Đứng tên vay hộ tiền tại ngân hàng. Bảo lãnh vay tín chấp, hợp đồng vay tài sản.
Đứng tên vay hộ tiền tại ngân hàng. Bảo lãnh vay tín chấp, hợp đồng vay tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi: Khi còn ở với gia đình chồng tôi đã đứng tên vay giùm mẹ chồng tôi hai ngân hàng. 1 ngân hàng của Saccombank 70.000.000 và 1 ngân hàng của aribank 30.000.000 nhưng tôi hoàn toàn không có một chứng từ gì lưu lại cả. Cả giấy tờ hợp đồng vay hiện giờ me chồng tôi đều giữ hết. Giờ tôi bị mẹ chồng đuổi ra khỏi nhà, tôi muốn đòi lại tiền vay để trả hêt cho ngân hàng rồi cắt đứt mối quan hệ nhưng mẹ chồng tôi nói không có, chỉ trả được hàng tháng thôi chứ không có để trả một lần. Vậy xin hỏi luật sư có cách nào để tôi lấy lại tiền trả ngân hàng hoặc kiện mẹ chồng tôi nếu như bà ấy có ý định không trả. Tôi có thể sang lại tên cho bà ấy đươc không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Theo nội dung câu hỏi của bạn, bạn đứng tên vay tiền cho mẹ chồng, có hai trường hợp xảy ra như sau:
Trường hợp thứ nhất: bạn đứng tên hoàn toàn trên hợp đồng vay tiền của ngân hàng, mẹ chồng không liên quan gì đến hợp đồng vay tài sản.
– Căn cứ Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
"Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."
>>> Luật sư tư vấn về hợp đồng vay tài sản qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa người vay và bên cho vay. Trong trường hợp bạn là người đứng tên vay tài sản cho người khác thì phải chứng minh được việc bạn vay hộ và không cầm giữ cũng như không sử dụng số tiền đã vay và đã giao cho mẹ chồng. Nếu không chứng minh được thì nghĩa vụ trả nợ hoàn toàn thuộc về bạn theo hợp đồng đã ký giữa hai bên. Nếu có giấy tờ chứng minh về việc mẹ chồng nhờ bạn đứng tên vay hộ số tiền này thì bạn có thể sử dụng giấy tờ đó để kiện đòi tài sản.
Trường hợp thứ hai: bạn vay tiền cho mẹ chồng dưới hình thức bảo lãnh.
"Điều 335. Bảo lãnh
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh."
Như vậy, bảo lãnh là trong trường hợp của bạn là việc bạn đứng ra cam kết với ngân hàng là sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho mẹ chồng trong trường hợp đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà mẹ chồng bạn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong trường hợp này thì bạn có nghĩa vụ phải hoàn thành khoản nợ nếu mẹ chồng bạn không trả nợ khi đến thời hạn phải trả.