Được sử dụng thẻ căn cước công dân thay hộ chiếu không? Đây là một vấn đề rất được nhiều người quan tâm do nhu cầu cá nhân hoặc trong những trường hợp cấp bách quên hay mất thẻ căn cước công dân. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là thẻ căn cước công dân?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Văn bản hợp nhất số
Trên Căn cước công dân sẽ thể hiện những nội dung sau:
– Thông tin mặt trước:
+ Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
+ Dòng chữ “Căn cước công dân”.
+ Ảnh, số thẻ Căn cước công dân.
+ Họ và chữ đêm, tên.
+ Thông tin ngày, tháng, năm sinh.
+ Giới tính.
+ Quốc tịch.
+ Quê quán, nơi thường trú.
+ Ngày, tháng, năm hết hạn.
– Thông tin mặt sau thẻ căn cước công dân:
+ Bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa.
+ Vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ.
+ Ngày, tháng, năm cấp thẻ.
+ Thông tin của người cấp thẻ gồm họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký.
+ Dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
2. Được sử dụng thẻ căn cước công dân thay hộ chiếu không?
Theo Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam giải thích hộ chiếu là một loại giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân. Trên hộ chiếu có đầy đủ các thông tin cơ bản, bao gồm: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại. Ngôn ngữ trong hộ chiếu bao gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh.
Thực tế hiện nay, hộ chiếu vẫn được sử dụng để thay thế Căn cước công dân để thực hiện một số giao dịch nhất định như thực hiện các giao dịch tại ngân hàng; ký kết hợp đồng; làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến tàu bay nội địa;… do hộ chiếu có đầy đủ các thông tin nhận diện một cá nhân. Vậy ngược lại, có thể sử dụng thẻ căn cước công dân để thay hộ chiếu khi xuất nhập cảnh được không?
Về giá trị sử dụng thẻ căn cước công dân được quy định rõ ràng như sau:
– Đây là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có mục đích chứng minh căn cước công dân của người được cấp thẻ nhằm thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
– Trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau thì khi đó thẻ căn cước công dân sẽ được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu.
– Nhằm để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra.
– Được phép sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì căn cước công dân chỉ được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Do đó, thẻ Căn cước công dân không có giá trị thay thế hộ chiếu khi đi đến tất cả các quốc gia trên thế giới.
3. Khi nào được cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân?
3.1. Trường hợp cấp đổi thẻ Căn cước công dân:
– Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi thì phải thực hiện cấp đổi lại thẻ Căn cước công dân.
– Trường hợp thẻ bị hư hỏng không sử dụng được nữa.
– Trường hợp cần xác định lại thông tin về giới tính, quê quán.
– Khi có những sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân.
– Cấp đổi lại trong trường hợp công dân có yêu cầu.
3.2. Trường hợp cấp đổi lại thẻ Căn cước công dân:
– Khi thẻ Căn cước công dân bị mất.
– Được trở lại quốc tịch.
4. Hồ sơ, thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân khi bị mất?
Bước 1: Công dân đến yêu cầu cấp lại thẻ căn cước công dân bị mất tại cơ quan Công an có thẩm quyền tại nơi thường trú, tạm trú.
Bước 2: Cán bộ công an có trách nhiệm:
– Thực hiện tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
– Lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng.
– Thu nhận vân tay.
– Chụp ảnh chân dung:
– In
– Thu lệ phí theo quy định.
– Cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
Bước 3: Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Bước 4: Hoàn thiện và trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.
Thời hạn cấp lại thẻ Căn cước công dân là:
+ Không quá 15 ngày làm việc đối với vùng thành phố, thị xã.
+ Đối với vùng huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian cấp lại không quá 20 ngày làm việc.
+ Không quá 15 ngày làm việc đối với những vùng còn lại.
5. Loại giấy tờ nào được sử dụng thay thế hộ chiếu?
Hộ chiếu hay passport là một loại giấy tờ tùy thân để xuất, nhập cảnh. Trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm cá nhân, quốc tịch của người được cấp.
Trên hộ chiếu sẽ gồm các thông tin như: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân…
Theo quy định hiện nay, có 02 loại giấy tờ có thể thay cho hộ chiếu trong một số trường hợp cụ thể như sau:
Thứ nhất, căn cước công dân:
Như mục 2 trong bài viết đã phân tích, thẻ căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Thứ hai, tài khoản định danh điện tử mức độ 2:
Danh tính điện tử là tập hợp dữ liệu số trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh cho phép xác định duy nhất một cá nhân. Theo đó, mỗi danh tính điện tử sẽ gắn với một tài khoản định danh, là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi Hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.
Theo quy định, tài khoản định danh điện tử sẽ gồm 02 mức độ. Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg quy định, tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị sử dụng tương đương Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do bên sử dụng dịch vụ quyết định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 27/VBHN-VPQH Luật căn cước công dân;
– Thông tư số 59/2021/TT-BCA quy định chi tiết thi hành luật căn cước công dân và nghị định số
– Thông tư số 06/2021/TT-BCA quy định về mẫu thẻ căn cước công dân.