Dung dịch metylamin là một dung dịch chứa metylamin (công thức hóa học của dung dịch này là CH3NH2) hòa tan trong nước hoặc dung môi khác. Metylamin là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm amin, có cấu trúc phân tử gồm một nhóm methyl (-CH3) gắn với một nhóm amino (-NH2). Vậy dung dịch metylamin trong nước xảy ra hiện tượng gì?
Mục lục bài viết
1. Dung dịch metylamin trong nước làm?
Dung dịch metylamin trong nước làm?
A. Quỳ tím không đổi màu
B. Quỳ tím hóa xanh
C. Phenolphtalein hoá xanh
D. Phenolphtalein không đổi màu
Đáp án:
Metylamin khi tan trong nước tác dụng với nước cho ion OH:
CH3NH2 + H2O ⇔ [CH3NH3]+ + (OH-)
Như vậy, dung dịch metylamin trong nước có tính bazơ làm quỳ tím hoá xanh và phenolphtalein hoá hồng (Đáp án B).
2. Tìm hiểu về dung dịch metylamin trong nước:
Dung dịch metylamin trong nước được xem là một hợp chất hóa học vô cùng quan trọng, hợp chất này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số thông tin về metylamin trong nước:
(a) Cấu tạo và tính chất của dung dịch metylamin:
Metylamin được xem là một hợp chất hữu cơ với công thức hóa học là CH3NH2. Dung dịch này là một loại Amin bậc một được tạo thành bởi một nhóm methyl (CH3) và một nhóm amino (NH2). Thông tin hóa học cơ bản như sau:
-
Công thức phân tử: CH3NH2;
-
Khối lượng phân tử: 31.06 g/mol;
-
Tính chất vật lý: Là một khí không màu ở nhiệt độ phòng và có mùi giống như amoniac;
-
Độ tan trong nước: Tan tốt trong nước, từ đó tạo thành dung dịch metylamin.
(b) Ứng dụng của dung dịch metylamin:
Dung dịch metylamin được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm: Hóa học, công nghiệp, y học và sinh học. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của dung dịch metylamin:
-
Tổng hợp các hợp chất hữu cơ: Dung dịch metylamin là một nguyên liệu quan trọng trong việc tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ khác nhau. Dung dịch metylamin được sử dụng để sản xuất các amin, sản xuất amide và các hợp chất chứa nhóm Amin khác;
-
Sản xuất thuốc trừ sâu: Metylamin được sử dụng trong quá trình sản xuất một số loại thuốc trừ sâu. Các hợp chất metylamin có khả năng tác động lên các enzim trong cơ thể sinh vật gây hại để từ đó giúp ngăn chặn sự phát triển của chúng;
-
Sản xuất dược phẩm: Một số loại dược phẩm (đặc biệt là các thuốc an thần, thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống trầm cảm…) cũng có thể được tổng hợp từ dung dịch metylamin;
-
Chất xúc tác trong hóa học: Metylamin có thể được sử dụng làm chất xúc tác trong các phản ứng hóa học. Dung dịch metylamin cũng được sử dụng trong phản ứng tạo thành các hợp chất Amin khác giúp làm tăng hiệu suất của các phản ứng tổng hợp;
-
Phản ứng thử nghiệm trong phòng thí nghiệm: Dung dịch metylamin có thể được sử dụng trong các thí nghiệm hóa học để thử nghiệm tính kiềm của các dung dịch hoặc nhằm mục đích phân tích các phản ứng của nhóm Amin;
-
Chất điều chỉnh độ pH: Dung dịch Metylamin có tính kiềm mạnh, vì vậy dung dịch này có thể được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm để điều chỉnh độ pH của một số sản phẩm;
-
Ứng dụng trong sinh học phân tử: Trong nghiên cứu sinh học, dung dịch metylamin có thể được sử dụng để tổng hợp các hợp chất sinh học;
-
Sản xuất dimetylamin và trimetylamin: Dung dịch Metylamin có thể được dùng làm nguyên liệu để tổng hợp dimetylamin và trimetylamin – đây là những chất hữu cơ quan trọng trong nhiều ứng dụng công nghiệp và ứng dụng sinh học. Tuy nhiên, dung dịch metylamin cũng là một chất có tính độc tính mạnh và có thể gây hại nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải, vì vậy cần phải tuân thủ các biện pháp an toàn trong quá trình sử dụng dung dịch metylamin.
3. Lưu ý khi sử dụng dung dịch metylamin trong nước:
Khi sử dụng dung dịch metylamin cần lưu ý các điểm sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
(a) Tính chất độc hại:
-
Dung dịch metylamin vô cùng độc hại, đặc biệt có thể gây hại và gây kích ứng với da/mắt hoặc đường hô hấp. Dung dịch metylamin được coi là một hợp chất có tính kích ứng rất mạnh, nó có thể gây ra rất nhiều phản ứng dị ứng khác nhau như: Kích ứng da, kích ứng mắt và hô hấp. Nếu để cho dung dịch metylamin tiếp xúc trực tiếp với mắt hoặc da thì có thể gây ra cảm giác bỏng/đỏ da, và thậm chí là có thể gây ra nhiều tổn thương nặng nếu không được xử lý kịp thời;
-
Dung dịch metylamin có khí độc. Dung dịch metylamin có mùi khai mạnh, vì thế nó gây ra cảm giác khó chịu cho người tiếp xúc hoặc cũng có thể gây ra kích ứng hít phải. Nguy hiểm hơn, nếu hít phải khí metylamin ở nồng độ cao thì còn có thể gây ra hiện tượng kích ứng niêm mạc mũi, kích ứng cổ họng hoặc thậm chí là tổn thương hệ hô hấp.
(b) Biện pháp bảo vệ khi sử dụng:
-
Dung dịch metylamin rất độc vì vậy cần phải có biện pháp bảo vệ khi tiếp xúc. Cần phải đeo thiết bị bảo hộ như găng tay, kính bảo hộ và khẩu trang… nếu phải tiếp xúc trực tiếp với dung dịch này, đặc biệt là khi làm việc trong không gian kín hoặc không gian có thể sinh ra khí metylamin;
-
Sử dụng dung dịch metylamin trong không gian thoáng mát. Tức là dung dịch metylamin cần được sử dụng trong phòng thoáng khí, thông gió tốt để có thể hạn chế tối đa sự tích tụ của khí metylamin trong không khí. Có thể sử dụng máy hút mùi hoặc hệ thống thông gió chuyên dụng để thoát khi metylamin;
-
Tránh tiếp xúc trực tiếp, không để dung dịch metylamin tiếp xúc với da/mắt hoặc niêm mạc, Trong trường hợp chẳng may tiếp xúc dung dịch metylamin với mắt, da thì cần phải vệ sinh ngay với nước sạch.
(c) Xử lý sự cố:
-
Trong trường hợp tiếp xúc dung dịch trực tiếp với da hoặc mắt thì cần phải xử lý ngay lập tức, rửa ngay bằng nước sạch ít nhất trong khoảng thời gian 15 phút sau khi tiếp xúc. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc không ổn định hơn, nhận thấy có dấu hiệu tổn thương thì cần phải ngay lập tức đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời;
-
Trong trường hợp hít phải khí, nếu nhận thấy có dấu hiệu khó thở hoặc ho ngay sau đó thì cần phải nhanh chóng di chuyển ra ngoài khu vực không có khí độc, không gian thoáng mát để dễ dàng hít thở không khí trong lành hơn. Nếu như triệu chứng không giảm thì cần phải tìm kiếm sự giúp đỡ của các cơ sở y tế ngay lập tức;
-
Trong trường hợp dung dịch bị đổ, cần phải xử lý ngay lập tức bằng cách lau sạch (có thể sử dụng vải thấm hoặc sử dụng các chất hấp thụ như đất, cát…) và sau đó thu gồm các vật liệu đã bị nhiễm bẩn, cho vào bao bì an toàn để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
(d) Lưu trữ dung dịch metylamin:
-
Nơi lưu trữ cần phải đảm bảo tính an toàn. Dung dịch metylamin cần phải được lưu giữ trong chai hoặc bình đóng kín, hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao. Nên lưu giữ dung dịch metylamin trong các khu vực khô ráo và thoáng mát, tuyệt đối tránh xa các nguồn lửa hoặc nhiệt;
-
Đối với bao bì và nhãn mác cần phải thể hiện đầy đủ thông tin. Các bao bì chứa dung dịch metylamin cần phải có nhãn mác rõ ràng, thông báo về nguy hiểm và các thông tin cần thiết về cách thức xử lý khi xảy ra sự cố.
(e) Chú ý về phản ứng hóa học:
-
Tương tác với axít: Dung dịch metylamin có tính kiềm cao, có khả năng phản ứng với axít. Khi sử dụng cần phải đặc biệt chú ý, không được để dung dịch phản ứng với các chất axít mạnh;
-
Tác dụng với vật liệu: Tránh để dung dịch tiếp xúc với các vật liệu nhạy cảm hoặc các vật liệu dễ bị ăn mòn như kim loại… vì dung dịch metylamin có thể làm hư hỏng các vật liệu đó.
(f) Đảm bảo an toàn lao động:
-
Cần phải tiến hành các hoạt động và hướng dẫn đảm bảo an toàn lao động. Những người mới làm việc và mới tiếp xúc với dung dịch cần phải được đào tạo bài bản, đầy đủ về nguy cơ xảy ra rủi ro, biện pháp an toàn và cách thức xử lý sự cố. Việc hiểu rõ tính chất hóa học của dung dịch này sẽ giúp cho người lao động giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn;
-
Cần phải cung cấp dụng cụ bảo vệ cá nhân trong quá trình lao động. Ngoài găng tay và kính bảo vệ thì người lao động nên sử dụng quần áo bảo hộ khi làm việc trong môi trường tiếp xúc với dung dịch này;
-
Tuyệt đối không sử dụng dung dịch trong môi trường có khả năng xảy ra cháy nổ. Dung dịch này dễ dàng bắt lửa nếu có sự tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt, vì vậy không nên sử dụng dung dịch metylamin trong môi trường có nguy cơ cháy nổ.
THAM KHẢO THÊM: