DRM, CHN, BHK, NHK là đất gì? Quy định về hạn mức giao đất trồng cây hàng năm khác. Trình tự, thủ tục gia hạn quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm.
Hiện nay việc phân loại đất được Nhà nước hết sức chú trọng và quan tâm. Đất được phân thành nhiều loại với các mục đích sử dụng khác nhau. Hiện nay, để phân loại đất và dễ dàng nhận biết được đất đó được dùng vào mục đích nào thì Nhà nước đã đặt cho các loại đất, các mã đất ký hiệu riêng. Do đó, khi nhìn trên bản đồ địa chính chúng ta sẽ dễ nhận thấy những ký hiệu như DRM, CHN, BHK và NHK. Vậy những ký hiệu này là ký hiệu của loại đất nào? Có phải là đất trồng cây hàng năm hay không? Loại đất trồng cây hàng năm bao gồm những đất nào?
Căn cứ pháp lý:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Thông tư số 28/2014/TT- BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 02/6/2004 quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
– Thông tư số 25/2014/TT- BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 19/5/2014 quy định về bản đồ địa chính.
Mục lục bài viết
1. DRM, CHN, BHK, NHK là đất gì?
1.1. DRM là đất gì?
Căn cứ vào
Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT thì đất DRM được hiểu là đất chuyên được sử dụng để gieo trồng các loại cây có thời gian phát triển được tính từ lúc gieo hạt đến khi khu hoạch có thời gian ít hơn hoặc bằng một năm. Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm khác bao gồm đất canh tác không thường xuyên, đất nuôi cỏ tự nhiên nhằm phục vụ cho việc chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác không bao gồm cây lúa.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khi
1.2. CHN là đất gì?
Theo quy định tại Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT về ký hiệu mã đất thì CHN là ký hiệu của đất trồng cây hàng năm. Khác với DRM, CHN là đất trồng cây hàng năm được sử dụng với mục đích gieo trồng, thu hoạch và kết thúc quá trình sản xuất trong thời gian không quá một năm. Tuy nhiệm, đất CHN được áp dụng cho cả cây hàng năm được lưu lại gốc để thu hoạch nhưng không được để quá 05 năm và bao gồm các cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu .
Tuy nhiên, cũng như đất DRM thì đất CHN cũng không còn xuất hiện trên bản đồ địa chính nữa mà được thay thế bằng ký hiệu khác được quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT về ký hiệu đất.
1.3. BHK là đất gì?
Theo bảng Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT quy định về các ký hiệu của các loại đất được quy định tại Luật Đất đai năm 2013 thì BHK là ký hiệu của loại đất bằng trồng cây hàng năm khác. Có thể thấy BHK là ký hiệu thay thế cho DRM được quy định tại Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT cũ. Tuy nhiệm BHK quy định cụ thể hơn về địa hình của đất trồng cây hàng năm là đất bằng.
Đất bằng trồng cây hàng năm khác- BHK là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp và là loại đất ở khu vực đồng bằng để sử dụng cho mục đích trồng cây hàng năm. Đây là nhóm cây có thời gian sinh trưởng, phát triển và được thu hoạch ngay trong năm gieo trồng. Những cây được trồng trên đất bằng trồng cây hàng năm khác được kế đến như các loại cây thuộc họ đậu, cây khoai, các loại rau…
1.4. NHK là đất gì?
Căn cứ theo bảng Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT thì NHK cũng là đất trồng cây hàng năm khác nhưng khác với BHK thì NHK là đất trồng cây hàng năm khác trên địa hình nương rẫy. Theo đó, NHK là đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, là đất trồng cây hàng năm khác trên sườn đồi, núi đồi, được trồng cả những cây hàng năm khác không thường xuyên theo chu kỳ.
Như vậy, cả 04 loại đất DRM, CHN, BHK, NHK đều thuộc nhóm đất trồng cây hàng năm khác. Do đó, những loại đất này đều mang những đặc điểm chung theo quy định về đất trồng cây hàng năm khác.
2. Quy định về hạn mức giao đất trồng cây hàng năm khác:
Căn cứ theo quy định tại Điều 129 Luật Đất đai năm 2013 thì đất trồng cây hàng năm khác được nhà nước giao cho người sử dụng với hạn mức cụ thể như sau:
– Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm cho mỗi cá nhân hay hộ gia đình trực tiếp sản xuất là không quá 3 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; Nhà nước giao không quá 2 ha cho mỗi loại đất đối với những khu vực còn lại;
– Hạn mức trồng cây lâu năm cho cá nhân hay các hộ gia đình không quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn thuộc khu vực đồng bằng. Đối với các khu vực trung du và miền núi thì hạn mức giao đất không quá 30 ha;
– Những trường hợp cá nhân hay hộ gia đình được giao nhiều loại đất khác nhau thì tổng mức giao đất không được quá 5 ha. Trường hợp được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì không quá 5 ha đối với xã, phường, thị trấn khu vực đồng bằng và giao không quá 25 ha với khu vực trung du và miền núi.
3. Trình tự, thủ tục gia hạn quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm:
Đất trồng cây hàng năm nói chung là đất của Nhà nước giao cho cá nhân hay tổ chức để trực tiếp canh tác và sản xuất nông nghiệp. Theo quy định tại khoản 2 Điều 74
Theo đó, khi hết thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm thì cá nhân hay hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất sẽ được tiếp tục sử dụng đất với thời hạn là 50 năm mà không cần làm thủ tục gia hạn. Tuy nhiên, trong trường hợp cá nhân hay hộ gia đình muốn xác nhận lại thời hạn cụ thể và rõ ràng hơn thì thực hiện xin gia hạn quyền sử dụng đất theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ xin gia hạn quyền sử dụng đất:
Theo đó, cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu xác nhận thời hạn sử dụng đất cụ thể khi hết hạn sử dụng thì chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT;
– Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin gia hạn quyền sử dụng đất đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các giấy tờ đã nêu tại bước 1 thì cá nhân hay đại diện hộ gia đình có nhu cầu xin gia hạn sẽ nộp hồ sơ đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ xem hồ sơ đã hợp lệ hay chưa. Nếu chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hoặc sửa chữa. Nếu hồ sơ đã hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận xác nhận đã nhận được hồ sơ vào Sổ tiếp nhận.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết và trả kết quả hồ sơ:
Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất sau khi xác nhận hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
Tiếp đó, Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ nhận được và xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo quy định pháp luật vào Giấy chứng nhận. Theo đó, văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm chỉnh lý, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi lại về Uỷ ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận được hồ sơ hợp lệ của cá nhân hay hộ gia đình thì phải trao lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã chỉnh lý cho cá nhân, hộ gia đình.