Trường hợp được hưởng di sản thừa kế theo di chúc và các tranh chấp có thể phát sinh.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có một thắc mắc rất muốn được luật sư giải đáp. Sự việc là: Mẹ tôi có 1 miếng đất 400m2 là gia đình chính sách thương binh liệt sĩ, được tiêu chuẩn 40 triệu làm nhà mới. Tháng 6/2014 mẹ tôi có họp gia đình và giao cho trưởng nam làm nhà ở và sau này khi mẹ tôi qua đời thì làm nhà thờ tổ tiên, nhưng bác trưởng nam không làm goap lại cho tôi làm và sau này anh, em tính toán sau. Tôi đã làm cho mẹ tôi 3 gian nhà ở với công trình phụ kềm theo. Tổng chi phí hết 420 triệu, thực tế mẹ tôi có 80 triệu cộng với 40 triệu tiền chính sách xã hội là 120 triệu, tôi phải bỏ ra 300 triệu để thanh toán vật liệu vật tư và công trình xây dựng, đến nay công trình đã xong hoàn toàn, mẹ tôi lại họp gia đình
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo bạn cho biết, mẹ bạn là người hoàn toàn bình thường không có vấn đề về thần kinh hay bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức nên hoàn toàn có khả năng lập di chúc theo duy định tại khoản 1 Điều 647 “Bộ luật dân sự 2015”:
“Điều 647.Người lập di chúc
1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.”
Về việc mẹ bạn muốn để lại tài sản sau này cho ai thì hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của bà. Điều này hoàn toàn có căn cứ pháp luật và được quy đinh tại Điều 648 “Bộ luật dân sự 2015”.
“Điều 648.Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có các quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
Theo đó, việc để lại để lại di sản thế nào hay ai là người được hưởng di sản thừa kế là do mẹ bạn tự định đoạt và không ai có quyền ý kiến về di chúc đó.
>>> Luật sư
Về phần anh trai và các em gái của bạn và quyền được hưởng di sản thừa kế này có 2 trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất, anh trai và các em gái có người thuộc một trong các trường hợp được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc quy định tại Điều 669 “Bộ luật dân sự 2015”.
“Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”
Khi đó bạn sẽ được hưởng phần di sản còn lại sau khi trừ đi phần di sản thuộc phân thừa kế của người khác.
Trường hợp thứ hai, anh trai và em gái bạn không thuộc diện được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc di chúc cho nên nếu mẹ bạn không để lại di sản cho những người trên thì bạn có quyền hưởng phần di sản mẹ bạn để lại.