Xét nghiệm ADN thông thường chỉ được mọi người biết đến là phương pháp có thể xác định mối quan hệ huyết thống, đây là phương thức xét nghiệm sử dụng ADN có trong nhân tế bào và dựa trên các nhiệm sắc thể. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì có được cưỡng chế xét nghiệm ADN xác định cha con hay không?
Mục lục bài viết
1. Được cưỡng chế xét nghiệm ADN xác định cha con không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của
– Người yêu cầu đăng ký nhận cha mẹ con bắt buộc phải nộp tờ khai theo mẫu do pháp luật quy định, và nộp các loại giấy tờ/tài liệu, chứng cứ có giá trị chứng minh quan hệ cha mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con thì các bên đều phải có mặt;
– Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đầy đủ thành phần hồ sơ, giấy tờ theo quy định của pháp luật, nếu nhận thấy việc xác nhận cha mẹ con là đúng cơ sở và không có tranh chấp, công chức tư pháp hộ tịch cần phải ghi nhận vào sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha mẹ con ký vào sổ hộ tịch, tiếp tục báo cáo cho chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư
– Văn bản của cơ quan y tế có thẩm quyền, văn bản của cơ quan giám định, văn bản của cơ quan/tổ chức khác có thẩm quyền trong nước hoặc có thẩm quyền tại nước ngoài xác nhận quan hệ cha mẹ con;
– Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ con theo quy định của pháp luật, thì các bên nhận cha mẹ con cần phải lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha mẹ con căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư
Theo đó thì có thể nói, người thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con cần phải nộp tờ khai theo mẫu do pháp luật quy định phải nộp giấy tờ tài liệu chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ con. Không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ con theo quy định của pháp luật thì các bên cần phải lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha mẹ con. Vì vậy, khi thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha con, không bắt buộc phải xét nghiệm ADN.
Đồng thời, theo quy định của pháp luật hiện nay, pháp luật không có điều luật cụ thể quy định về thủ tục cưỡng chế xét nghiệm ADN. Đối với các quốc gia có trình độ khoa học công nghệ phát triển, đều có dữ liệu quốc gia về đặc điểm sinh trắc học của công dân, trong đó mỗi công dân đều có đặc điểm ADN trong hệ thống dữ liệu dân cư, đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Vì vậy, để xác định ADN thì cần phải dựa trên sự tự nguyện của cá nhân. Hay nói cách khác, không được quyền cưỡng chế xét nghiệm ADN để xác định cha con.
2. Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha mẹ con:
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 củaThông tư 04/2020/TT-BTP , có quy định về vấn đề kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận quan hệ cha mẹ con. Theo đó:
– Khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có yêu cầu đăng ký nhận cha mẹ con, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha mẹ con phải kết hợp giải quyết giữa thủ tục đăng ký khai sinh cho con và thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp với thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, hoặc một bên là công dân Việt Nam đang định cư trên lãnh thổ nước ngoài thì thẩm quyền sẽ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân của Việt Nam;
– Thành phần hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp với thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con sẽ bao gồm các loại giấy tờ như sau: Tờ khai đăng ký khai sinh, tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con theo mẫu do pháp luật quy định, các loại giấy tờ tài liệu thay thế giấy chứng sinh căn cứ theo quy định tại Điều 16
– Trình tự và thủ tục giải quyết việc đăng ký khai sinh kết hợp với thủ tục nhận cha mẹ con sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 16
3. Đăng ký nhận cha mẹ con và bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt:
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Thông tư 04/2020/TT-BTP, có quy định về vấn đề đăng ký nhận cha mẹ con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt. Theo đó:
– Trong trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, tuy nhiên không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha thực hiện thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ, thì sẽ không cần phải có ý kiến của người mẹ trong thành phần tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con. Trong trường hợp có giấy chứng sinh hoặc các loại giấy tờ tùy thân của người mẹ, thì phần kê khai về người mẹ cần phải được ghi nhận theo giấy chứng sinh và các loại giấy tờ tùy thân đồng hóa. Trong trường hợp không có giấy chứng sinh và không có giấy tờ tùy thân của người mẹ thì sẽ ghi theo thông tin do người cha cung cấp, đồng thời người cha sẽ phải tự chịu trách nhiệm về các thông tin do mình kê khai;
– Trong trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền, đã được đăng ký khai sinh tuy nhiên không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận đó là con chung thì sẽ không cần phải thực hiện thủ tục nhận cha con, mà cần phải thực hiện thủ tục bổ sung hộ tịch để có thể ghi nhận thêm thông tin về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh của người con;
– Trong trường hợp người con được sinh ra do người vợ xinh trước thời điểm thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn của hai bên, tuy nhiên chưa được đăng ký khai sinh, khi đăng ký khai sinh thì hai vợ chồng có văn bản thừa nhận đó là con chung của hai người thì sẽ không cần phải thực hiện thủ tục nhận cha con, thông tin của người cha sẽ được ghi vào giấy khai sinh của người con. Trách nhiệm và hệ quả pháp lý của quá trình cung cấp thông tin sẽ do hai bên vợ chồng tự chịu trách nhiệm;
– Trong trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân tuy nhiên vợ hoặc chồng không thừa nhận đó là con chung của cả hai người, hoặc người khác muốn nhận đó là con của mình thì sẽ do cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án nhân dân xác định theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận hồ sơ, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha con, thành phần hồ sơ cần phải có văn bản từ chối giải quyết của Toà án và kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng cứ chứng minh quan hệ cha con theo quy định tại Điều 14 của Thông tư 04/2020/TT-BTP.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;
– Công văn 714/HTQTCT-HT của Bộ Tư pháp về triển khai thực hiện các quy định của Thông tư 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 và báo cáo tình hình số hóa dữ liệu hộ tịch.
THAM KHẢO THÊM: