Hành vi dùng nhục hình là hành vi bị cấm trong pháp luật hiện đại, bởi lẽ nó xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, tính mạng của người bị dùng nhục hình, cùng với đó là việc mất đi sự tôn nghiêm của pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích về quy định này.
Mục lục bài viết
1. Dùng nhục hình là gì?
Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948 khẳng định: “Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm” và “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau, không có bất cứ sự phân biệt nào.”
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 tiếp tục khẳng định những quyền cơ bản của người như “Không ai có thể bị tra tấn, hoặc phải chịu những hình phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp phẩm giá con người…” và “Những người bị tước tự do vẫn phải được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm” (Khoản 1 Điều 10).
Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Dùng nhục hình là hành vi của người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tác động lên thể xác của người bị buộc tội, khiến họ bị đau đớn, tổn hại về sức khỏe, tinh thần và nhân phẩm.
Dùng nhục hình trong Tiếng anh là “Use of torture”.
2. Tội dùng nhục hình theo Bộ luật hình sự năm 2015 , sửa đổi bổ sung năm 2017:
Điều 373. Tội dùng nhục hình
1. Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
d) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm người bị nhục hình tự sát.
4. Phạm tội làm người bị nhục hình chết, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cấu thành tội dùng nhục hình:
Về mặt chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội dùng nhục hình trước hết phải đáp ứng các Điều kiện về chủ thể của tội phạm nói chung, là đủ tuổi và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Đồng thời, chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng (Điều tra, truy tố, xét xử) , thi hành án hoặc thi hành các biện pháp khác như Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan Điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; Chánh án, Phó Chánh án
Về mặt khách thể của tội dùng nhục hình: Tội dùng nhục hình vừa xâm phạm đến tính mạng, sức Khỏe, nhân phẩm, danh dự của người bị nhục hình vừa làm giảm uy tín của Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và Cơ quan thi hành án hình sự.
Về mặt khách quan của tội dùng nhục hình:
– Hành vi khách quan: hành vi được mô tả trong Điều 373 là “dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào”, ví dụ như: tra tấn, đánh đập, nhịn uống, bắt nhịn ăn, cho ăn cơm thừa, canh cặn, không cho ngủ, cùm kẹp, hỏi cung suốt ngày đêm, bắt phơi nắng, bắt tắm nước lạnh vào mùa đông hoặc có hành vi khác gây đau đớn về thể xác và tinh thần đối với người bị buộc tội, người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù trong các trại giam hoặc những người tham gia tố tụng khác.
Nếu hành vi của chủ thể có thẩm quyền cấu thành tội khác thì sẽ bị truy tố theo tội đó.
– Hậu quả: Hậu quả không phải là dấu hiệu của tội phạm này (cấu thành hình thức), do đó chỉ cần có hành vi dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào thì chủ thể hoàn toàn có thể bị truy cứu về tội này.
Về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người dùng nhục hình là lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp),tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy chỉ thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra
Hình phạt áp dụng đối với tội dùng nhục hình:
Điều 373 quy định 3 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung:
– Khung hình phạt cơ bản: Bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Khung hình phạt tặng nặng thứ nhất: Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ hai: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
– Khung hình phạt bổ sung: Bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm
3. Nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm dùng nhục hình:
Thứ nhất, do ý thức pháp luật, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ Điều tra còn yếu kém nên chưa tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, các nguyên tắc tiến hành tố tụng và quy trình tiến hành hoạt động Điều tra, nhất là trong tiến hành hoạt động lấy lời khai, hỏi cung bị can. Mặc dù, họ biết dùng nhục hình là trái quy định của pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, dùng nhục hình sẽ gây đau đơn về thể xác, tin thần cho nạn nhân nhưng họ vẫn thực hiện, Điều này thể hiện thái độ coi thường pháp luật, phẩm chức đạo đức yếu kém, chưa tôn trọng quyền con người, quyền công dân.
Thứ hai, do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ Điều tra thấp, thiếu kinh nghiệm trong tiến hành các hoạt động tố tụng, nhất là trong tiến hành hoạt động lấy lời khai hỏi cung bị can không vận dụng được các biện pháp nghiệp vụ, chiến thuật lấy lời khai, hỏi cung, đặc biệt là tác động tâm lý trong lấy lời khai, hỏi cung,…dẫn đến người bị tình nghi phạm tội bị can không khai báo nên bị kích thích tâm lý và dùng nhục hình. Bênh cạnh đó, một số cán bộ Điều tra, Điều tra viên do có tư tưởng thành tích, nông nóng dẫn đến việc dùng nhục hình trong Điều tra vụ án hình sự hoặc do khí chất nóng nảy, thiếu kiềm chế, thiếu kiên nhẫn, không thích hợp với các hoạt động Điều tra dễ dẫn đến hành vi dùng nhục hình bởi đối tượng họ tiếp xúc hàng ngày là những người phạm tội, người có tiền án, tiền sự, có biểu hiện khiếu kích, chống đối, quanh co.
Thứ ba, những người phạm tội dùng nhục hình đã xem nhẹ nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự khi thực hiện nhiệm vụ giải quyết vụ án hình sự. Điều tra viên và những cán bộ có nhiệm vụ lấy lời khai ban đầu đối với người bị bắt thường có tâm thế nghi ngờ người bị bắt, bị can có tội dựa trên những nguồn tin thu thập được nên đã làm mọi cách để có được lời nhận tội của họ.
Thứ tư, tội phạm dùng nhục hình xảy ra do buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát cần thiết của cơ quan, người có thẩm quyền đối với hoạt động tố tụng hình sự. Việc giám sát hoạt động Điều tra, xét xử, thi hành án trước hết thuộc về Viện kiểm sát, cơ quan có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Nếu Viện kiểm sát chậm trễ thực hiện hoạt động kiểm sát trong giai đoạn khởi tố hoặc buông lỏng kiểm soát trong giai đoạn Điều tra thì Điều kiện dùng nhục hình sẽ thuận lợi hơn và thực tế đã có kiểm sát viên do thiếu trách nhiệm trong kiểm sát hoạt động Điều tra nên cán bộ Điều tra có Điều kiện dùng nhục hình để bức cung dẫn đến oan sai.
Bên cạnh đó, việc thiếu kiểm tra của lãnh đạo đơn vị đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ Điều tra cũng tạo Điều kiện cho việc thực hiện hành vi dùng nhục hình.
Việc giám sát của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác bên ngoài khuôn khổ hoạt động tố tụng còn hạn chế cũng là Điều kiện xảy ra tội phạm dùng nhục hình.
Thứ năm, sự tham gia của người bào chữa vào hoạt động hỏi cung theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự còn hạn chế do gặp phải những trở ngại về mặt pháp luật, tâm lý, cơ chế nên còn một tỷ lệ lớn vụ án mà người bào chữa chỉ tham gia tố tụng từ khi kết thúc Điều tra. Hơn nữa không phải vụ án nào cũng có người bào chữa tham gia tố tụng. Vì thế, người bị bắt, người bị tạm giam, tạm giữ dùng nhục hình trong quá trình lấy lời khai còn có nguyên nhân từ tình trạng thiếu sự tham gia của người bào chữa.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
–