Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu hồng? là câu hỏi các bạn học sinh thắc mắc rất nhiều trong quá trình theo học môn hóa học. Mời các bạn tìm đọc câu trả lời dưới bài viết sau đây.
Mục lục bài viết
1. Dung dịch nào làm phenolphtalein đổi màu hồng:
A. NH4NO3.
B. KOH.
C. NaCl.
D. HCl.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Chất có tính bazơ như KOH sẽ làm cho phenolphtalein chuyển từ màu không màu sang màu hồng. Khi hợp chất bazơ tương tác với phenolphtalein, sẽ xảy ra phản ứng hoá học và dẫn đến sự thay đổi màu sắc từ trạng thái không phản ứng sang trạng thái phản ứng. Điều này cho phép chúng ta dễ dàng nhận biết sự có mặt của chất bazơ trong hỗn hợp hóa học.
2. Tìm hiểu về Phenolphtalein:
Phenolphtalein, còn được gọi là “Hln” hoặc “phph,” là một hợp chất hóa học có công thức C20H14O4. Đây là một chất bột màu trắng, không mùi và trong suốt.
Khi dung dịch chứa phenolphtalein có tính axit, nó sẽ chuyển sang màu không màu, trong khi trong dung dịch bazơ, nó sẽ chuyển sang màu đỏ.
Trong trường hợp dung dịch chỉ thị có nồng độ cao, phenolphtalein có thể có màu tím.
Nó trở về màu không màu khi tiếp xúc với dung dịch kiềm cực mạnh (pH > 12).
Các bazơ tan làm cho dung dịch phenolphtalein có màu đỏ (hồng), khiến cho dung dịch trở thành màu hồng.
Các amin (trừ anilin và các amin có chứa vòng thơm) làm cho dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu đỏ (hồng).
Các axit amin có nhóm -COOH nhỏ hơn NH có thể thay đổi màu sắc của phenolphtalein.
Phenolphtalein được sử dụng rộng rãi như là chất chỉ thị axit-bazơ trong các ứng dụng khoa học và phòng thí nghiệm. Tính chất thay đổi màu sắc của nó làm cho nó trở thành một công cụ quan trọng để xác định pH của dung dịch.
3. Câu hỏi vận dụng liên quan:
Câu 1. Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng
A. Phenol
B. Axit axetic
C. Anilin
D. Metylamin
Đáp án D
Đáp án: Metylamin CH3NH2 có pH > 7 nên làm phenolphatlein đổi màu hồng.
Các dung dịch khác:
Glyxin ( NH2-CH2-COOH); Alanin (CH3(CH(NH2)COOH) có pH = 7 nên không đổi màu
Axit axetic (CH3COOH) có pH < 7 nên không đổi màu phenolphtalein.
Lưu ý. Các dung dịch có pH > 7 là phenolphtalein đổi màu hồng.
Câu 2. Cho các dung dịch C6H5NH2, C2H5NH2, KOH, NH3, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
Đáp án B
Amin ( trừ anilin và các amin có chứa vòng thơm) đều làm dung dịch phenolphtalein chuyển màu đỏ (hồng)
Aa làm phenolphtalein thay đổi dựa màu khi số nhóm -COOH < NH2
Câu 3. Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng?
A. NH4NO3.
B. NaOH.
C. NaCl.
D. HNO3.
Đáp án B
Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng?
Loại A vì NH4NO3có môi trường axit do đó không làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng
B Đúng NaOH vì có môi trường kiềm làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng
C vì NaCl có môi trường trung tính do đó không làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng
Loại D vì HNO3có môi trường axit do đó không làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng
Câu 4. Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?
A. Glyxin
B. axit axetic
C. alanin
D. metylamin
Đáp án D
Đáp án A loại vì CH2(NH2)-COOH pH = 7 nên không đổi màu phenolphtalein.
Đáp án B loại vì CH3COOH pH < 7 nên không đổi màu phenolphtalein.
Đáp án C loại vì CH3CH(NH2)COOH pH = 7.
Đáp án D CH3NH2pH > 7 nên làm phenolphtalein đổi màu hồng
Câu 5. Chất nào sau đây tác dụng với nước tạo dung dịch làm phenolphtalein chuyển màu hồng?
A. Na2O.
B. Al2O3.
C. SO3.
D. CuO.
Đáp án A
Để làm dung dịch phenolphtalein chuyển hồng thì phải là dung dịch có tính bazơ, mà trong các oxit trên chỉ có Na2O có khả năng tác dụng với nước tạo dung dịch kiềm.
Phương trình hóa học
Na2O + H2O → 2NaOH (dd kiềm)
Câu 6. Chất nào sau đây tác dụng với nước tạo dung dịch làm phenolphtalein chuyển màu hồng?
A. K2O.
B. Al2O3.
C. SO3.
D. Fe2O3.
Đáp án A
Để làm dd phenolphtalein chuyển hồng thì phải là dung dịch có tính bazơ, mà trong các oxit trên chỉ có Na2O có khả năng tác dụng với nước tạo dung dịch kiềm.
Phương trình hóa học
Na2O + H2O → 2NaOH (dd kiềm)
Câu 7. Dung dịch NaOH và dung dịch KOH không có tính chất nào sau đây?
A. Làm đổi màu quỳ tím và phenophtalein
B. Bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước
C. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
D. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Đáp án B
B sai vì chỉ có bazo không tan mới bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước
Câu 8. Dãy các bazơ đều làm đổi màu quỳ tím và dung dịch phenolphtalein:
A. KOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, Zn(OH)2
B. NaOH, Al(OH)3, Ba(OH)2, Cu(OH)2
C. Ca(OH)2, KOH, Zn(OH)2, Fe(OH)2
D. NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2
Đáp án D
Loại A vì Cu(OH)2, Zn(OH)2 là bazo không tan (chỉ có bazo tan mới làm đổi màu quỳ tím và dung dịch phenolphtalein)
Loại B vì Al(OH)3, Cu(OH)2 là bazo không tan (chỉ có bazo tan mới làm đổi màu quỳ tím và dung dịch phenolphtalein)
Lọa C. vì Zn(OH)2, Fe(OH)2 là bazo không tan (chỉ có bazo tan mới làm đổi màu quỳ tím và dung dịch phenolphtalein)
D Đúng.
Câu 9. Cho một mẫu giấy quỳ tím vào dung dịch KOH. Thêm từ từ dung dịch H2SO4 vào cho đến dư ta thấy màu giấy quỳ:
A. Màu đỏ không thay đổi
B. Màu tím không thay đổi
C. Màu xanh không thay đổi
D. Màu xanh chuyển dần sang đỏ.
Đáp án D
Cho quỳ tím vào dung dịch KOH quỳ tím có màu xanh. Thêm từ từ dd H2SO4đến dư ta thấy quỳ tím chuyển dần sang màu đỏ do có phản ứng:
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O
Do đó dung dịch thu được chứa K2SO4 và H2SO4 dư ⟹ có môi trường axit nên làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Câu 10. Cho các dung dịch sau: NH4NO3 (1), NaCl (2), Na2CO3 (3), CH3COOK (4), KHSO4 (5), K2S (6). Số dung dịch có khả năng làm đổi màu phenolphtalein là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án B
Dựa vào sự thủy phân của muối để tìm muối có khả năng làm đổi màu phenolphtalein (muối có môi trường kiềm)
(1) NH4NO3 → NH4+ + NO3-;
NH4+ + H2O ⇄ NH3 + H3O+
(2) NaCl → Na+ + Cl-
(3) Na2CO3 → 2Na++ CO32-;
CO32- + H2O ⇄ OH- + HCO3-
(4) CH3COOK → CH3COO- + K+;
CH3COO- + H2O ⇄ CH3COOH + OH-
(5) KHSO4 → K+ + HSO4-;
HSO4- ⇄ H+ + SO42-
(6) K2S → 2K+ + S2-;
S2- + H2O ⇄ HS- + OH-
Vậy các muối bị thủy phân tạo môi trường kiềm là K2CO3, CH3COONa, Na2S.
→ 3 dung dịch có khả năng làm đổi màu phenolphtalein.
Câu 11. Cho các phản ứng:
(1) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
(2) 2KOH + (NH4)2SO4→ K2SO4 + 2NH3 + 2H2O
(3) CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl
(4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 → Fe(OH)2 + (NH4)2SO4
Các phản ứng thuộc loại phản ứng axit – bazơ là
A. (2), (4).
B. (3), (4).
C. (2), (3).
D. (1), (2).
Đáp án A
Các phản ứng thuộc loại axit – bazơ là phản ứng có chất cho proton và chất nhận proton mà ko có sự thay đổi số oxi hóa
(2) 2KOH + (NH4)2SO4 → K2SO4 + 2NH3 + 2H2O
(4) 2NH3+ 2H2O + FeSO4→ Fe(OH)2 + (NH4)2SO4
Câu 12. Cho các chất: Cr, Fe2O3, Cr2O3, Al(OH)3, Zn, Al2O3, NaAlO2, AlCl3, Zn(OH)2, ZnSO4. Theo Bronsted, số chất có tính lưỡng tính là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án B
Câu 13. Vì sao dung dịch của các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn được điện ?
A. Do axit, bazơ, muối có khả năng phân li ra ion trong dung dịch.
B. Do các ion hợp phần có khả năng dẫn điện.
C. Do có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron.
D. Do phân tử của chúng dẫn được điện.
Đáp án A
Câu 14. Saccarozơ là chất không điện li vì :
A. Phân tử saccarozơ không có tính dẫn điện.
B. Phân tử saccarozơ không có khả năng phân li thành ion trong dung dịch.
C. Phân tử saccrozơ không có khả năng hiđrat hoá với dung môi nước.
D. Tất cả các lí do trên.
Đáp án D
Saccarozơ là chất không điện li vì :
Phân tử saccarozơ không có tính dẫn điện.
Phân tử saccarozơ không có khả năng phân li thành ion trong dung dịch.
Phân tử saccrozơ không có khả năng hiđrat hoá với dung môi nước.
Câu 15. Chất nào sau đây tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng chuyển màu quỳ tím sang màu đỏ?
A. amoniac
B. hiđrosunfua
C. metan
D. oxi
Đáp án B
Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu => có khả năng chuyển màu quỳ tím sang màu đỏ.