Trẻ em là những đối tượng yếu thế trong xã hôi, cần được xã hội quan tâm và bảo vệ, mọi hành vi xâm hại đến quyền của trẻ em đều bị xử lý nghiêm khắc. Vậy hành vi dùng hình ảnh ghê rợn để hù dọa trẻ em bị phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Dùng hình ảnh ghê rợn để hù dọa trẻ em bị phạt thế nào?
Theo quy định của
Việc dùng hình ảnh ghê rợn để hù dọa trẻ em sẽ gây tổn hại đến tinh thần của trẻ em, nhiều trường hợp có thể phải đưa đến bác sĩ để trị liệu tâm lý. Đây có thể xem là một hành vi xâm hại đến trẻ em và phải chịu sự trừng trị nghiêm khắc của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em có điều kiện sống và phát triển tốt nhất.
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi dùng hình ảnh ghê rợn để hù dọa trẻ em đó là:
– Hành vi thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
– Hình phạt chính: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em. Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó nếu hành vi hù dọa này xảy ra trên không gian mạng thì căn cứ Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, theo đó phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn. Như vậy hành vi dùng hình ảnh ghê rợn để hù dọa trẻ em trên không gian mạng cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định này.
Đồng thời căn cứ, Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 tùy tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi cũng có thể bị truy tố về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”.
Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây:
– Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật
– Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.
– Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của Cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì sẽ chịu 1 trong 3 hình phạt đó là:
+ Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng,
+ Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
+ Bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Căn cứ theo quy định trên hành vi sử dùng hình ảnh để hù doạn trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên khi đưa lên mạng máy tính những thông tin trái quy định pháp luật.
2. Xử phạt hành vi vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng:
Căn cứ Điều 36 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em quy định mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm đến quyền của trẻ em trên môi trường mạng như sau:
Cá nhân có một trong các hành vi vi phạm khi kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng như sau:
– Hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, độc hại, khiêu dâm, bạo lực, xúi giục tự tử, xuyên tạc, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
– Hành vi không cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, độc hại, khiêu dâm, bạo lực, xúi giục tự tử, xuyên tạc, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
– Hành vi không sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; không gửi các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em
– Hành vi không thực hiện yêu cầu xóa, gỡ bỏ các thông tin cá nhân của trẻ em khi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, người giám hộ của trẻ em hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ trẻ em yêu cầu
– Hành vi không tổ chức tiếp nhận thông tin, đánh giá phân loại theo mức độ an toàn cho trẻ em được các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trẻ em gửi tới
– Hành vi không công bố danh sách các mạng thông tin, dịch vụ, sản phẩm trực tuyến theo mức độ an toàn đối với trẻ em
– Hành vi không thực hiện việc phát hiện, loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em
– Hành vi không hướng dẫn sử dụng các dịch vụ, thiết bị công nghệ thông tin để bảo vệ trẻ em;
– Hành vi không có biện pháp bảo vệ người tiếp cận thông tin, sử dụng dịch vụ là trẻ em.
– Vi phạm một trong những hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
– Hình thức xử phạt bổ sung:Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi vi phạm nêu trên.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên. Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em; Buộc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. Buộc xóa, gỡ bỏ các thông tin cá nhân của trẻ em.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt hành vi dùng hình ảnh ghê rợn để hù dọa trẻ em hay không?
Căn cứ chương III Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em thì thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân được quy định như sau:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 25.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
Do mức xử phạt của hành vi dùng hình ảnh ghê rợn để hù dọa trẻ em là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng vậy nên căn cứ vào thẩm quyền trên thì có quan có thẩm quyền xử phạt hành vi này là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh.
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em
Nghị định 15/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính, viễn thông