Đối với mỗi quốc gia thì việc xây dựng một nền chính trị phù hợp là điều được quan tâm nhiều nhất. Tùy theo mỗi hoàn cảnh mà việc áp dụng tư tưởng Đức trị hay Pháp trị cần phải cân nhắc và lựa chọn để có thể cân bằng và áp dụng hiệu quả. Vây, Đức trị là gì? Pháp trị là gì?
Mục lục bài viết
1. Đức trị là gì?
Đức trị là học thuyết chính trị có ảnh hưởng lớn đế đời sống của con người, đặc biệt là trong tư tưởng, văn hóa tinh thần. Đức ở đây chính là dùng tài đức, đạo đức của bản thân người lãnh đạo để quản lý đất nước. Cũng nhiều người tin rằng muốn thành công phải có niềm tin, phải lựa chọn người có tư cách đạo đức tốt, mang yếu tố của người cầm quyền để lấy được niềm tin từ nhân dân. Chính vì vậy, đức trị được xem là yếu tố quyết định đối với vận mệnh đất nước, người lãnh đạo cần lấy cái tâm, cái đức kết hợp với cái tài để có thể cảm hóa và tạo lòng tin lâu dài từ nhân dân. Đây cũng là quan điểm rất đúng, tuy nhiên, việc quản lý đất nước cần phải biết kết hợp của hai yếu tố là đức và tài, áp dụng những đạo đức thành những quy định của pháp luật để có thể lãnh đạo đất nước tốt hơn. Vì nhiều trường hợp sử dụng đức để quản lý con người sẽ gây ra nhiều bất cập, một số ít sẽ có tư tưởng ngược lại và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
2. Pháp trị là gì?
Pháp trị được hiểu là một chế độ pháp luật của những người thống trị, trong nền chính trị này để có thể quản lý và lãnh đạo họ sẽ xây dựng những quy định gia pháp luật, trong đó có tất cả những quy tắc, quy phạm và bắt buộc tất cả mọi người phải hoạt động và làm việc dựa theo cơ chế này. Pháp trị có mối quan hệ lâu dài với dân chủ, không thể tách rời, nó có chung hàm nghĩa với nền chính trị lập hiến, điểm cơ bản của pháp trị chính là lấy pháp để hạn chế đi một phần quyền lực của chính phủ, bảo đảm được nền dân chủ cũng như quyền lợi của nhân dân, mang ý nghĩa khái quát hơn đó chính là quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân.
3. So sánh tư tưởng đức trị và tư tưởng pháp trị:
3.1. Điểm giống nhau:
Cả hai tư tưởng này đều hướng đến chung một đối tượng đó chính là mang tư tưởng lãnh đạo, tìm ra con đường lãnh đạo phù hợp với tình hình chính trị, vì sự phồn hoa, thịnh vượng của một đất nước.
3.2. Điểm khác nhau:
Một, lợi và hại
Pháp trị đã mang lại khá nhiều lợi ích cho nhân dân, cho nền chính trị khi lấy tư tưởng pháp luật làm cơ chế để điều chỉnh mọi hoạt động của con người, và bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng hoạt động theo những quy định, nguyên tắc đã đặt ra. Mục đích của việc thiết lập ra nền tư tưởng pháp trị chính là vì nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân, quyền lực này thuộc về nhân dân và nhiệm vụ của chính phủ là phải giữ luật, là bố cục cơ bản của pháp trị. Bên cạnh đó, mặt hại của tư tưởng này cũng đã mang lại nhiều tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến những chính sách cũng như những nguyên tắc đã đặt ra trước đó. Công hiệu của tư tưởng pháp trị đã không được áp dụng triệt để, hiệu quả chỉ có một thời gian ngắn, mà không phải là lâu dài. Một số bộ phận cán bộ, công viên chức đã có những hành vi sai lệch. Đối tượng không pháp trị có thể thi hành chức năng của mình cũng có tính giới hạn rất lớn.
Đối với đức trị những lợi hại hầu như ngược lại với quản lý pháp trị, ưu điểm khuyết điểm trái ngược nhau. Đức trị mang lại những niềm tin, giáo hóa dựa vào những tư tưởng để có thể giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, hiệu quả của tư tưởng này sẽ chậm hơn so với tư tưởng pháp trị. Việc hình thành những tư tưởng, văn hóa, đạo đức nếp sống lý tưởng, xây dựng quan niệm giá trị chung thì mất thời gian, quyết không thể một sớm một chiều mà có thể thay đổi cách nhìn nhận, quan điểm hay niềm tin của nhân dân dành cho chính quyền. Chình vì vậy, cũng đã mang lại một số vấn đề tiêu cực khi một lượng ít người dân vẫn chưa có niềm tin vào nhà nước, họ dễ bị lôi kéo vào những tổ chức có mục đích chống phá chính quyền. Việc xây dựng những quan điểm, những nề nếp trong cộng đồng cần phải nhanh chóng được đặt ra để giải quyết những vấn đề , dùng nó để ngăn cấm, hạn chế dự lan truyền những tư tưởng chính trị không phù hợp. Đặc biệt là trong khi quản lý xuất hiện hỗn loạn, đòi hỏi dẹp loạn để xây dựng trật tự, làm cho quản lý nhanh chóng từ không nề nếp chuyển biến thành có nề nếp.
Hai, chức năng
Pháp trị dựa vào sức răn đe đề duy trì, răn đe từ ngoài tới. Bắt buộc mọi cá nhân, tổ chức nào cũng phải thực hiện theo những nguyên tắc, quy phạm pháp luật đã đặt ra.
Đức trị có chức năng chính là cảm hóa con người dựa vào những hoạt động, những giá trị đạo đức mang lại, dựa vào những giáo hóa để hoàn thành khống chế bên trong con người. Cũng tức là biến những mục tiêu của con người trở thành sự thật.
Ba, Đức trị và Pháp trị bổ sung cho nhau
Nếu nhìn theo từng cái riêng lẻ chúng ta sẽ thấy mỗi một tư tưởng sẽ có những giá trị tư tưởng riêng biệt, tuy nhiên khi xem xét dưới góc độ lợi ích thì chúng ta sẽ nhận thấy cả hai tư tưởng này lại đang bổ sung cho nhau, đối với đối tượng khác nhau, trường hợp khác nhau thì hành động đường lối quản lý khác nhau, làm quản lý thích ứng mọi lĩnh vực, trạng thái và có tính linh hoạt khác nhau. Dưới góc độ của người lãnh đạo pháp trị, việc tạo ra những quy phạm pháp luật để có thể khái quát hết được những vấn đề trong đời sống xã hội đã là cả một qua trình nghiên cứu. Sau đó để có thể phổ cập những quy định đó đến nhân dân thực hiện theo thì cần cả một quá trình xem xét tính phù hợp, mức độ hưởng ứng của nhân dân. Chính vì vậy, là một người quản lý, sau khi xây dựng được hệ thống quản lý Pháp trị cần thiết, trọng tâm của công tác nên chuyển sang quản lý Đức trị, hơn nữa cần nắm lâu dài mãi mãi. Pháp trị thuộc về quản lý mang tính chiến thuật. Loại quản lý này, trong thời gian ngắn, có khả năng không thể vì vậy mà xem nhẹ nó. Về quản lý không thể vội vã cầu lợi, phiến diện theo đuổi lợi ích có ngay, mà phải xây dựng quan niệm lấy Đức trị làm hạt nhân, năm chắc chiến lược, tổ chức mới có tiền độ, mới có tương lai phát triển thịnh vượng.
Chính vì vậy, hai tư tưởng này từ lâu đã xuất hiện và bổ sung cho nhau một cách chặt chẽ, Đức trị và Pháp trị biến đổi theo thời thế. Pháp trị là cơ sở là tiền đề của thực thi Pháp trị. Và ngược lại Pháp trị muốn thực sự có tác dụng cần có, cũng không thể tách rời sự phối hợp của Đức Trị.
4. Một số quy định về chế độ chính trị của Hiến pháp 2013 :
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Đây là quan điểm của Hồ chủ tịch để lại từ bao thế hệ, mọi quyền lực, lợi ích đều phục vụ cho lợi ích của nhân dân, lấy nhân dân làm gốc.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây là ba nhánh quyền lực được phân chia tam quyền phần lập với nhau, cùng nhau hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong nhiều vấn đề của đất nước. Ba nhánh quyền lực này đều có những vai trò và nhiệm vụ khác nhau.
Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. Thông qua phương thức bầu cử theo nhiệm kỳ 5 năm, người dân trong cả nước sẽ thực hiện quyền bầu cử của mình để bầu ra những người đại biểu tiêu biểu thay mình làm việc với cơ quan nhà nước, đưa những nguyện vọng, tư tưởng của người dân đến Quốc hội.
Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đây là những cơ quan giúp việc trực tiếp cho Đảng và Nhà nước. Và chịu trách nhiệm trực tiếp đối với những vấn đề liên quan đến hoạt động của mình.
– Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đây chính là một trong những phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân, quyền làm chủ của nhân dân trong công cuộc quản lý và phát triển đất nước.
– Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.
– Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
– Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.
Ngoài ra, Hiến pháp nước ta còn quy định một số nội dung liên quan đến quyền con người như sau:
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Bên cạnh những quyền lợi nhận được thì người dân cũng cần thực hiện những nghĩa vụ cho đất nước. Ví dụ như: Nghĩa vụ nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ quân sự, yêu nước, trung thành với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…
Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Quyền của mỗi người đã được pháp luật nước ta quy định chi tiết và bảo vệ, hiện nay có nhiều vấn đề liên quan đến quyền của người như quyền bí mật thư tín, thông tin cá nhân…
Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Như vậy, nhà nước ta đã ban hành ra Hiến pháp và trải qua nhiều năm thì tư tưởng chính trị cũng như những vấn đề liên quan đến quyền lợi của nhân dân và vận mệnh chung của đất nước. Mọi cá nhân cũng như tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa…đều phải hoạt động theo nguyên tắc chung của Hiến pháp.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Hiến pháp 2013.