Ban hành các văn bản pháp luật chưa bao giờ là vấn đề đơn giản và nhanh chóng, bởi lẻ một đất nước có ổn định và phát triển hay không tất cả đều phụ thuộc vào những chính sách nhà nước ban hành. Vậy dự thảo luật là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Dự thảo luật là gì?
- 2 2. Quy định về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật:
- 3 3. Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi):
- 4 4. Xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến của Bộ Tư pháp:
- 5 5. Xây dựng dự thảo Báo cáo của Chính phủ về tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự:
1. Dự thảo luật là gì?
Đối với một quốc gia thì việc xây dựng hệ thống chính trị rất quan trọng, nó quyết định đến mọi hoạt động trong đời sống của xã hội. Chính vì vậy, việc xây dựng các văn bản luật là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Để có thể ban hành được một văn bản có giá trị pháp lý cao thì cần rất nhiều đóng góp, công sức của những nhà chính trị, những cán bộ cấp cao chuyên ngành và đặc biệt đó chính là ý kiến của nhân dân về những điều khoản đó có mang lại hiệu quả hay chưa phù hợp với tình hình thực tế. Do đó, trước khi ban hành một văn bản luật Nhà nước ta sẽ tổ chức lấy ý kiến của người dân về dự thảo luật.
Theo đó, dự thảo luật được hiểu là giai đoạn xem xét một bản thảo luật do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành và cần được trình lên để lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo đó để có thể bổ sung, sửa đổi phù hợp trước trình cho Quốc hội xem xét, quyết định thông qua và ban hành có hiệu lực áp dụng.
Dự thảo luật được dịch sang tiếng anh như sau: Draft law
Khái niệm về dự thảo luật được dịch sang tiếng anh như sau:
Draft law is understood as the review phase of a draft law promulgated by a competent agency or organization and needs to be submitted to the people for comments on that draft so that it can be supplemented and amended in accordance with law. before submitting to the National Assembly for consideration, decision to approve and promulgate effective application.
2. Quy định về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật:
Việc lấy ý kiến của nhân dân đối với từng dự thảo luật sẽ có những văn bản hướng dẫn cụ thể chi tiết về quá trình thực hiện và tiến hành để lấy ý kiến của nhân dân về một dự thảo luật. Nhưng nhìn chung thì việc lý ý kiến sẽ bao gồm các nội dung tương tự như việc lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo
Thứ nhất, mục đích
Mục đích đặt ra ban đầu của việc lấy ý kiến nhân dân là cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm triển khai đầy đủ, có hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) (sau đây gọi là Kế hoạch của Chính phủ).
Thứ hai, một số yêu cầu đối với việc lấy ý kiến của nhân dân
- Bám sát nội dung Kế hoạch của Chính phủ, không đưa ra một số nội dung làm lệch lạc nội dung ban đầu dẫn đến việc lấy ý kiến sai.
- Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các đơn vị liên quan thuộc Bộ trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch của Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ và thực hiện đầy đủ nội dung, đúng tiến độ được nêu trong Kế hoạch; Vụ Pháp luật hình sự – hành chính bám sát Kế hoạch, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện;
- Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, cần được ưu tiên tập trung chỉ đạo thực hiện trong Quý III năm 2015.
Thứ ba, nội dung của việc lấy ý kiến
Một, tổ chức tuyên truyền, phổ biến về việc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Việc tuyên truyền này có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn đảm bảo việc đúng tiến độ đã đề ra.
- Tổ chức Lễ công bố Nghị quyết số 972/NQ-UBTVQH13 ngày 13 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
+ Đơn vị thực hiện: Văn phòng Bộ, đây là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc lấy ý kiến của người dân, quản lý và giám sát trong toàn bộ quá trình thực hiện.
+ Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính, thực hiện những công việc dưới sự chỉ đạo của Văn phòng Bộ.
+ Thời gian thực hiện: 15/7/2015 (đã thực hiện).
Hai, xây dựng tài liệu tham khảo phục vụ việc lấy ý kiến Nhân dân
– Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính;
– Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ, Vụ Tư pháp Văn phòng Quốc hội, Vụ Pháp luật Văn phòng Chính phủ;
– Thời gian thực hiện: 13/7/2015 – 20/7/2015.
Những tài liệu này được lập thành văn bản và chuyển trực tiếp đến những cán bọ, ngành, cơ quan có liên quan triển khai. Bộ tư pháp với vai trò phối hợp sẽ xây dựng đề cương báo cáo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương về việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi.
Ba, tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), trọng tâm là những vấn đề xin ý kiến Nhân dân để cung cấp thông tin phục vụ cho việc đóng góp ý kiến của Nhân dân
– Đơn vị thực hiện: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Công nghệ thông tin;
– Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Thời gian thực hiện: Từ ngày 15/7/2015 đến ngày 30/8/2015.
Bốn, mở chuyên trang, chuyên mục để phản ánh, đưa tin, đăng tải kịp thời các ý kiến đóng góp, những sáng kiến, đề xuất của Nhân dân về việc sửa đổi Bộ luật Hình sự
– Đơn vị thực hiện: Báo Pháp luật Việt Nam;
– Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính, các đơn vị thuộc Bộ có liên quan;
– Thời gian thực hiện: Từ ngày 15/7/2015 đến ngày 10/9/2015.
Các Bộ Thông tin và Truyền thông được phân công chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí ở trung ương, địa phương có kế hoạch xây dựng phương án tuyên truyền bằng nhiều hình thức thích hợp với tình hình thực tế tại địa phương mình về việc lấy ý kiến của người dân.
Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan liên quan giúp việc cho những cơ quan này cùng phối hợp với nhau, có trách nhiệm phổ biến nội dung liên quan đến dự thảo luật để cung cấp thông tin phục vụ cho việc lấy ý kiến của nhân dân.
Năm, xây dựng chuyên trang trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp để cung cấp tài liệu, phản ánh, đưa tin, đăng tải kịp thời các ý kiến đóng góp của Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật. Hình sự (sửa đổi)
– Đơn vị thực hiện: Cục Công nghệ thông tin;
– Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính, các đơn vị thuộc Bộ có liên quan.
– Thời gian thực hiện: Từ ngày 15/7/2015 đến ngày 14/9/2015.
3. Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi):
Một, tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp trực tiếp của đại diện các Đoàn đại biểu Quốc hội; các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các viện nghiên cứu, trường đại học; các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, luật sư, luật gia
– Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính;
– Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Cục Công tác phía Nam;
– Thời gian thực hiện: 15/8 – 30/8/2015:
+ Tại thành phố Hà Nội: tuần từ 17 – 21/8/2015 (Đối với các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc);
+ Tại thành phố Hồ Chí Minh: tuần từ 24 – 26/8/2015 (Đối với các tỉnh, thành phố Khu vực phía Nam).
Hai, tổ chức lấy ý kiến đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ
– Đơn vị thực hiện: Các đơn vị thuộc Bộ, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tình hình hình cụ thể của đơn vị mình, tổ chức lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị mình bằng hình thức phù hợp, theo các nội dung quy định tại Phụ lục I Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi);
– Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính;
– Thời gian thực hiện: từ 15/7 đến 05/9/2015.
Ba, tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đối với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp
– Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính.
– Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ.
– Thời gian thực hiện: Từ 10/9/2015 đến 15/9/2015.
Trong quá trình thực hiện những nội dung nêu trên có khó khăn, vướng mắc cần thông tin kịp thời đến Bộ tư pháp; Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.
4. Xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến của Bộ Tư pháp:
Một, tập hợp, tổng hợp Báo cáo kết quả lấy ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ
– Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính;
– Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ tổng hợp kết quả lấy ý kiến của đơn vị mình, xây dựng Báo cáo kết quả theo mẫu chung quy định tại Phụ lục II Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và gửi về Vụ Pháp luật hình sự – hành chính;
– Thời gian thực hiện: trước ngày 10/9/2015
Hai, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến của Bộ Tư pháp
– Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính;
– Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ;
– Thời gian thực hiện: trước ngày 14/9/2015.
5. Xây dựng dự thảo Báo cáo của Chính phủ về tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự:
Một, tập hợp, tổng hợp Báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân của các Bộ, ngành, địa phương và ý kiến của các tổ chức, cá nhân
– Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính;
– Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ, Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Thời gian thực hiện: trước ngày 17/9/2015.
Hai, xây dựng dự thảo Báo cáo của Chính phủ về tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
– Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính;
– Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ, Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Thời gian thực hiện: trước ngày 22/9/2015.
Ba, tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp trực tiếp của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý vào dự thảo Báo cáo của Chính phủ về tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân (sửa đổi)
– Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính;
– Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ, Vụ Pháp luật quốc tế, Cục Công nghệ thông tin, Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Thời gian thực hiện: trước ngày 22/9/2015.
Bốn, tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Báo cáo của Chính phủ về tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) trình Thủ tướng Chính phủ
– Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp luật hình sự – hành chính;
– Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ, các đơn vị thuộc Bộ có liên quan;
– Thời gian thực hiện: trước ngày 23/9/2015.
Báo có kết quả lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo luật sẽ được gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 18/09/2015 đồng thời gửi bản mềm báo cáo qua hộp thư điện tử của Bộ Tư pháp.
Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) trước ngày 23/9/2015.
Như vậy, việc lấy ý kiến của người dâm trong dự thảo luật sẽ được thực hiện tương tự như việc lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 trên nguyên tắc đúng nội dung, kế hoạch và thời gian đề ra. Các ý kiến của người dân cần phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác làm cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo luật trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
- Quyết định 1452/QĐ-BTP năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTG ngày 14/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch của chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi)