Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, công dân dùng súng bắn người là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy dùng súng tự chế bắn người khác bị xử phạt nhiêu năm tù?
Mục lục bài viết
1. Công dân có được sử dụng súng tự chế không?
Súng tự chế được hiểu là loại vũ khí do con người tự làm thủ công bằng tay hoặc bằng công nghệ, máy móc với mục đích thông thường như săn bắn.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì công dân không được phép sở hữu súng và sử dụng súng, chỉ có những đối tượng nhất định như trong lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ hoặc các hoạt động trong đơn vị mang tính chất đặc thù cần được sử dụng súng và được cho phép sử dụng súng như công an nhân dân, cảnh sát biển, cơ quan điều tra,…
Tùy từng loại súng mà cá nhân, tổ chức phải có giấy phép đầy đủ được cấp phép sử dụng súng hoặc khi sử dụng phải có trách nhiệm thông báo đến cơ quan có thẩm quyền.
2. Dùng súng tự chế bắn người khác bị xử phạt nhiêu năm tù?
Dùng súng tự chế bắn người tùy theo mức độ, hậu quả người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội sau:
(1) Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017):
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Cá nhân nào thực hiện hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác hậu quả tổn thương tỷ lệ từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% mà thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Sử dụng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm.
+ Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người.
+ Gây thương tích cho đối tượng người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ.
+ Thực hiện hành vi đối với những người thân thích bao gồm ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình.
+ Có tổ chức.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi phạm tội.
+ Thuê người khác thực hiện hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê.
+ Thực hiện hành vi ngay trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Hành vi mang tính chất côn đồ.
+ Gây thương tích cho người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
– Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
+ Gây hậu quả làm chết người.
+ Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đến 02 người trở lên, tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 như trên phân tích.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nằm trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 như trên phân tích.
– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân:
+ Gây hậu quả làm chết 02 người trở lên.
+ Gây thương tích cho 02 người trở lên, mỗi người bị thương tật tỷ lệ 61% trở lên và thuộc một trong các trường hợp quy định nằm trong khoản 1 như trên phân tích.
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Trường hợp đối với cá nhân có hành vi chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm.
+ Hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm với mục đích gây thương tích cho người khác.
Như vậy, đối tượng có hành vi dùng súng tự chế bắn người gây thương tích sẽ bị xử phạt với mức phạt như trên.
(2) Trường hợp súng tự chế là súng săn hoặc vũ khí thô sơ hoặc vũ khí thể thao thì đối tượng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự (Điều 306 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017):
– Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
Đối tượng có hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ, trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi trên hoặc đã từng bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích, hiện nay lại tiếp tục vi phạm.
– Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Thực hiện hành vi có tổ chức.
+ Vận chuyển, mua bán qua biên giới.
+ Vật phạm pháp có số lượng lớn.
+ Thực hiện hành vi vi phạm gây hậu quả chết người.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Gây hậu quả dẫn đến 02 người trở lên chết.
+ Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn.
+ Gây hậu quả là thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
+ Hậu quả về tài sản thiệt hại từ 500 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra, tuy từng hành vi, từng dấu hiệu và hậu quả, đối tượng thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội Giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
3. Trách nhiệm bồi thường dân sự khi dùng súng tự chế bắn người và gây thiệt hại:
Về trách nhiệm bồi thường dân sự, theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015, căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm:
– Phải có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác.
– Có gây ra thiệt hại.
Hiện nay, trong văn bản của luật không quy định định cứng một mức tiền bồi thường thiệt hại nào cả vì mỗi trường hợp thiệt hại sẽ khác nhau. Tại Điều 589, Điều 590, Điều 591 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về căn cứ để xác minh thiệt hại, cụ thể như sau:
Một là, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.
Hai là, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
Ba là, thiệt hại cho tính mạng bị xâm phạm.
Bên cạnh khoản tính chi phí bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm thì có thêm các khoản sau:
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng.
– Nếu như người bị thiệt hại có trách nhiệm đang cấp dưỡng cho đối tượng khác trong gia đình thì phải chi trả khoản tiền cấp dưỡng.
Theo đó, đối tượng dùng súng tự chế bắn người gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường bên cạnh việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.