Chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều lần đến từ đường cao tốc nhưng để hiểu chính xác xem đường cao tốc là gì thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết hôm nay chúng mình sẽ giúp các bạn trả lời các câu hỏi: Đường cao tốc là gì? Các lưu ý khi đi trên đường cao tốc? Cùng theo dõi nhé.
Mục lục bài viết
1. Đường cao tốc là gì?
Đường cao tốc là đường dành riêng cho phương tiện cơ giới, được phân thành 2 chiều riêng biệt để các phương tiện lưu thông đi đúng làn mà không bị nhiễu với bất kỳ đường nào khác. Khi tham gia lưu thông trên đường cao tốc, các phương tiện đang di chuyển với tốc độ cao. Vì vậy, tuyến đường cao tốc cũng được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ như xây dựng hàng rào an toàn, cách ly giữa đường, đèn đường và bãi đỗ xe, qua đó đảm bảo an toàn giao thông. Lưu thông trên cao tốc sẽ được liền mạch, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình. Khi điều khiển xe trên đường cao tốc phải tuân thủ các quy định về vấn đề này.
Có thể nói, với nhu cầu tham gia giao thông như hiện nay, đường cao tốc là một phần không thể thiếu do sự thuận tiện trong việc kết nối các địa phương, đồng thời cho phép lưu thông nhanh chóng với tốc độ cao. Như vậy, số lượng đường cao tốc ở Việt Nam có tổng cộng 24 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.465 km xuyên suốt hai chiều Bắc – Nam. Nhờ có đường cao tốc, nhiều vấn đề như ùn tắc đô thị, mật độ dân số thành phố quá đông… đã được giải quyết.
2. Các lưu ý khi đi trên đường cao tốc?
* Xe phải đảm bảo an toàn:
Điều cần lưu ý đầu tiên khi lái xe trên đường là chiếc xe của bạn phải thực sự ổn định, đảm bảo tiêu chí an toàn. Điều này càng cần thiết hơn khi lái xe trên đường cao tốc, bởi chỉ cần một sơ xuất nhỏ hoặc sự chủ quan cũng có thể dẫn đến tai nạn nghiêm trọng.
Vì vậy, trước khi di chuyển trên đường cao tốc, chúng ta cần lưu ý kiểm tra một số chi tiết kĩ thuật đơn giản cho xe như kiểm tra hệ thống phanh, hệ thống lái, dầu, nước làm mát, ắc quy, v.v.
* Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước:
Nhiều tài xế thường có thói quen “bám đuôi” xe trước khi di chuyển với tốc độ cao trên đường cao tốc. Điều này rất nguy hiểm vì trong trường hợp xe phía trước đột ngột rẽ hoặc phanh gấp, nguy cơ gây ra hàng loạt vụ tai nạn là rất cao. Do đó, việc giữ khoảng cách đúng là vô cùng quan trọng.
Theo Điều 12, Thông tư số 13/2009/TT – BGTVT ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Bộ Giao thông Vận tải, có quy định rõ ràng về khoảng cách an toàn giữa các xe khi di chuyển trên đường cao tốc. Cụ thể, trong trường hợp thời tiết tốt, mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn theo tốc độ được xác định cụ thể như sau:
Xe chạy tốc độ 60 km/h: Khoảng cách an toàn giữa hai xe là 30m
Xe chạy tốc độ 60 – 80 km/h: Khoảng cách an toàn giữa hai xe là 50m
Xe chạy tốc độ 80 – 100 km/h: Khoảng cách an toàn giữa hai xe là 70m
Xe chạy tốc độ 100 – 120 km/h: Khoảng cách an toàn giữa hai xe là 90m
* Luôn thắt dây an toan:
Rõ ràng, khi xe di chuyển với tốc độ cao, thường là trên 80km, việc luôn thắt dây an toàn là vô cùng cần thiết. Việc làm này sẽ giúp bảo vệ bạn nếu xảy ra tai nạn.
* Không quay đầu hoặc lùi xe trên cao tốc:
Trên cao tốc, các phương tiện đều di chuyển với tốc độ rất cao. Do đó, việc quay đầu hoặc lùi xe là vô cùng nguy hiểm vì xe phía sau không kịp phản ứng.
Hiện nay, mặc dù luật giao thông đường bộ đã có quy định cấm tài xế quay đầu, lùi xe trên cao tốc, nhưng trên thực tế, nhiều tài xế vẫn “phớt lờ” tất cả, dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm.
* Vào/ra, chuyển làn trên cao tốc:
Vào/ra, chuyển làn trên đường cao tốc cũng phải tuân thủ các quy định về an toàn. Lưu ý rằng, khi nhập vào cao tốc, tài xế phải chú ý quan sát, bật đèn báo rẽ và vùng điểm mù trên gương, quan sát đủ các xe chạy cùng chiều để tránh va chạm bất ngờ. Phải đi về phía bên phải, tăng tốc độ cho đến khi bằng hoặc lớn hơn các xe khác trước khi di chuyển vào làn giữa. Nếu tốc độ không đủ cao mà đã vào giữa thì sẽ cản trở các phương tiện khác, thậm chí có nguy cơ gây tai nạn.
Đối với trường hợp chuyển làn đường khi đang chuyển hướng. Một nguyên tắc cần nhớ là bạn chỉ nên chuyển dần từng làn một và tuyệt đối không được sang nhiều làn liên tiếp vì điều này rất nguy hiểm.
Khi muốn rời cao tốc bạn cần chuẩn bị trước, tuyệt đối không được đột ngột vì dễ gây ra tai nạn nguy hiểm. Trong trường hợp bạn đi quá xa, cảm thấy không đủ an toàn cho việc rẽ thì bạn nên chấp nhận đi tiếp trên cao tốc và chọn chỗ rẽ tiếp theo.
* Không sử dụng điện thoại, hạn chế tối đa các thao tác không cần thiết :
Như đã đề cấp, khi lái xe trên đường cao tốc, tài xế cần duy trì sự tập trung tối đa. Do đó, khi lái xe, bạn không nên sử dụng điện thoại, hạn chế nghe nhạc lớn và đặc biệt hạn chế những việc không quá cần thiết như điều chỉnh điều hòa, điều chỉnh âm thanh hay tìm kiếm đồ vật. Những thao tác này dễ khiến bạn “mất tập trung” và trên cao tốc, chỉ cần một khoảnh khắc bất cẩn thôi cũng có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
* Lưu ý khi dừng đỗ trên cao tốc:
Khi xe phải dừng lại do sự cố, chẳng hạn như vì hết xăng, bị hư hỏng và phải dừng gấp trên đường, phải có biện pháp đảm bảo các tài xế khác nhận ra vấn đề của xe để chủ động giảm tốc độ, thay đổi tín hiệu cho phù hợp. Cụ thể, trong trường hợp này, bạn cần bật đèn khẩn cấp để thông báo rằng bạn đang gặp sự cố. Tuyệt đối không được bật đèn báo rẽ ở một bên vì điều này dễ gây nhầm lẫn cho xe phía sau.
3. Nguyên tắc làn dừng khẩn cấp trên đường cao tốc:
Làn dừng khẩn cấp trên đường cao tốc là làn ngoài cùng bên phải. Làn dừng khẩn cấp thường hẹp hơn các làn khác và được phân cách bằng vạch liền. Làn dừng khẩn cấp trên đường cao tốc được sử dụng để cho phép các phương tiện gặp sự cố nhanh chóng đi vào và dừng lại để chờ xe cứu hộ, tránh ảnh hưởng đến giao thông của các phương tiện khác.
Khi xe gặp sự cố khẩn cấp và muốn dừng lại để vào làn khẩn cấp, tài xế cần bật đèn cảnh báo nguy hiểm. Tiếp theo, quan sát các phương tiện phía sau và lần lượt chuyển làn cho đến khi vào làn dừng khẩn cấp. Tuyệt đối không được chuyển làn liên tiếp.
Khi xe đã dừng ở làn dừng khẩn cấp, hãy bật đèn cảnh báo nguy hiểm để thông báo cho các phương tiện khác, đặc biệt là khi lái xe vào ban đêm. Quay vô lăng sang phải để trong trường hợp có xe khác đâm vào, xe của bạn sẽ lao ra ngoài thay vì lao ngược vào cao tốc. Cuối cùng kéo phanh tay. Sau đó liên hệ với đơn vị cứu hộ gần nhất. Trên đường cao tốc, thường có biển in số điện thoại dịch vụ cứu hộ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tra cứu số điện thoại dịch vụ cứu hộ đường cao tốc bằng thông qua internet.
Dừng đỗ ở làn khẩn cấp trên đường cao tốc rất nguy hiểm, bạn chỉ nên dừng xe trong trường hợp khẩn cấp
Trong trường hợp xe không trong tình huống khẩn cấp, tuyệt đối không tự động dừng xe tại làn khẩn cấp, không được chạy vào làn khẩn cấp, không vượt xe khác tại làn khẩn cấp…
4. Các mức phạt khi vi phạm lỗi trên đường cao tốc:
Theo quy định tại các Điều 5, 6, 8, 9
– Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng, phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng đối với hành vi vi phạm sau đây:
Lỗi không tuân thủ quy định khi vào hoặc ra cao tốc
Lỗi dừng xe ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc dừng xe ở lề đường cao tốc
Lỗi chuyển làn đường không đúng nơi quy định hoặc không báo hiệu trước khi chạy trên cao tốc
Lỗi không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy trước trên cao tốc
– Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng, phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng đối với hành vi vi phạm sau đây:
Lỗi dừng đỗ xe trên cao tốc không đúng nơi quy định
Lỗi không có tín hiệu báo trước khi trong trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe trên cao tốc không đúng nơi quy định
Lỗi quay đầu xe trên cao tốc
– Phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng, phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 đến 7 tháng đối với các hành vi vi phạm sau:
Lỗi điều khiển xe đi ngược chiều (trừ xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định)
Lỗi lùi xe trên cao tốc (trừ xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định)