặc sử dụng dưới dạng tiêm tĩnh mạch như một dung dịch vô trùng. Nó còn dùng thay cho glycogen – đây là một loại đường giúp tích trữ năng lượng cho cơ thể. Các người tập thể hình thường thêm viên dextrose vào trong nước uống để cung cấp cho cơ thể sau mỗi một buổi tập mệt mỏi nhằm bổ sung lượng năng lượng cho các cơ hồi phục.

      Xem thêm: Thực phẩm là gì? Phân loại và công dụng các loại thực phẩm?

      2.2. Trong thực phẩm:

      Đường Dextrose có tác dụng dùng làm mềm các loại thực phẩm khô nhưng không làm mất đi bản chất của thực phẩm mà vẫn giữ nguyên hương vị vốn có của nó. Nó còn giữ hỗn hợp nước và đường mịn trong quá trình làm kem, giúp các hỗn hợp pha đường không bị hiện lên trên bề mặt những hạt đường khi để lâu ngày trong công việc làm bánh, kẹo, bột sữa, kem….

      Đường dextrose được sử dụng trong gelatin và các món tráng miệng đông lạnh được làm từ sữa. Việc sử dụng đường này để tạo vị ngọt thanh ở các sản phẩm bánh nướng, các loại đồ uống, kẹo cao su. Loại đường này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất nước giải khát, kem, hay bột sữa công thức trên thị trường…

      2.3. Công dụng khác của đường Dextrose: 

      Đường Dextrose còn có công dụng giúp cung cấp calo: Đây là một loại tinh bột là một loại thành phần dinh dưỡng trong các chế độ ăn thông thường. Vì vậy dung dịch chưa Dextrose sẽ cung cấp calo và có thể tiêm tĩnh mạch kết hợp với amino acids và fat. Phương pháp này được gọi là dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch toàn phần và nó được sử dụng để cung cấp dinh dưỡng cho những người không thể hấp thụ tinh bột.

      Đường Dextrose giúp tăng đường huyết: Đối với các dung dịch dextrose có nồng độ cao được sử dụng cho việc tiêm chích thì đòi hỏi người sử dụng phải là những người có trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực liên quan như đội ngũ y bác sĩ chứ không được sử dụng một cách bừa bãi. Các dung dịch này sẽ được áp dụng đối với những người có lượng đường trong máu rất thấp…và không thể nuốt dextrose dưới dạng thuốc, thức ăn hoặc nước. Nếu nồng độ kali trong máu của một người bệnh quá cao (bệnh hyperkalemia) thì bác sĩ sẽ tiến hành tiêm dung dịch dextrose 50% kèm theo insulin.

      Việc này thường được thực hiện tại các bệnh viện. Khi các tế bào “mở cửa” (nhờ tác dụng của insulin) để hấp thu lượng đường trong máu (glucose) thì chúng cũng sẽ hấp thu luôn lượng kali dư thừa. Từ đó, giúp hạ nồng độ kali trong máu của bệnh nhân. Tác dụng của dextrose trong hỗn hợp này là giúp ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết (hypoglycemic). Còn insulin sẽ giúp hạ nồng độ kali.

      Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc hypoglycemia (hạ đường huyết mãn tính) nên mang theo dextrose dạng gel hoặc dạng viên để đề phòng trường hợp lượng đường trong máu hạ xuống mức độ quá thấp.

      Dextrose dạng gel hoặc dạng thuốc tan rất nhanh và chúng sẽ giúp tăng nồng độ đường huyết một cách nhanh chóng. Nếu một người có lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL… và có các triệu chứng tụt đường huyết thì họ cần sử dụng dextrose. Một số triệu chứng tụt đường huyết có thể kể đến như mệt mỏi, không minh mẫn, đổ mồ hôi, tim đập nhanh.

      Dextrose điều trị mất nước: Ngoài việc điều trị (chống) hạ đường huyết, dextrose còn được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề khác như: Điều trị mất nước, cung cấp dinh dưỡng khi kết hợp với amino acids và một số chất khác.

      Xem thêm: Đường Maltodextrin là gì? Lợi ích và cách sử dụng hiệu quả

      Các bác sĩ có thể kết hợp dextrose với các loại chất lỏng khác để tạo thành dung dịch tiêm chích. Ví dụ, dextrose có thể kết hợp với dung dịch nước muối sinh lý để tạo thành dung dịch bù nước cho những người trong tình trạng bị mất nước cần bổ sung nhanh chóng.

      Bên cạnh đó, một số vấn đề sức khỏe có thể khiến bệnh nhân không thể ăn uống hoặc không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng. Điều này có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp…

      Tiêm tĩnh mạch bằng các dung dịch có chứa dextrose. Trong đó, họ có thể sử dụng phương pháp TPN (đã đề cập ở trên) hoặc PPN (partial parenteral nutrition / dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch một phần).

      3. Độ an toàn của đường Dextrose:

      Đường Dextrose thuộc các loại đường đơn giản nên phân hủy rất nhanh chóng để cung cấp năng lượng. Nếu ai đó tiêu thụ quá nhiều đường đơn giản, cơ thể sẽ lưu trữ thêm ở dạng chất béo. Có thể dẫn đến tình trạng tăng cân, mụn trứng cá và các vấn đề về da, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường và cả chứng suy nhược.

      Vì thế, để an toàn cần tuân thủ tuyệt đối các quy định liều lượng. Trong truyền dịch cần lưu ý về tốc độ, thời gian, số lượng và dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn. Cần kiểm soát lượng đường dextrose đưa vào cơ thể trong dược phẩm và thực phẩm khác nhau. Nếu sử dụng quá liều lượng có thể dẫn đến các tác dụng phụ như  buồn nôn, chứng thở dốc, tiêu chảy, nồng độ magiê và phốt pho trong máu thấp, đường huyết cao, mất khả năng nhận thức…

      Các đối tượng không được sử dụng: Người có đường huyết cao; người có triệu chứng sưng ở cánh tay, chân hoặc bàn chân; người đang ở trong tình trạng phù phổi; người có nồng độ kali thấp trong máu. Hãy thường xuyên theo dõi khi sử dụng đường dextrose, tránh lượng đường trong máu quá cao.

      Các triệu chứng khi lượng đường trong máu tăng cao như cơn khát tăng dần, hay quên, buồn nôn và ói mửa, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, đau bụng, khó thở,…Nếu bạn dị ứng ngô, tinh bột ngô, hãy cẩn thận các thực phẩm có chứa đường đơn giản. Hoặc hỏi ý kiến ​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe và bác sĩ trước khi sử dụng

      4. Bảo quản đường Dextrose: 

      Do đường dextrose được làm ra từ chất tinh bột nên khi không sử dụng đến cần phải bảo quản trong không gian mà ở đó nhiệt độ phòng, tránh độ ẩm và tránh ánh sáng chiếu vào đường dextrose; do đường dextrose không thể tiếp xúc với độ ẩm cho nên tuyệt đối không bảo quản đường dextrose trong phòng tắm nơi có mực độ ẩm cao; đồng thời không bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi. Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

      Xem thêm: Caffeine là gì? Cơ chế hoạt động và tác dụng với cơ thể?

      5. Tác dụng phụ có thể gặp sau khi sử dụng đường Dextrose: 

      Khi sử dụng đường Dextrose người sử dụng có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như: sưng, thở nhanh, khát nước, tiêu chảy, đường huyết cao,…không chỉ vậy đường dextrose cũng có thể gây tích dịch trong phổi. Vì vậy chúng khi sử dụng đường dextrose chúng ta cần phải hết sức lưu ý và thận trọng.

      Đồng thời cần hạn chế sử dụng đường dextrose nếu bạn là người dị ứng với loại đường này hay những người mắc căn bệnh về tiểu đường. Bởi lý do những người này sẽ không thể xử lý đường dextrose nhanh như những người bình thường. Ngoài ra dextrose cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng quá cao vì vậy khi sử dụng cần theo dõi thường xuyên để duy trì ở mức độ an toàn. Một số tình trạng của đường huyết cao như: Khát, mất nước, hay nhầm lẫn, buồn nôn mệt mỏi, đau bụng,…

        Xem thêm: Băng dính OPP là gì? Đặc điểm và ứng dụng trong đời sống?

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Thực phẩm


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Thực phẩm là gì? Phân loại và công dụng các loại thực phẩm?

        Thực phẩm là gì? Phân loại và công dụng các loại thực phẩm? Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe, bệnh tật?

        Gelatin là gì? Có phải là bột rau câu dẻo? Lợi ích bột Gelatin?

        Gelatin là gì? Bột Gelatin có phải là bột rau câu dẻo? Lợi ích của bột gelatin? Cách sử dụng Gelatin? Tác dụng phụ sau khi sử dụng gelatin?

        Đường Maltodextrin là gì? Lợi ích và cách sử dụng hiệu quả

        Đường Maltodextrin là gì? Lợi ích của đường Maltodextrin? Cách sử dụng Maltodextrin hiệu quả? Khi nào nên tránh sử dụng Maltodextrin? Chất thay thế Maltodextrin tốt cho sức khỏe hơn?

        Băng dính OPP là gì? Đặc điểm và ứng dụng trong đời sống?

        Băng dính OPP là gì? Đặc điểm và ứng dụng trong đời sống? Quy trình sản xuất màng OPP thường trải qua các bước như thế nào?

        Caffeine là gì? Cơ chế hoạt động và tác dụng với cơ thể?

        Caffeine là gì? Cơ chế hoạt động và tác dụng với cơ thể? Caffeine là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương (CNS) thuộc nhóm methylxanthine.

        Nghị định 67/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016

        Nghị định 67/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế.

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ