Đóng vai Lê Lợi và kể lại truyện Sự tích Hồ Gươm hay nhất là một đề tài văn học hay được các bạn học sinh và thầy cô quan tâm trong chương trình ôn tập môn Ngữ Văn. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý đóng vai Lê Lợi kể lại Sự tích Hồ Gươm:
* Mở bài:
Dẫn dắt vấn đề
Tôi sẽ kể toàn bộ câu chuyện cho các tướng sĩ và binh lính nghe tại sao chúng ta có thanh gươm báu và thanh gươm báu đã giúp ta đánh giặc như thế nào. Câu chuyện như sau…
* Thân bài:
– Giặc Minh sang xâm lược nước ta. Chúng đối xử với nhân dân ta như cỏ rác, gây ra nhiều hành động tàn ác. Tội ác của chúng không sao kế hết.
– Nhân dân căm thù chúng đến tận xương tủy.
– Tôi sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa. Tôi căm thù giặc và quyết tâm không đội trời chung, nên tôi đã dấy binh khơi nghĩa tại đất Lam Sơn.
– Vào những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng của chúng tôi còn yếu, quân ta đã nhiều lần bị đánh bại. Tôi tìm mọi cách để đánh quân Minh.
– Quân khởi nghĩa của chúng tôi có một người tên là Lê Thận. Người lính này luôn dũng cảm và gan dạ, không bao giờ nề nguy hiểm.
– Một hôm, tôi cùng mấy người lính đến nhà Lê Thận Trong góc tối của ngôi nhà, có một thanh sắt sáng loáng. Tôi nhặt nó lên và thấy đó là một lưỡi gươm chứ không phải thanh sắt. Trên lười gươm có hai chữ Thuận Thiên. Lúc đó, tôi không biết rằng đó là một báu vật.
– Ba ngày sau, tôi gặp lại mọi người, bao gồm cả Lê Thận. Tôi nói với mọi người về chuyện bắt được chuôi gươm, trong đó có Lê Thận nghe. Mọi người đều nói rằng đó hẳn là điềm lành nên Lê Thận quay lại để lấy lưỡi gươm cho tôi. Khi tôi lấy lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.
– Từ khi có được thanh gươm báu, tinh thần của quân ta ngày một tăng lên.
– Từ thế bị động, có lúc phái trốn tránh, bây giờ nghĩa quân luôn chủ động tìm giặc đánh. Nghĩa quân không còn phải chịu khổ nữa mà có kho lương thực của địch để sử dụng.
– Gươm thần mở đường cho nghĩa quân ta chiến đấu. Cho đến khi không còn tên giặc nào trên đất nước ta.
– Sau khi đánh bại quân xâm lược nhà Minh, ta lên ngôi vua.
*Kết bài:
Rùa Vàng được Đức Long Quân khen ngợi.
Bày tỏ mong ước được chứng kiến cuộc sống hòa bình của nhân dân ta.
2. Đóng vai Lê Lợi và kể lại truyện Sự tích Hồ Gươm hay nhất:
Trong thời kỳ nhà Minh đô hộ nước ta, chúng đối xử với dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều trái với đạo lí, dân ta căm thù chúng đến tận xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, quân ta nổi dậy chống lại chúng, lực lượng còn yếu nên chúng đã nhiều lần bị đánh bại. Thấy vậy, Long Quân quyết định cho nghĩa quân của ta mượn gươm thần để giết giặc và giành thắng lợi.
Lúc đó, ở Thanh Hóa, có một người quanh năm làm nghề chài lưới kiếm sống, tên là Lê Thận. Một đêm nọ, anh ta thả lưới ở một bến tàu vắng vẻ như mọi ngày. Khi mở lưới, Thận nghĩ rằng mình đã bắt được một con cá lớn. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy một thanh sắt. Thận lập tức vứt ngay xuống nước, rồi lại sang chỗ khác thả lưới.
Lần thứ hai kéo lưới lên, Thận lại tìm thấy thanh sắt đó mắc vào lưới. Lần thứ ba, thanh sắt vẫn dính vào lưới. Thấy điều lạ, Thận bèn đưa thanh sắt lại gần mồi lửa và phát hiện đó là một lưỡi gươm.
Sau đó, Thận gia nhập quân khởi nghĩa Lam Sơn. Lê Thận thông minh, dũng cảm, gan dạ, không sợ nguy hiểm nên ta rất quí mến. Một hôm, ta cùng mấy người lính đến nhà Thận. Trong túp lều rách nát tối tăm, thanh sắt sáng loáng ở góc lều. Ta vô cùng ngạc nhiên, nhặt lên xem thì thấy hai chữa “Thuận thiên” khắc trên mặt kiếm. Nhưng chúng ta lúc này đều không biết đó là báu vật.
Một hôm, khi giặc tấn công, ta và các tướng rút lui về nhiều hướng khác nhau. Khi đến một cây đa cổ thụ và thấy trên cây có vật gì sáng loáng. Ta liền trèo lên xem thì hóa ra đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm nhà Lê Thận, ta vội vàng rút lấy chuôi giắt ở lưng và trở về.
Hôm sau, ta gặp lại mọi người trong quân khởi nghĩa và kể cho họ nghe câu chuyện bắt được chuôi gươm. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa khít. Lê Thận cầm gươm lên và nói với ta: Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện hy sinh tính mạng vì đất nước và cùng thanh gươm thần này để báo đáp tổ quốc!
Từ đó, tinh thần nghĩa quân tăng lên. Trong tay ta, thanh gươm được dùng để tấn công địch trên mọi chiến trường, làm cho giặc sợ hãi. Uy thế nghĩa quân vang dội khắp nơi. Nghĩa quân không còn phải ẩn núp như trước nữa mà xông ra tìm giặc. Chúng ta không còn phải thiếu ăn thiếu mặc mà giờ đã có kho lương thực mới để tiếp tế nghĩa quân. Gươm thần mở đường cho chúng ta tiến công khắp đất nước cho đến khi đất nước không còn bóng giặc. Sau khi đánh bại giặc, ta lên ngôi vua. Năm sau, vào một buổi sáng đẹp trời, ta và đoàn tùy tùng theo thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Khi thuyền rồng đến giữa hồ, một con rùa lớn đột nhiên nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Đứng trên mạn thuyền, ta thấy lưỡi gươm thần đeo bên người động đậy. Ta liền nghĩ chắc hẳn Đức Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại thanh gươm thần.
Ta nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như chớp, con rùa há miệng đớp lấy gươm và lặn xuống nước. Gươm và con rùa đã chìm xuống đáy nước, nhưng chúng ta vẫn thấy vật gì sáng lấp lánh dưới đáy hồ xanh.
Từ đó, ta gọi hồ Tả Vọng là hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.
3. Đóng vai Lê Lợi và kể lại truyện Sự tích Hồ Gươm ý nghĩa nhất:
Tôi là Lê Lợi, một vị chủ tướng của quân Lam Sơn. Tôi luôn lo lắng về nỗi đau, mất mát và hy sinh mà nhân dân phải chịu đựng khi quân Minh xâm lược nước ta. Tôi không khỏi đau lòng khi chứng kiến tình hình đó.
Tôi đã tập hợp những anh hùng, những người lính giỏi về cả trí tuệ và sức mạnh để phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến. Vào những ngày đầu của cuộc chiến, nghĩa quân bị đánh bại liên tiếp vì lực lượng còn mỏng, chưa có kinh nghiệm chiến đấu và cũng vì quân ta có sự chênh lệch lớn về lực lượng, trang bị và vũ khí so với quân địch.
Tôi lo lắng cho sự an nguy của đất nước và luôn nghĩ cách tiêu diệt kẻ thù một cách nhanh chóng, để hạn chế sự tổn thất về người của quân ta. Một ngày nọ, có một tráng sĩ đến doanh trại nghĩa quân, tình nguyện tham gia nghĩa quân Lam Sơn. Đó là Lê Thận, một người đàn ông khỏe mạnh với tinh thần yêu nước và tinh thần kháng chiến đáng tự hào. Có lần Lê Thận kể cho tôi nghe câu chuyện về thanh gươm kì lạ mà anh đã bắt được ba lần trong lưới đánh cá của mình. Anh nghĩ rằng đó chắc chắn là một báu vật từ trên trời rơi xuống. Tôi tò mò về thanh gươm nên đã nói Lê Thận dẫn về cho chiêm ngưỡng thanh gươm ấy.
Khi trở về nơi Lê Thận từng ở, tôi nhấc thanh gươm lên, thanh gươm sáng rực và hiện rõ hai chữ “Thuận Thiên” trên thân gươm. Biết đây là gươm quý, vật trời ban, Lê Thận và tôi nhất trí mang thanh gươm về đánh giặc.
Khi đất nước thái bình, tôi được nhân dân tôn làm vua. Có lần, khi đang dạo chơi ở hồ Tả Vọng, một con rùa vàng lớn xuất hiện. Con rùa ấy nhô lên khỏi mặt nước và cất tiếng nói: “Xin bệ hạ trả gươm cho Long Quân”. Ngay lập tức tôi tháo gươm ra dâng cao lên, con rùa liền há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Tôi mới biết đó là ơn Đức Long Quân cho mượn để đánh giặc. Từ đó, tôi đổi tên hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm, có nghĩa là hồ trả gươm.