Một trong những loại bảo hiểm về con người hiện đang rất phổ biến là bảo hiểm nhân thọ. Vậy khi tham gia vào bảo hiểm nhân thọ thì các cá nhân cần đóng phí bảo hiểm là bao nhiêu? Đồng thời thì sau khi tham gia bảo hiểm nhân thọ thì có thể thực hiện việc tạm dừng, chậm đóng phí không?
Mục lục bài viết
1. Đóng phí bảo hiểm nhân thọ:
Sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân tho thì bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ phải đóng phí để hưởng quyền lợi chi trả phù hợp từ các doanh nghiệp bảo hiểm như đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm nhân tho. Đồng thời thi việc đóng phí phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
Các mức thời gian đóng phí bảo hiểm nhân thọ được quy định tại Khoản 1, điều 35
Thứ nhất, thời hạn đóng phí bằng thời gian hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Do đó thì những người tham gia bảo hiểm nhân thọ này sẽ thực hiện việc đóng phí bảo hiểm có thời gian xuyên suốt thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Đồng thời thì việc đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm có thể thực hiện việc đóng phí định kỳ theo tháng, quý hoặc năm. Việc đóng phí như thế nào là tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên đã quy định trong hợp đồng trước đó. Và hình thức đống bảo hiểm theo giai đoạn này được xem là một trong số các hình thức đóng phí được nhiều khách hàng lựa chọn bởi sự linh hoạt, đồng thời có thể xem như một hình thức tiết kiệm an toàn và có kỷ luật.
Thời hạn đóng phí ngắn hơn thời hạn hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Do đó thì những người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm theo cách này thì những người mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm có thể lựa chọn hình thức chỉ đóng phí một lần duy nhất ngay từ khi bắt đầu hợp đồng bảo hiểm hoặc đóng phí nhiều lần nhưng trong thời hạn ngắn hơn kể từ khi hợp đồng được ký kết và có hiệu lực đến trước thời gian hợp đồng bảo hiểm đó hết hiệu lực.
Bên cạnh việc đưa ra quy định về thời gian đóng phí bảo hiểm nhân thọ như tác giả vừa nêu ra ở trên thì việc đóng phí bảo hiểm nhân thọ cũng được thực hiện với các cách thức khác nhau theo như quy định của pháp luật bảo hiểm hiện hành về vấn đề này. Trong thời buổi công nghệ ngày càng trở nên tiện ích và phát triển hơn hiện nay thì nhằm mang đến sự thuận tiện cho khách hàng, các doanh nghiệp bảo hiểm luôn đa dạng cách đóng phí với nhiều hình thức khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn như: người mua bảo hiểm nhân thọ không phải đến trực tiếp doanh nghiệp bán bảo hiểm nhân thọ mà có thể thực hiện việc đóng phí thông qua các nhân viên thu phí, chuyển khoản, bảo hiểm tự động qua ngân hàng. Cụ thể:
Một là, người mua bảo hiểm nhân thọ thực hiện việc đóng phí bảo hiểm qua các nhân viên thu phí
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì mỗi một công ty bảo hiểm đều có hệ thống các đại lý bảo hiểm và mạng lưới nhân viên rộng khắp. Do đó thì những người tham gia bảo hiểm nhân thọ có thể đóng phí qua những đầu mối này. Suy cho cũng thì đây cũng được xem là cách đóng phí truyền thống trong trường hợp người tham gia bảo hiểm không thông thạo về các dịch vụ chuyển tiền trực tuyến hoặc ở xa văn phòng của công ty bảo hiểm. Bên cạnh đó thì các nhân viên thu phí có thể đến trực tiếp tại nhà để thu phí bảo hiểm và có trách nhiệm đóng phí đã thu từ người tham gia bảo hiểm lên công ty bảo hiểm.
Hai là, người mua bảo hiểm nhân thọ thực hiện việc đóng phí bảo hiểm qua Trung tâm dịch vụ khách hàng của công ty bảo hiểm
Việc pháp luật quy định về việc người mua bảo hiểm có thể đến trực tiếp trung tâm dịch vụ khác hàng của công ty bảo hiểm thì được đưa ra nhằm hướng tới các đối tượng mua bảo hiểm là những khách hàng ở gần, di chuyển thuận lợi đến văn phòng hoặc trung tâm dịch vụ khách hàng của công ty bảo hiểm mà mình đã ký kết hợp đồng có thể đóng phí trực tiếp tại địa chỉ này.
Ba là, người mua bảo hiểm nhân thọ thực hiện việc đóng phí bảo hiểm qua chuyển khoản
Bởi vì hiện nay đa phần các cá nhân đều thực hiện các giao dịch về tài chính trên các app điện tử, do đó, hình thức đóng phí phổ biến này được rất nhiều công ty bảo hiểm áp dụng hiện nay. Theo đó, người tham gia bảo hiểm có thể sử dụng internet banking hoặc thông qua hệ thống cây ATM của ngân hàng liên kết để đóng phí bảo hiểm.
Bốn là, người mua bảo hiểm nhân thọ thực hiện việc đóng phí bảo hiểm qua bảo hiểm tự động qua ngân hàng (Ủy nhiệm thu)
Hiện nay, lĩnh vực bảo hiểm ngày càng được trú trọng và quan tâm nhiều hơn chính vì thế mà việc các doanh nghiệp bảo hiểm có đối tác là các ngân hàng để phủ sóng bảo hiểm trên diên rộng hơn. Cũng chính vì điều đó mà các cá nhân mua và thực hiện việc đóng phí bảo hiểm thì có thể uỷ quyền cho các ngân hàng đối tác thanh toán phí bảo hiểm cho bạn.
Một trong những nhận định của tác giả về ưu điểm của hình thức đóng phí bảo hiểm này đó là việc người đóng phí bảo hiểm chỉ cần yêu cầu một lần duy nhất, sau đó, ngân hàng sẽ tự động trích tiền từ tài khoản của các chủ thể để thanh toán phí bảo hiểm mỗi khi đến hạn đóng phí. Việc này nhằm giảm thiểu các tình trạng trậm đóng dẫn đến hợp đồng bảo hiểm bị hủy vì lý do không đóng phí bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tạm dừng, chậm đóng phí bảo hiểm:
Theo như quy định của pháp luật hiện hành về bảo hiểm thì đối với các cá nhân và tổ chức khi tham gia vào bảo hiểm thì đồng nghĩa phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình trong quá trình tham gia bảo hiểm như: đóng phí bảo hiểm, đóng phí đúng thời hạn, và các nghĩa vụ khác…. Tuy nhiên, quy định về đóng phí là nhiệm vụ quan trọng nhất của bên mua bảo hiểm. Do đó, phí bảo hiểm là một trong những khái niệm mà tác gia không thể không nói đến trong nội dung này và cũng theo như quy định tại Khoản 11, điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định rõ: “Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”.
Đồng thời thì pháp luật cũng không quyên việc quy định về vấn đề tạm ngừng đóng phí đối với các chủ thể không còn đủ khả năng đóng phí theo như quy định của pháp luật bảo hiểm hiện hành. Do đó, định nghĩa về khái niệm đóng thuế được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là trường hợp khách hàng chủ động yêu cầu không đóng phí bảo hiểm định kỳ theo đúng ngày đến hạn đóng phí. Khách hàng
Một là đóng đầy đủ phí bảo hiểm còn thiếu, đóng bổ sung phí bảo hiểm còn thiếu và thời hạn hợp đồng không đổi.
Hai là khởi động lại hợp đồng bảo hiểm, chỉ đóng phí bảo hiểm cho những kỳ tiếp theo. Hợp đồng bảo hiểm sẽ buộc phải thoả thuận lại về thời hạn bảo hiểm và mức phí bảo hiểm đóng mới.
Vậy nên dù khó khăn cũng cần tham gia và duy trì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bởi bảo hiểm nhân thọ là giải pháp tài chính được thiết kế cho tất cả mọi người trong mọi điều kiện kinh tế và mọi nhu cầu cuộc sống. Việc thực hiện nghĩa vụ đóng phí được nêu rõ trong Luật Kinh doanh Bảo hiểm. Trong trường hợp khách hàng quên kỳ đóng phí bảo hiểm, dẫn đến việc hợp đồng bị mất hiệu lực, trách nhiệm của các bên được quy định trong theo Khoản 2, Điều 35.
Theo đó, đối với hợp đồng bảo hiểm đóng phí nhiều lần, bên mua không thể đóng phí đúng hạn, thì sau 60 ngày kể từ ngày gia hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp không thể đóng phí đúng thời hạn, người tham gia có thể thông báo với doanh nghiệp bảo hiểm để cùng tìm phương án khắc phục.
Đồng thời thì nhằm mục đích hỗ trợ khách hàng thì các doanh nghiệp bảo hiểm thường tích cực thông tin về các nghĩa vụ gắn với hợp đồng bảo hiểm qua nhiều kênh như: điện thoại trực tiếp, gửi email, tin nhắn… Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, người tham gia bảo hiểm nên chủ động nắm rõ các quy định về nghĩa vụ trong hợp đồng bảo hiểm và thực hiện đầy đủ.
3. Được hoãn đóng phí bảo hiểm trong bao nhiêu lâu?
Tùy vào quy định của mỗi công ty bảo hiểm, thời hạn hoãn đóng phí định kỳ của khách hàng sẽ khác nhau. Thông thường, trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng phí theo yêu cầu như đã thỏa thuận khi đến hạn, bên mua sẽ có một khoảng thời gian gia hạn là 60 ngày từ ngày đến hạn đóng phí.
Quá thời hạn đóng phí bảo hiểm, nếu bên mua không đóng, công ty sẽ thông báo bằng văn bản đến họ về khoản phí quá hạn và tình trạng của hợp đồng bảo hiểm. Nếu khách hàng không đóng khoản phí đến hạn, đồng thời, không yêu cầu chấm dứt hợp đồng khi hết thời gian gia hạn và hợp đồng có giá trị hoàn lại, công ty sẽ tự động tạm ứng từ giá trị hợp đồng số tiền bằng khoản phí bảo hiểm đến hạn để đóng phí.
Khoản tạm ứng này không phụ thuộc vào giới hạn 80% của giá trị hợp đồng hoặc giá trị hoàn lại. Đây là nghiệp vụ phổ biến trong ngành bảo hiểm, trên nguyên tắc đặt quyền được bảo vệ của khách hàng lên trên hết. Để tạo sự công bằng giữa các khách hàng, việc tạm ứng phí tự động sẽ phát sinh khoản giảm thu nhập đầu tư (được hiểu là khoản lãi). Vì thế, khi có đủ tài chính, khách hàng nên nhanh chóng thu xếp hoàn trả lại cả khoản phí và khoản giảm thu nhập đầu tư.
Nếu không thể xoay sở một số tiền lớn để thanh toán phí bảo hiểm, người mua có thể gửi yêu cầu tới công ty bảo hiểm đề nghị chuyển định kỳ đóng phí từ năm thành nửa năm, hàng quý hoặc hàng tháng. Số tiền cần nộp sẽ được giảm xuống tương ứng và không còn là áp lực với người mua. Lưu ý, yêu cầu này chỉ thực hiện được vào ngày kỷ niệm năm của hợp đồng.
Cơ sở pháp lý:
–
– Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành