Sau 55 năm bãi bỏ chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận, Luật Dự thảo đã công nhận rõ ràng hai chế độ tài sản vợ chồng trong hôn nhân.
Sau 55 năm bãi bỏ chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận, Luật Dự thảo đã công nhận rõ ràng hai chế độ tài sản vợ chồng trong hôn nhân.
“1. Vợ chồng có quyền lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hoặc theo luật định.
2. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng trong trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận về xác lập chế độ tài sản hoặc thỏa thuận đó bị Tòa án tuyên bố vô hiệu”.(Điều 26a.Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng).
Tuy nhiên, dù chọn chế độ nào, các bên vẫn phải tôn trọng những nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng, đó là: “1. Vợ, chồng có nghĩa vụ đảm bảo những điều kiện vật chất cho nhu cầu thiết yếu của gia đình; 2. Lao động trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; 3. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung; có quyền tự mình quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ các trường hợp được quy định tại Luật này; 4. Việc thực hiện các quan hệ về tài sản của vợ chồng phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;5. Vợ, chồng vi phạm quy định về chế độ tài sản của vợ chồng thì phải bồi thường theo yêu cầu của bên kia”.
Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng được quy định rõ ràng tại điều 26i: “1. Thỏa thuận về xác lập chế độ tài sản của vợ chồng phải được lập trước khi đăng ký kết hôn và chỉ có hiệu lực kể từ ngày đăng ký kết hôn.”Trong trường hợp có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân, thời điểm có hiệu lực của những thỏa thuận đó được xác định theo quy định tại Điều 26m của Luật này.” Với hai phương án:
“1.Phương án 1:
Sau hai năm áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận, vợ chồng có quyền thoả thuận sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi chế độ tài sản đó.
Phương án 2:
Vợ chồng có quyền thoả thuận sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi chế độ tài sản theo thỏa thuận.
2. Thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi chế độ tài sản của vợ chồng phải tuân theo những quy định của Điều 26l của Luật này và phải được thông báo cho người có quyền, lợi ích liên quan. Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận được thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi chế độ tài sản của vợ chồng, những người này có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận của vợ chồng vô hiệu theo các căn cứ được quy định tại Điều 26n của Luật này.
Nếu vi phạm nghĩa vụ thông báo thì thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi chế độ tài sản chỉ có hiệu lực đối với hai vợ chồng.
3. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực kể từ ngày
Đối với người thứ ba, việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi chế độ tài sản của vợ chồng chỉ có hiệu lực kể từ ngày việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi này được ghi chú trong Sổ bộ hộ tịch; quyền, nghĩa vụ tài sản phát sinh trước thời điểm này vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
Về nội dung cơ bản của chế độ tài sản theo thỏa thuận được quy định tại điều 26k: “1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng cần có các điều khoản cơ bản sau:
a) Thành phần của khối tài sản riêng, tài sản chung; tài sản để đảm bảo những điều kiện vật chất cho nhu cầu thiết yếu của gia đình;
b) Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản; xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu chung của gia đình và các giao dịch khác liên quan đến tài sản riêng, tài sản chung;
c) Thanh toán, phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản.
2. Trong trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng không có quy định hoặc quy định không rõ ràng thì các quy định từ Điều 26b đến Điều 26g của Luật này và các quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định được áp dụng”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 26l quy định về thủ tục lập thỏa thuận và công bố về chế độ tài sản của vợ chồng : “1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Căn cứ vào văn bản thỏa thuận đã được công chứng, chứng thực Cơ quan đăng ký hộ tịch ghi chú việc lập thỏa thuận về tài sản của vợ chồng vào Sổ bộ hộ tịch. 2. Trong trường hợp Sổ bộ hộ tịch không ghi chú việc các bên đã lập thỏa thuận về tài sản của vợ chồng, thì đối với người thứ ba, tài sản của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản theo luật định, trừ khi trong giao dịch ký kết với người thứ ba này, vợ chồng đã thông báo về việc họ có lập chế độ tài sản theo thỏa thuận.
3. Trong trường hợp vợ, chồng thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn vào doanh nghiệp thì khi đăng ký kinh doanh phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh về việc họ đã xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận.
4. Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định tại Điều này”.
Điều 26n quy định các trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu:
“1. Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định trong Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vi phạm các quy định từ Điều 26b đến Điều 26g của Luật này.
3. Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng đến quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và những người khác có liên quan.
4. Chính phủ hướng dẫn các quy định tại Điều này”.
Như vậy, trong Luật sửa đổi bổ sung Luật hôn nhân gia đình sắp tới, chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận rất có thể sẽ được thừa nhận và hợp pháp hóa. Đây là một sự tiến bộ lớn có thể đem lại những ảnh hưởng tích cực đối với hôn nhân.