Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng. Tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 6. Sau đây là tổng hợp các bài văn đóng vai Lý Thông kể lại truyện cố tích Thạch Sanh hay nhất.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đóng vai Lý Thông kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh hay nhất:
- 2 2. Đóng vai Lý Thông kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh ý nghĩa nhất:
- 3 3. Đóng vai Lý Thông kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh ấn tượng nhất:
- 4 4. Dàn ý đóng vai Lý Thông kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh hay nhất:
- 5 5. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:
1. Đóng vai Lý Thông kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh hay nhất:
Tôi tên là Lý Thông, một người bán rượu, đã sống một cuộc đời có rất nhiều biến cố.
Có lần tôi gặp một người tên là Thạch Sanh. Cậu ta rất khỏe mạnh và tốt bụng, sống một mình dưới gốc cây đa. Tôi nhanh chóng dụ dỗ cậu ta kết nghĩa huynh đệ với mình và cho vào làm việc miễn phí tại một quán rượu. Sau đó, cậu ta còn bị tôi lừa thế thay mạng sống của tôi cho chằn tinh. Nhưng cậu ta lại giết được con quái vật. Khi giết được chằn tinh rồi quay trở lại, tôi lại lừa cậu ta mau chạy trốn để chiếm lấy vàng bạc được ban thưởng cho chiến tích giết chằn tinh.
Sau đó, tôi được bổ nhiệm về kinh thành và sống một cuộc sống giàu có, hạnh phúc. Ít lâu sau, con gái của nhà vua bị bắt bởi một con chim đại bàng. Lo lắng cho con gái, nhà vua đã ban thông cáo rằng kẻ nào cứu được công chúa sẽ trở thành phu quân của nàng. Không do dự, tôi lập tức xung phong dẫn quân đi giải cứu công chúa. Trong khi tôi đang suy nghĩ thì bất ngờ gặp được thằng Thạch Sanh. Nhờ sự giúp đỡ của cậu ta, tôi đã tìm được nơi ẩn náu của con đại bàng tinh và do đó đã giải cứu được công chúa. Nhưng, bị lòng tham làm mờ mắt, tôi giết Thạch Sanh và ra lệnh cho binh lính của mình lấy đá chặn cửa hang nhằm che giấu mọi manh mối. Khi trở về cung điện, công chúa lâm bệnh nặng và không ai có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, nhờ tiếng đàn của Thạch Sanh khi ở trong tù, công chúa đã ngay lập tức bình phục. Sau sự kiện này, Thạch Sanh đã gặp nhà vua và kể cho ông nghe mọi chuyện. Đây là cách mà bộ mặt giả tạo của tôi đã bị vạch trần. Tôi may mắn sống sót và được về quê làm ăn. Tuy nhiên, trên đường về nhà, tôi đã bị sét đánh và biến thành một con bọ hung xấu xí.
2. Đóng vai Lý Thông kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh ý nghĩa nhất:
Tên của tôi là Lý Thông, nghề nghiệp là người bán rượu. Một ngày nọ, khi đang ngồi nghỉ tại một quán nước gốc đa sau chuyến đi bán rượu ở Cao bình, tôi chợt nhìn thấy có một thanh niên cao to đang vác một đống củi rất to. Tôi biền nghĩ thầm rằng: Cậu ta chắc hẳn là một người rất khỏe, lại trông thật thà chất phác, nếu có thể lợi dụng được thì được lợi bao nhiêu việc. Rồi sau đó đến làm quen. Hỏi mới biết, cậu ta tên Thạch Sanh, sớm đã mồ côi cha mẹ, tài sản không có gì ngoài chiếc búa. Giả vờ động lòng thương xót trước hoàn cảnh của Thạch Sanh, tôi đã đề nghị kết nghĩa anh em và cậu ta đồng ý ngay lập tức.
Thật đúng là có phải của hớ, từ ngày có nó mẹ con tôi đã vất vả đi nhiều. Bấy giờ trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn dân làng tình nguyện người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Đến tối, tôi mời nó ăn uống no say rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay mình vì mình có phải cất mẻ rượu mới. Nó không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay, tôi và mẹ vui mừng lắm.
Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh, mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, mẹ con tôi van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh. Bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi có nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật vua nuôi, không giết được vào bảo Thạch Sanh về lại gốc đa cũ, mọi việc ở đây cứ để anh xử lý cho. Lừa được Thạch Sanh, tôi mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Tôi được biết vua giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa và hứa sẽ gả con gái cho. Nhưng tôi chỉ vừa mừng vừa lo không biết tìm công chúa kiểu gì. Tôi liền nghĩ đến Thạch Sanh, tôi về lại gốc đa năm xưa tìm nó. Thật vui mừng khi nó chính là người bắn trúng con đại bàng, rồi còn tình nguyện xuống hang sâu để tìm công chúa. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lấy dây để kéo công chúa lên,n sau đó sẽ thả dây xuống để cứu hắn. Khi hắn cứu được công chúa tôi đã không thả dây xuống cứu hắn nữa mà lấp luôn cửa hang lại để phòng hắn tranh công của tôi.
Thế nhưng, từ lúc công chúa về cung không nói không rằng khiến nhà vua rất lo lắng. Tôi đã mời rất nhiều nhà sư, đạo gia về để lễ tế nhưng không có tác dụng. Một hôm trong tù phát ra một tiếng đàn của ai đó. Bỗng công chúa cất tiếng nói và muốn gặp người đánh đàn. Vua liền truyền người đánh đàn vào cung. Trước mặt mọi người tôi đã bị Thạch Sanh vạch mặt. Thạch Sanh vẫn thương tình nên tha cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng giữa đường do lời thề năm xưa nên tôi đã bị sét đánh chết và biến thành một con bọ hung.
3. Đóng vai Lý Thông kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh ấn tượng nhất:
Tên của tôi là Lý Thông, làm nghề bán rượu. Một lần nọ tôi đi ngang qua gốc đa thấy một chàng trai đang gánh bó củi lớn về, nghĩ bụng người này khỏe mạnh tôi liền lân la tới hỏi chuyện, biết được tên của anh ta là Thạch Sanh. Thấy anh ta sống một mình tôi liền đề nghị được kết nghĩa anh em. Thạch Sanh chả nghĩ ngợi gì mà đồng ý rồi dọn về sống cùng tôi và mẹ già.
Tính ra đưa Thạch Sanh về nhà rất có lợi, từ ngày có cậu ta lo việc đồng áng nhà cửa, mẹ con tôi được thảnh thơi hơn rất nhiều. Rồi một ngày kia xuất hiện một con chằn tinh chuyên đi ăn thịt người. Mặc dù đã nhiều lần đem quân đi đánh nhưng đều không thể làm gì con chằn tinh ấy. Bất đắc dĩ, người dân phải lập một miếu thờ cho nó và hằng năm phải dâng cho nó một mạng người để nó không quấy nhiễu dân lành. Nhưng thật không may, năm đó lại đến lượt tôi. Tôi suy đi tính lại, quyết định âm mưu để khiến Thạch Sanh chết thay mình. Sau khi Thạch Sanh đi kiêms củi xong trở về, tôi liền bày ra một mâm rượu thịt đầy đủ mời cậu ta ăn, rồi nhẹ nhàng bảo:
– Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì vẫn còn mẻ rượu chưa xong, phiền em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
Cậu ta ngây thơ không nghi ngờ gì mà đồng ý ngay tắp lự. Tôi vui sướng vì không phải bị chằn tinh ăn thịt. Rồi đến đêm đó, khi đang ngủ say sưa thì mẹ và tôi nghe thấy giọng nói của Thạch sanh. Chúng tôi hoảng sợ lắm, cứ nghĩ oan hồn Thạch Sanh hiện về nên van lạy rối rít, Nhưng sau khi cậu ta kể lại đầu đuôi mọi chuyện thì chúng tôi mới hoàn hồn, hóa ra cậu ta đã giết được chằn tinh. Trong đầu tôi liền nảy lên suy nghĩ cướp công của Thạch Sanh. Tôi liền bảo:
– Con trăn đó là của nhà vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó rất dễ bị tội chết. Bây giờ em hãy trốn đi mọi chuyện đã có anh lo liệu.
Thạch sanh tin lời tôi, trốn đi. Hôm sau, tôi hí hửng đêm đầu chằn tinh vào cung và được nhà vua ban thưởng, phong cho làm quận công.
Bấy giờ nhà vua có con gái là công chúa đã đến tuổi gả cưới. Vì công chúa không vừa mắt ai trong số những hoàng tử đã đến cầu hôn, nên vua phải mở hội để cô công chúa ném quả cầu may từ trên lầu. Ai may mắn bắt được quả cầu ấy thì sẽ được lấy công chúa. Nhưng thật không may, chưa kịp ném quả cầu thì công chúa đã bị một con đại bàng khổng lồ cắp mất.
Nhà vua lo lắng khôn nguôi, truyền lịnh cho tôi và tất cả binh lính mở nhiều cuộc truy tìm, và ban cho phần thưởng là sẽ gả con gái cho. Tôi vui mừng nhưng cũng rất lo lắng, vì không biết phải tìm công chúa ở đâu. Rồi tôi mở một hội hát gióng diễn ra trong 10 ngày để nghe ngóng tình hình. Trong lễ hội, tôi gặp lại Thạch Sanh. Tôi kể cho hắn nghe về việc đang đi tìm công chúa. Thạch Sanh nói rằng mình biết hang ổ của đại bàng và đề nghị được đi cùng. Đến hang, Thạch sanh xin được xuống hang cứu công chúa. Sau khi cứu được công chúa lên, tôi cho người lấp kín cửa hang lại, nhốt Thạch Sanh ở bên dưới.
Tuy nhiên, không hiểu đã xảy ra chuyện gì mà công chúa lại như người câm, không nói cũng chả cười. Dù nhiều thầy thuốc được mời về nhưng cũng không có ích. Rồi công chúa đã khỏi bệnh khi nghe thấy một tiếng đàn lạ vang lên trong cung. Hóa ra tiếng đàn ấy là của Thạch Sanh. Cậu ta và tôi đều được vời vào cung. Trông thấy cậu ta, tôi đứng ngồi không yên. Thạch Sanh đã đem hết sự tình trong nhà vua nghe. Vua nghe xong vô cùng tức giận, liền cho người bắt giam hai mẹ con tôi lại, giao cho Thạch Sanh xử lý. Nể tình xưa, Thạch Sanh tha cho chúng tôi trở về quê cũ. Trên đường về quê, mẹ con tôi bị sét đánh trúng, hóa kiếp thành bọ hung. Lúc này khi phải chịu kiếp loài vật, tôi cảm thấy hối hận vô cùng về những lỗi lầm của mình.
4. Dàn ý đóng vai Lý Thông kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh hay nhất:
– Mở đầu:
+ Giới thiệu về bản thân (ban đầu là con người, nhưng bây giờ lại là một con bọ hung đầy xấu xí).
+ Nêu nguyên nhân bi kịch cuộc đời.
– Nội dung:
+ Lý Thông gặp Thạch Sanh, những toan tính của Lý Thông và việc 2 người kết nghĩa, lời thề của Lý thông.
+ Chuyện Thạch Sanh ở nhà Lý Thông, giúp sức làm việc cho mẹ con Lý Thông.
+ Truyện con chằn tinh trong vùng và những mưu toan của Lý Thông dẫn đến hành động lừa Thạch Sanh đi canh miếu.
+ Chuyện Lý Thông và me đang ngủ thì Thạch Sanh về gõ cửa – tâm trạng hốt hoảng tưởng hồn Thạch Sanh về đòi mạng chuyển sang những toan tính rất nhanh khi biết Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh dẫn đến hành động lừa Thạch Sanh bỏ đi.
+ Chuyện Lý Thông đem đầu chằn tinh đi lãnh thưởng, được hưởng vinh hoa phú quý, những suy nghĩ của Lý Thông về Thạch Sanh.
+ Chuyện công chúa bị đại bàng bắt đi, Lý Thông phải tìm công chúa, tâm trạng và suy nghĩ của Lý Thông dẫn đến kế tìm Thạch Sanh.
+ Chuyện Thạch Sanh tìm và cứu được công chúa. Lý thông lấp cửa hàng hãm hại Thạch Sanh cướp công cứu công chúa rồi được lãnh thưởng.
+ Công chúa bị câm.
+ Nhận được tin Thạch Sanh bị bắt giam về tội ăn trộm vàng bạc, Lý Thông vừa kinh ngạc vừa vui mừng
+ Chuyện Thạch Sanh được tiếng đàn minh oan cho, công chúa nói được, Lý Thông bị trừng phạt đúng như lời thề năm xưa.
+ Thạch Sanh lấy công chúa, được làm vua và hưởng hạnh phúc lâu bền.
– Kết bài:
+ Những suy nghĩ về tình cảm anh em và triết lý ác giả ác báo của nhân dân ta,
5. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:
5.1. Giá trị nội dung:
Thông qua câu chuyện về Thạch Sanh dũng cảm diệt quỷ, diệt đại bàng, cứu người bị nạn, vạch trần kẻ vô ơn bạc nghĩa, chống giặc ngoại xâm, nhân dân ta mơ ước về một xã hội lý tưởng công lý, hướng tới sự tốt đẹp của con người cùng lý tưởng và tình yêu hòa bình của nhân dân ta.
5.2. Giá trị nghệ thuật:
– Tạo hai nhân vật tương phản bằng cách sử dụng các chi tiết kỳ diệu và giàu trí tưởng tượng
– Truyện có kết cấu tương đối hoàn chỉnh. gồm sự ra đời, trưởng thành và phát triển của một nhân vật tượng trưng cho công lý và lẽ phải. Có những con đường phiêu lưu thử thách và rèn luyện tài năng, đồng thời đưa nhân vật đến một kết thúc có hậu.
– Đây là một câu chuyện cổ tích có kết cấu song tuyến. Ngoài ra, đây còn là cấu trúc điển hình của nhóm truyện cổ tích huyền ảo.