Mâu thuẩn xảy ra, có người chọn cách im lặng bình tĩnh giải quyết, nhưng cũng có người không làm chủ được hành động, hành vi của mình dẫn đến thực hiện hành vi giết người. Vậy đối với trường hợp dùng dao đâm chém làm chết người đi tù bao nhiêu năm?
Mục lục bài viết
1. Dùng dao đâm chém làm chết người đi tù bao nhiêu năm?
Câu hỏi: Chào Luật sư, Em tôi là Lan năm nay 34 tuổi. Người đâm em gái tôi là chồng của cô ấy tên là Minh. Em gái tôi kết hôn sinh sống được một thời gian thì nhận thấy giữa không còn điểm chung và không thể duy trì cuộc hôn nhân. Do đó, em tôi chọn cách ly hôn, ngày đến phiên tòa sơ thẩm tại
Chào bạn, trước hết chúng tôi rất lấy làm tiếc và chia buồn đến gia đình bạn. Chúng tôi gửi đến bạn câu trả lời sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 123
– Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
+ Giết từ 02 người trở lên;
+ Giết người có độ tuổi dưới 16 tuổi;
+ Giết phụ nữ mà biết người đó đang có thai;
+ Giết người đang thực hiện thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
+ Người thực hiện hành vi giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
+ Người thực hiện hành vi giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Người thực hiện hành vi giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
+ Người thực hiện hành vi giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
+ Người thực hiện hành vi giết người thực hiện tội phạm một cách man rợ;
+ Người thực hiện hành vi giết người ằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
+ Người thực hiện hành vi giết người ằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
+ Người nào thuê giết người hoặc giết người thuê;
+ Người thực hiện hành vi giết người có tính chất côn đồ;
+ Người thực hiện hành vi giết người có tổ chức;
+ Người thực hiện hành vi giết người tái phạm nguy hiểm;
+ Người thực hiện hành vi giết người vì động cơ đê hèn.
– phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123.
– Người đang chuẩn bị phạm tội này, thì sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
– Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Theo đó, trong trường hợp này việc em rể của bạn mang dao theo sẵn thể hiện được ý định giết người hoặc cố ý gây thương tích đối với em gái bạn ngay từ đầu. Với hành vi đam nhiều nhát vào vùng bụng của em bạn thì em rể của bạn có sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội giết người” theo quy định tại Điều 123
2. Dùng dao đâm chém gây thương tích đi tù bao nhiêu năm?
Câu hỏi: Chào Luật sư, Tôi là Hương năm nay 26 tuổi. Hàng xóm tôi là một người rất vô lý. Nhà anh ta hiện đang tranh chấp đất đai với gia đình tôi. Đất nhà tôi đã được ghi chi tiết trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mà anh ta cố tình cãi bằng được. Sau khi không cãi được tôi thì anh ta đã làm càn. Trong lúc cãi nhau, anh ta đã chạy vào nhà lấy một con giao cắt trái cây ra đâm tôi 3 nhát, trong đó 2 nhát ở đùi, 1 nhát ở cánh tay. Vết thương trúng động mạch chủ ở đùi nên tôi bị mất máu rất nhiều và được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện K. Và được xác định tỉ lệ thương tật là 24%. Vậy đối với trường hợp này, tôi có thể kiện anh ta tội gì, và anh ta phải đi tù bao nhiêu năm?
Chào bạn, gửi đến bạn câu trả lời sau:
Theo Điều 134
– Người nào cố ý gây thương tích đối với người khác thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi sử dụng hung khí nguy hiểm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11%;
– Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với hành vi sử dụng hung khí nguy hiểm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
– Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm đối với ngưởi có hành vi sử dụng hung khí gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
– Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm đối với người có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, hoặc dẫn đến chết người;
– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với người hành vi gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe của người khác mà dẫn tới một trong các hậu quả sau:
+ Người cố ý gây thương tích đối với người làm chết 02 người trở lên;
+ Người cố ý gây thương tích gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
+ Người cố ý gây thương tích gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Như vậy, đối trường hợp của hàng xóm bạn thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý gây thương tích với mức phạt tù từ cải tạo không giam giữ đến phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
3. Cấu thành tội phạm tội cố ý gây thương tích:
3.1. Chủ thể của tội phạm:
– Người thực hiện hành vi là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
– Chủ thể của tội phạm này được xác định không phải là chủ thể đặc biệt.
– Theo căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì chủ thể của tội phạm này bao gồm:
+ Người từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi tội phạm.
3.2. Khách thể của tội phạm:
– Người thực hiện hành vi vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người (quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe).
3.3. Mặt khách quan của tội phạm:
– Người phạm tội thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, thực hiện hành vi tác động nhằm gây ra thương tích, thiệt hại về sức khỏe cho người khác. Sử dụng hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác tác động lên cơ thể người khác gây tổn thương cho họ.
– Thực hiện các hành vi thường thấy như: đánh, đập, đâm, chém, đấm đá,…
– Công cụ, phương tiện gây thương tích: Người thực hiện hành vi cấu thành tội phạm tội cố ý gây thương tích sẽ dựa vào mức độ thương tổn sức khỏe, tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân nên việc sử dụng công cụ, phương tiện gây thương tích không phải là yếu cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, đối với việc sử dụng công cụ, phương tiện là hung khí, vũ khí để thực hiện hành vi phạm tội sẽ là yếu tố để định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự.
– Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả:
+ Đối với hành vi đánh người gây thương tích phải là nguyên nhân cơ bản, trực tiếp dẫn tới hậu quả đã làm thiệt hại về sức khỏe, gây thương tích cho nạn nhân;
+ Đối với những thương tích khác không phải do hành vi cố ý gây thương tích của tội phạm gây ra thì người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự;
+ Hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phải là những thương tích cả về mặt vật chất, tinh thần. Thương tích này đòi hỏi phải thực tế, khách quan, có thể nhìn thấy và giám định được.