Hiện nay, các doanh nghiệp Việt nam mở rộng phạm vi hoạt động của mình không chỉ trong nước mà còn nước ngoài nên doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án nước ngoài diễn ra rất phổ biến. Vậy, Nhà nước có quy định nào về việc đưa người lao động sang làm công trình trúng thầu ở nước ngoài?
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài:
- 2 2. Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài có bắt buộc phải báo cáo việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc không?
- 3 3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài khi đưa người lao động đi làm việc:
- 4 4. Doanh nghiệp trúng thầu dự án ở nước ngoài không trực tiếp tổ chức đưa người lao động đi làm việc thì sẽ bị phạt thế nào?
- 5 5. Trường hợp được giảm tiền phạt khi doanh nghiệp trúng thầu dự án ở nước ngoài có vi phạm?
1. Điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài:
Căn cứ theo Điều 30 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài phải đảm bảo yếu tố cơ bản sau:
– Doanh nghiệp Việt Nam có hợp đồng trúng thầu hoặc được nhận thầu công trình dự án ở nước ngoài;
– Nhận được thông báo về việc trúng thầu nhận thầu công trình dự án ở nước ngoài các doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc. Phương án được lập ra phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc. Doanh nghiệp cũng có trách nhiệm trong việc báo cáo với Bộ lao động thương binh và xã hội về vấn đề này.
– Với những người lao động được đưa đi làm việc trong công trình trúng thầu ở nước ngoài thì người lao động này phải đang làm việc cho chính doanh nghiệp trúng thầu nhận thầu.
2. Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài có bắt buộc phải báo cáo việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc không?
Căn cứ theo Điều 31 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, doanh nghiệp trúng thầu bắt buộc phải thực hiện việc báo cáo về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc theo quy định:
– Thời hạn 20 ngày trước ngày đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình dự án phải tiến hành báo cáo lên Bộ Lao động- Thương binh và xã hội. Quá trình báo cáo thông thường liên quan đến các phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cùng với đó là bản hợp đồng trúng thầu, nhận thầu công trình dự án ở nước ngoài;
– Phương án được báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo những nội dung như sau:
+ Để quản lý tốt được việc sử dụng người lao động ở nước ngoài thì trong phương án phải nêu rõ được nội dung về số lượng người lao động đưa đi, giới tính của những người lao động này, các ngành nghề công việc cụ thể, thời hạn làm việc, thời giờ làm việc; Ngoài ra, thể hiện được những chế độ khác của người lao động như làm thêm giờ, tiền lương, chế độ khám bệnh, điều kiện sinh hoạt, điều kiện làm việc trong môi trường lành mạnh, được chữa bệnh khi mắc những bệnh trong quá trình làm việc và được giải quyết những quyền lợi, chế độ với người lao động; Trong trường hợp khi xảy ra tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp và những quyền lợi chế độ khác có liên quan đến người lao động;
+ Với những doanh nghiệp đưa người lao động sang làm việc tại công trình trúng thầu ở nước ngoài cần có trách nhiệm đưa người lao động trở về nước khi gặp những trường hợp như thiên tai dịch bệnh chiến tranh, bất ổn chính trị, khi nền kinh tế bị suy thoái, ảnh hưởng lớn kinh tế và đời sống người lao động hoặc những tình trạng khẩn cấp hoặc những lý do bất khả kháng khác;
– Bộ Lao động – Thương binh và xã hội sau khi nhận được phương án mà doanh nghiệp đưa lên thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án này phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp nêu lên ý kiến đồng thuận hoặc không chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận thì phải nêu rõ được Lý do trình bày trong văn bản gửi lại cho doanh nghiệp;
– Sau khi được phê duyệt phương án đưa người lao động đi nước ngoài và người lao động đã được xuất cảnh thì doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu trong vòng 5 ngày phải cập nhật lại thông tin về người lao động trên hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài khi đưa người lao động đi làm việc:
Theo sự ghi nhận tại Điều 32 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì doanh nghiệp phải có quyền và nghĩa vụ với chính người lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài theo công trình trúng thầu của mình, cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác rõ ràng các thông tin về điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt, những quyền lợi xoay quanh về chế độ của người lao động làm việc tại công trình dự án này;
– Trước khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải tiến hành tổ chức để người lao động được tham gia những khóa học cơ bản về giáo dục định hướng và những cá nhân này được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng. Yêu cầu này đảm bảo cho việc người lao động có những thông tin cơ bản về công việc của mình cũng như là hỗ trợ người lao động có thể dễ hòa nhập hơn trong môi trường làm việc mới;
– Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo diện được đưa đi sang các công trình trúng thầu không phải tự mình thực hiện thủ tục này mà doanh nghiệp phải tiến hành tổ chức trực tiếp đưa đi vào quản lý sử dụng;
– Giao kết về hợp đồng làm việc tại các công trình trúng thầu ở nước ngoài có thể được ghi nhận trong
– Đảm bảo sức khỏe trong quá trình làm việc là yếu tố quan trọng duy trì năng suất hiệu quả công việc nên doanh nghiệp cần bảo đảm việc kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm cả sức khỏe sinh sản và khám bệnh chữa bệnh khi không may người lao động bị ốm đau tai nạn trong quá trình làm việc. Trong trường hợp người lao động bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bị tai nạn hoặc ốm đau đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm đưa người lao động trở về nước và chịu chi phí liên quan;
– Trong thời gian đang làm việc tại các công trình chúng ta ở nước ngoài nếu người lao động không may bị ốm đau tai nạn trong quá trình làm việc. Trong trường hợp người lao động bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bị tai nạn hoặc ốm đau đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm đưa người lao động trở về nước và chịu chi phí liên quan;
– Trong thời gian đang làm việc nếu người lao động không may bị chết thì doanh nghiệp phải tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết về nước. Những chi phí phát sinh trong việc di chuyển doanh nghiệp phải chi trả; Ngoài ra, còn có trách nhiệm bồi thường và trợ cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với những người lao động bị chết ở nước ngoài;
– Doanh nghiệp cần có sự phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động trong thời gian làm việc tại đây. Theo định kỳ, doanh nghiệp phải tiến hành báo cáo với cơ quan này để hỗ trợ người lao động một cách tối đa;
– Có trách nhiệm về việc thông báo, báo cáo sau khi hoàn thành hợp đồng trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài. Đồng thời, còn phải báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội;
– Khi xảy ra những tranh chấp liên quan đến người lao động làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và kết hợp với các cơ quan tổ chức liên quan của nước mà người lao động đến làm việc để giải quyết tranh chấp này; vấn đề phát sinh như người lao động chết bị tai nạn; họ bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tài sản hoặc trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế, tình trạng khẩn cấp và những lý do bất khả kháng khác thì doanh nghiệp cũng phải phối hợp thực hiện với các cơ quan tổ chức có liên quan để giải quyết vấn đề này.
4. Doanh nghiệp trúng thầu dự án ở nước ngoài không trực tiếp tổ chức đưa người lao động đi làm việc thì sẽ bị phạt thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 43 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ghi nhận nếu doanh nghiệp có những hành vi vi phạm quy định về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng áp dụng với mỗi người lao động. Mức phạt tiền không quá 200.000.000 đồng nếu xuất hiện hành vi sau:
– Trốn tránh, có hành vi không tổ chức để đảm bảo cho người lao động Việt Nam được tham gia khóa học giáo dục định hướng trước khi sang nước ngoài làm việc;
– Doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ hoặc thông tin cung cấp không chính xác hoặc thông tin chưa rõ ràng về một trong các nội dung: làm rõ về điều kiện làm việc; điều kiện sinh hoạt; quyền lợi hoặc chế độ của người lao động làm việc tại công trình, dự án của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài;
– Ngoài ra, hành vi không trực tiếp tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là đang có vi phạm nghiêm trọng
Như vậy, Doanh nghiệp trúng thầu dự án ở nước ngoài có trách nhiệm phải đưa trực tiếp người lao động sang làm việc. Nếu không chấp hành theo quy định thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với mỗi người lao động.
5. Trường hợp được giảm tiền phạt khi doanh nghiệp trúng thầu dự án ở nước ngoài có vi phạm?
Căn cứ Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2022 thì doanh nghiệp có thể được miễn, giảm tiền phạt khi có những yếu tố sau:
– Quyết định xử phạt được áp dụng với doanh nghiệp có vi phạm nhưng quyết định này vẫn có thể được giảm một phần tiền phạt đã được hoãn thi hành theo quy định tại Điều 76 của Luật này được quy định như sau:
+ Những đối tượng gặp gặp khó khăn về kinh tế liên tiếp do ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn. Đánh giá tính chính xác của tình trạng khó khăn này thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
+ Xét trên thực tế, các tổ chức liên tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc xuất hiện thay đổi bất ngờ, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp về vấn đề này;
– Cá nhân, tổ chức có những lý do chính đáng để được miễn, giảm tiền phạt cần chuẩn bị đơn đề nghị giảm, miễn tiền phạt kèm theo xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này và tiến hành gửi đến cá nhân đã ra quyết định xử phạt.
Sau khi tiếp nhận được đơn miễn giảm phạt thì trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, người ra quyết định xử phạt sẽ xem xét, đưa ra quyết định việc miễn giảm này. Nếu đồng ý miễn giảm mức phạt thì cần thông báo cho người có đơn đề nghị giảm, miễn; Nếu không chấp thuận vấn đề này thì người có thẩm quyền nêu rõ lý do không đồng ý giảm, miễn mức phạt;
– Những giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ thì cá nhân, tổ chức được giảm, miễn tiền phạt được nhận lại những tài liệu này theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.
Như vậy, Doanh nghiệp trúng thầu dự án ở nước ngoài có thể được giảm tiền phạt khi đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền và phải có đơn đề nghị giảm, miễn tiền phạt kèm theo xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gửi người đã ra quyết định xử phạt.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;
– Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.