Hiện nay, hành vi ngoại tình diễn ra hết sức phổ biến vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng chung quy đây là hành vi trái pháp luật và đáng lên án. Vậy đối với hành vi dụ dỗ vợ người khác ngoại tình bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Dụ dỗ vợ người khác ngoại tình bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định, hình thức một vợ một chồng là hình thức hôn nhân hợp pháp, trong quan hệ hôn nhân vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy với nhau. Nhưng thực tế hiện nay, dù đã kết hôn nhưng một số vợ chồng vẫn có hành vi quan hệ tình dục lén lút với người khác, thậm chí là chung sống như vợ chồng với một người khác không phải là vợ/chồng hợp pháp. Đây chính là hành vi ngoại tình, hành vi này là vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình.
Hành vi ngoại tình là một hành vi vi phạm pháp luật, và bị cấm theo quy định của pháp luật tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình cấm:
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác
+ Hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ
Căn cứ khoản 3.1 Điều 3 Thông tư liên tịch
Pháp luật bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vậy nên hành vi ngoại tình nhưng không chung sống với nhau như vợ chồng có thể không bị xử phạt. Vậy nên hành vi dụ dỗ vợ người khác ngoại tình mà có dấu hiệu chung sống với nhau như vợ chồng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nếu đủ căn cứ thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ Điều 59
– Hành vi đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn thì bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đối với hành vi này nếu bị xử lý hình sự thì căn cứ vào mức độ, hậu quả nghiêm trọng của hành vi gây ra theo quy định tại Điều 182
Như tại khoản 1 Điều 182 của Luật này quy định hành vi ngoại tình mà chung sống với nhau như vợ chồng mà làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì phải chịu một trong các hình thức xử phạt đó là: bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
Tại khoản 2 Điều này thì nếu hậu quả của hành vi chung sống với người khác như vợ chồng làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát hoặc đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó thì phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Cần làm gì khi biết vợ ngoại tình?
Nếu như vợ/chồng đang chung sống hợp pháp với mình mà có hành vi ngoại tình thì đây là hành vi vi phạm quy định về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm minh. Nếu phát hiện ra điều này, bạn có thể thực hiện những cách sau đây:
– Tố cáo hành vi chung sống với nhau như vợ/chồng: Tố cáo tại cơ quan công an nơi người ngoại tình cư trú, bạn cần cung cấp những tài liệu chứng cứ chứng minh cho hành vi vi phạm pháp luật này chẳng hạn như: sống chung công khai, có con chung, có tài sản chung…cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra, xác minh hành vi, nếu nhẹ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, nặng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng.
– Yêu cầu Toà án ly hôn đơn phương: Nếu không thể chấp nhận được việc vợ/chồng ngoại tình, bạn có thể khởi kiện theo thủ tục ly hôn đơn phương tại tòa án huyện nơi người ngoại tình cư trú. Việc nộp đơn khởi kiện ly hôn đơn phương cùng cần kèm theo những tài liệu chứng cứ rõ ràng, để có thể giành được quyền tài sản nhiều hơn hoặc quyền nuôi con do bên kia đang có hành vi vi phạm với mình.
3. Thủ tục ly hôn khi vợ ngoại tình:
Khi một bên vợ/ chồng ngoại tình, nếu muốn ly hôn, trường hợp nếu cả hai đều thuận tình ly hôn thì có thể làm thủ tục ly hôn thuận tình, có thể thỏa thuận nộp đơn ly hôn tại tòa án quận, huyện nơi cư trú của một trong hai bên. Nếu chỉ có một bên yêu cầu thì sẽ làm theo thủ tục ly hôn đơn phương thì có thể nộp đơn ly hôn tại tòa án quận huyện nơi người bị yêu cầu ly hôn cư trú.
Kèm theo đơn ly hôn là những giấy tờ như:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
+ Chứng minh nhân dân, CCCD của vợ, chồng;
+ Giấy khai sinh của con chung (nếu có);
+ Giấy tờ chứng nhận về quyền sở hữu tài sản (trong trường hợp vợ chồng có yêu cầu tòa án chia tài sản chung của vợ chồng).
– Khi nhận hồ sơ khởi kiện ly hôn nếu thuộc thẩm quyền giải quyết thì tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện biết để đến làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó người khởi kiện nộp lại biên lai cho Tòa án, sau đó Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án.
– Thời hạn giải quyết vụ án ly hôn trong thời hạn khoảng 4 tháng kể từ ngày thụ lý. Có thể quyết định gia hạn thêm đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan, Chánh án tòa án ra quyết định nhưng không quá hai tháng. Trong thời hạn này, sẽ tiến hành việc hòa giải thì tùy từng trường hợp, tòa án ra một trong các quyết định:
+ Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hoặc
+ Tạm đình chỉ giải quyết vụ án
+ Đình chỉ giải quyết vụ án
+ Đưa vụ án ra xét xử.
– Tòa án phải mở phiên tòa trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, nếu có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014