Thực hiện các dự án đầu tư là một trong những hoạt động quan trọng khi doanh nghiệp thành lập và cũng là hoạt động có ý nghĩa chiến lược đến sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tìm hiểu dự án đầu tư mới là gì? Phân biệt dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.
Mục lục bài viết
1. Dự án đầu tư mới là gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 về giải thích các thuật ngữ thì:
– Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian nhất định.
– Dự án đầu tư mới là dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đầu tư đang hoạt động.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A được thành lập vào năm 2018 và đến năm 2019, doanh nghiệp A thực hiện dự án đầu tiên là xây dựng nhà chung cư tại quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. Việc doanh nghiệp A thực hiện dự án xây nhà chung cư được gọi là dự án đầu tư mới vì đây là dự án đầu tư thực hiện lần đầu.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp B được thành lập vào năm 2018. Năm 2019, doanh nghiệp B thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy luyện kim. Đến năm 2020, doanh nghiệp B tiếp tục thực hiện dự án đầu tư xây dựng thêm nhà máy sản xuất bao bì. Có thể thấy, việc xây dựng thêm nhà máy sản xuất bao bì là dự án hoạt động đầu tư kinh doanh độc lập với dự án về nhà máy luyện kim nên dự án xây dựng nhà máy để hoạt động sản xuất bao bì là dự án đầu tư mới.
2. Ý nghĩa của việc thực hiện dự án đầu tư mới:
Thực hiện dự án đầu tư mới mang lại ý nghĩa trên những phương diện sau:
2.1. Đối với nhà đầu tư:
Thực hiện dự án đầu tư mới là quá trình doanh nghiệp, nhà đầu tư bước đầu thực hiện việc sử dụng nguồn vốn của mình vào một lĩnh vực nào đó để thực hiện những mục tiêu kinh doanh chiến lược của mình, tạo ra những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường. Thực hiện dự án đầu tư mới giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng tăng trưởng mạnh mẽ nhưng cũng tiềm tàng nhiều rủi ro nếu nhà đầu tư sai lầm trong việc dự toán vốn đầu tư. Vậy nên, trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là dự án đầu tư mới thì doanh nghiệp, nhà đầu tư cần có những tính toán và có sự cân nhắc kỹ lưỡng để đưa doanh nghiệp phát triển và hạn chế việc xảy ra tổn thất, rủi ro.
2.2. Đối với nền kinh tế:
Đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Khi có nhiều các dự án đầu tư mới ra đời, nó sẽ tạo nên các “cú hích” cho kinh tế phát triển. Một nền kinh tế phát triển mình mẽ, tăng trưởng cao là nền kinh tế thu hút được đầu tư từ nhiều chủ thể trong và ngoài nước. Có thể thấy, những lợi ích từ việc thực hiện các dự án đầu tư mới không chỉ mang lại những lợi ích đối với riêng nhà đầu tư, với doanh nghiệp mà còn cả đối với nền kinh tế nói chung, làm gia tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh.
2.3. Đối với xã hội:
Khi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư mới cũng sẽ đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động, qua đó góp phần nâng cao mức sống cho người dân trong xã hội
Bên cạnh những ý nghĩa trên thì đầu tư cũng góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ thông qua việc các nhà đầu tư không ngừng cố gắng tiếp cận công nghệ mới, hiện đại để cải tiến quá trình sản xuất, áp dụng các dây chuyền sản xuất tiên tiến. Chính vì vậy mà để có thể tận dụng được những lợi thế của khoa học công nghệ hiện đại, các quốc gia đang phát triển thường có các chính sách nhằm thu hút hoạt động đầu tư nước ngoài. (Lưu ý: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới)
Thông qua những phân tích trên, bạn đọc đã có cái nhìn khái quát, cơ bản về dự án đầu tư mới là gì và hiểu được ý nghĩa của nó trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay gặp phải là có nhiều nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn về sự khác nhau giữa dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng vì đối với mỗi hình thức đầu tư khác nhau thì sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý, việc hưởng những chế độ ưu đãi cũng khác nhau. Bạn đọc hãy cùng theo dõi Luật Dương Gia giải quyết vấn đề này trong phần tiếp theo là phân biệt dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.
3. Phân biệt dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng:
Thứ nhất, về khái niệm:
– Dự án đầu tư mới là dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đầu tư đang hoạt động.
– Dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.
Ví dụ: Doanh nghiệp A thực hiện xây dựng một dự án khách sạn tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam vào năm 2015. Đến năm 2020, doanh nghiệp A tiếp tục xây dựng thêm một khách sạn tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Trong trường hợp khách sạn tại huyện Núi Thành hoạt động độc lập với khách sạn tại thành phố Tam Kỳ trước đó thì khách sạn tại huyện Núi Thành là dự án đầu tư mới. Còn trong trường hợp doanh nghiệp A muốn phát triển, mở rộng khách sạn tại thành phố Tam Kỳ bằng cách xây dựng thêm chi nhánh tại huyện Núi Thành thì khách sạn tại huyện Núi Thành là dự án đầu tư mở rộng.
Thứ hai, điều kiện để mở rộng dự án:
– Đối với dự án đầu tư mới: pháp luật không quy định về điều kiện đối với việc thực hiện dự án đầu tư mới nhưng ta có thể hiểu việc thực hiện dự án đầu tư mới cũng giống như thực hiện dự án đầu tư và cần đáp ứng những điều kiện chung như cần đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; Phải thực hiện các thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà pháp luật quy định phải đăng ký;…
+ Dự án không bắt buộc đăng ký đầu tư: Dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ Việt Nam đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
+ Dự án đăng ký đầu tư:
Dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ Việt Nam đồng đến dưới 300 tỷ Việt Nam đồng, không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, không thuộc danh mục dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư.
Dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ Việt Nam đồng đến dưới 300 tỷ Việt Nam đồng, thuộc danh mục dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư nhưng nằm trong Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt, đáp ứng các quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế.
4. Các trường hợp áp dụng hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài:
Ngoài ra, đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
+ Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;
+ Đầu tư theo hình thức
+ Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;
+ Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
– Đối với dự án đầu tư mở rộng: bởi lẽ việc thực hiện dự án đầu tư mở rộng đòi hỏi những yếu tố phức tạp hơn so với việc thực hiện dự án đầu tư mới như mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường nên doanh nghiệp muốn mở rộng sự án thì cần đáp ứng các điều kiện khắt khe hơn như sau:
+ Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của
+ Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư.
+ Công suất thiết kế khi đầu tư mở rộng tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế theo luận chứng kinh tế kĩ thuật trước khi đầu tư ban đầu.
Thông qua những phân tích trên, bài viết đang cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề dự án đầu tư mới và qua đó cũng phân biệt dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng nhằm giúp bạn đọc có thể thực hiện tốt việc đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư mới để phát triển doanh nghiệp của mình.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Đầu tư năm 2020