Dừng triển khai và hủy dự toán chi thường xuyên. Quy định về thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2016.
Dừng triển khai và hủy dự toán chi thường xuyên. Quy định về thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2016.
Tóm tắt câu hỏi:
Đơn vị của tôi là bệnh viện hạng 3 kinh phí được cấp hàng năm theo đầu giường bệnh (kinh phí tự chủ) và nguồn thu sự nghiệp hiện nay chúng tôi cần mua sắm một số vật tư văn phòng bàn ghế cho các khoa phòng khám bệnh và sửa chữa nhỏ buồng bệnh nhưng hiện nay vướng ở công văn
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Công văn 3667/BTC-HCSN năm 2016 thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước.
– Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.
2. Giải quyết vấn đề
Năm 2017 là năm then chốt trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020 nên chi tiêu phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 được thắt chặt và quản lý nghiêm ngặt. Để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên; trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao, tự cân đối, bố trí nên cắt giảm dự toán đối với những nhiệm vụ chi thường xuyên đã được giao từ đầu năm nhưng đến hết năm ngân sách theo quy định vẫn còn dự toán, trừ các khoản mới bổ sung trong năm và các trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo tinh thần Công văn 3667/BTC-HCSN năm 2016 quy định về việc dừng triển khai và hủy dự toán đối với các Khoản chi thường xuyên (không bao gồm phần vốn sự nghiệp của các chương trình Mục tiêu quốc gia). Việc dừng thực hiện và hủy dự toán đối với các Khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán ngân sách giao đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2016 chưa triển khai thực hiện, chưa được phê duyệt dự toán, chưa thực hiện bất kỳ công việc nào của công tác tổ chức đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn Luật để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; trừ một số trường hợp:
+ Kinh phí mua hàng dự trữ quốc gia;
+ Kinh phí phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai;
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
+ Khoản kinh phí được phép thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành (phân bổ, cấp phát theo tiến độ thực hiện,…) và các trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
>>> Luật sư tư vấn dừng triển khai và hủy dự toán chi thường xuyên: 1900.6568
3. Kết luận
Như vậy, đây là công văn chỉ đạo của Bộ tài chính về việc thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2016 theo Nghị quyết số