Vu khống người khác. Đồng phạm của tội vu khống. Trường hợp đồng phạm của tội phạm vu khống bị xử lí hình sự như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có làm việc tại UBND xã. Trong thời gian làm việc được Phó chủ tịch nhờ đánh máy photo một truyền đơn nói xấu Bí thư Đảng ủy xã. Tôi chỉ nhận giúp đánh máy và photo rồi đưa lại cho ông ấy. Còn việc truyền bá hay rải truyền đơn tôi không hề hay biết. Vậy tôi sẽ bị quy trách nhiệm như thế nào ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 122, Bộ luật hình sự về tội vu khống đã có quy định như sau:
“1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Như vậy với hành vi tạo ra những thông tin không đúng sự thực và loan truyền các thông tin đó mặc dù biết đó là thông tin không đúng sự thực. Và nội dung của thông tin sai sự thực thể hiện sự xúc phạm đến danh dự, uy tín, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác ( mà ở đây là Bí thư Đảng ủy). Hành vi này đã cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 122, Bộ luật hình sự.
Xem xét đối với trường hợp của bạn, bạn nói chỉ là được người ta nhờ đánh máy truyền đơn nói xấu. Bạn biết rõ là truyền đơn nói xấu một cá nhân nhưng vẫn thực hiện, giúp đỡ cho người phạm tội thực hiện tội phạm. Do đó theo quy định tại Điều 20, Bộ luật hình sự về chế định đồng phạm
Luật sư
“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”.
Bạn không trực tiếp thực hiện tội phạm nhưng lại có hành vi giúp đỡ cho tội phạm được thực hiện trên thực tế. Đây chính là hành vi của người giúp sức trong chế định đồng phạm. Do đó bạn hoàn toàn có thể bị khởi tố hình sự theo quy định tại Điều 122, Bộ luật hình sự với vai trò đồng phạm.
Mục lục bài viết
1. Giáo viên vu khống hiệu trưởng xử lí như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi, tôi là hiệu trưởng của một trường cấp 3, hiện nay có một cá nhân trong đội ngũ giáo viên gửi đơn tố cáo rằng tôi là hiệu trưởng nhưng có hành vi đánh bạc, nhưng đây không phải đánh bạc mà chỉ là liên hoan vui giữa buổi liên hoan toàn trường. Người này chụp trộm rồi lấy đó làm cơ sở để gửi đơn tố cáo tôi. Mọi người trong buổi tiệc đều có thể ra làm chứng cho tôi. Giờ danh dự của tôi bị xâm phạm, tôi phải làm gì?
Luật sư tư vấn:
Với trường hợp của bạn, theo quy định tại Điều 122, Bộ luật hình sự về tội vu khống đã ghi nhận như sau:
“1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Bịa đặt người khác là phạm tội và tố cáo họ trước các cơ quan có thẩm quyền. Đây là một dạng đặc biệt của hành vi vu khống. Đối với dạng hành vi này, tính nguy hiểm cho xã hội của tội vu khống phụ thuộc nhiều vào loại tội bị vu khống. Bộ luật Hình sự quy định vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là cấu thành tăng nặng với mức hình phạt từ một năm đến bảy năm tù. Như vậy, với hành vi của người kia nhằm mục đích bôi nhọ danh dự nhân phẩm, mong muốn mình sẽ bị truy cứu hình sự. Hành vi này cấu thành nên tội phạm được quy định tại Điều 122, Bộ luật hình sự.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi này với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để có thể yêu cầu họ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vu khống, bịa đặt của người này.
Ngoài ra, nếu chưa đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi vu khống cũng sẽ phải bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;”
2. Vu khống chồng ngoại tình có phải là hành vi làm nhục?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có việc này xin hỏi luật sư: Vợ tôi vu cho tôi tội ngoại tình, có con với một người bạn (thực tế người này đã 5, 6 năm nay tôi không hề gặp mặt), và ngoại tình với một người ở cơ quan đồng thời ngoại tình với một người ở cơ quan khác. Thực tế tôi không hề có bất cứ hành động ngoại tình nào, tôi đã giải thích nhưng cô ta một mực từ chối không nghe và nói đã thuê thám tử theo dõi và có tài liệu chứng minh. Cô ta đã gửi tin nhắn yêu cầu tôi thú tội và làm đơn ra tòa để tiến hành ly hôn. Vì thương con tôi chưa làm đơn ly hôn (tôi đã có 2 con: Gái 14 tuổi và trai 5 tuổi). Tôi thiết nghĩ chỉ có làm đơn kiện cô ta ra tòa về tội làm nhục người khác (Điều 121 Bộ luật hình sự) thì tôi mới chứng minh được mình trong sạch, thực tế gia đình 2 bên cũng buông xuôi vì họ chưa tin tôi. Nhưng tôi biết rằng hậu quả sau khởi kiện là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến con cái (tôi chỉ lo cho các con chứ thực sự về tình cảm giữa tôi và cô ta đã không còn gì, tôi đã dọn ra ở phòng riêng từ nhiều tháng nay).Với kinh nghiệm của của các luật sư cho phép tôi được hỏi;
1. Với hành vi của cô ta tôi có thể kiện theo Điều 121 Bộ luật hình sự được không (tôi còn lưu đầy đủ tin nhắn và cô ta nhất mực ngoan cố không nghe lời tôi giải thích).
2. Hậu quả sau vụ kiện diễn biến thế nào? Xin cảm ơn Luật Sư.
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 121 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung quy định về tội làm nhục người khác:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Theo đó, người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… Ngoài ra, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác.
Việc xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác được hiểu là làm tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Việc đánh giá việc xúc phạm có ở mức độ nghiêm trọng hay không phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội; cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; vị trí và môi trường xung quanh; vị trí, vai trò, uy tín của người bị hại trong gia đình, tổ chức hoặc trong xã hội; dư luận xã hội về hành vi xúc phạm đó.
Trong trường hợp trên, vợ bạn vu cho bạn tội ngoại tình, có con với một người bạn và thuê thám tử theo dõi bạn nhưng không có khác hành vi như lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông hay bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá bạn. Do đó, đây chưa bị coi là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác nên bạn chưa có đầy đủ chứng cứ để khởi kiện vợ bạn về tội làm nhục người khác (Điều 121 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung).
Tuy nhiên, Điều 122 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung quy định về tội vu khống như sau:
“1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Theo quy định trên, một hành vi sẽ bị coi là phạm tội vu khống khi có một trong các biểu hiện sau đây:
– Tạo ra những thông tin không đúng sự thực và loan truyền các thông tin đó mặc dù biết đó là thông tin không đúng sự thực.
– Tuy không tự đưa ra các thông tin không đúng sự thực nhưng có hành vi loan truyền thông tin sai do người khác tạo ra mặc dù biết rõ đó là những thông tin sai sự thực.
Đối với cả hai trường hợp trên, nội dung của thông tin sai sự thực phải thể hiện sự xúc phạm đến danh dự, uy tín, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Loan truyền thông tin sai sự thực có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như truyền miệng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, viết đơn, thư tố giác…Nếu người phạm tội nhầm tưởng thông tin mình loan truyền là đúng sự thực thì hành vi không cấu thành tội phạm.
– Bịa đặt người khác là phạm tội và tố cáo họ trước các cơ quan có thẩm quyền. Đây là một dạng đặc biệt của hành vi vu khống. Đối với dạng hành vi này, tính nguy hiểm cho xã hội của tội vu khống phụ thuộc nhiều vào loại tội bị vu khống. Bộ luật Hình sự quy định vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là cấu thành tăng nặng với mức hình phạt từ một năm đến bảy năm tù.
Theo đó, trong trường hợp vợ bạn vẫn tiếp tục nghi ngờ và vu khống bạn ngoại tình đồng thời có hành vi loan truyền các thông tin này cho rất nhiều người cùng biết và việc này xúc phạm đến danh dự, uy tín, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bạn thì vợ bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống (Điều 122 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung). Tuy nhiên, bạn phải lưu ý là nếu vợ bạn luôn nghĩ rằng thông tin mình loan truyền là đúng sự thực thì hành vi không cấu thành tội phạm.
Trong trường hợp của bạn, chúng tôi khuyên bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của họ hàng hai bên cùng tổ dân phố hoặc Ủy ban nhân dân phường để giải quyết việc này bởi hành vi của vợ bạn chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Tội vu khống người khác, bôi nhọ danh dự người khác
Tóm tắt câu hỏi:
Chồng tôi ngoại tình rồi viết đơn xin ly hôn với lý do tôi không làm đúng bổn phận người con dâu, chửi bới ba mẹ chồng. Tại các phiên tòa chồng tôi xúc phạm tôi, nói tôi không đủ tư cách làm 1 giáo viên, vu khống đe dọa và tạt axit vào mặt người khác. Như vậy tôi có thể tố cáo chồng tội vu khống, bôi nhọ danh dự hay không. Tôi xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Hiện nay theo hướng dẫn tại Nghị quyết 144/2016/QH13, hiện nay lùi hiệu lực thi hành Bộ luật hình sự 2015, nay vẫn đang áp dụng “Bộ luật hình sự 2015”, “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009.
Căn cứ Điều 122 “Bộ luật hình sự 2015” quy định tội vu khống như sau:
‘1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm’
Nếu chồng bạn có hành vi tung tin bịa đặt và có mục đích là xúc phạm danh dự và xâm hại đến quyền lợi của bạn, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của chị và chị có đầy đủ bằng chứng chứng minh điều này, thì chồng chị sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vu khống.
Nếu không đủ yếu tố cấu thành tội vu khống, thì chồng bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a) Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
4. Vu khống cho người khác bị chịu trách nhiệm hình sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật Sư LUẬT DƯƠNG GIA : Tôi đang bị đồng nghiệp cấp trên vu khống với nội dung sàm sỡ nhân viên nữ trong chỗ làm. Nhưng không có hình ảnh đi kèm để xác minh điều đó. Chỉ là lấy thông tin từ những nhân viên trong chỗ làm nhưng họ lại không có chứng kiến và nhìn thấy tôi như trong đơn vu khống. Nhưng họ lại ký xác nhận vào đơn tố cáo tôi. Họ không có bằng chứng cụ thể để khép tôi vào tội sàm sỡ. Người viết đơn tố cáo tôi cũng đã nghỉ việc cách đây1tháng và trong đơn thôi việc có ghi là do bận việc học nên xin nghỉ. Bây giờ cô ấy quay lại làm đơn tố cáo tôi chỉ bằng lời nói mà không có hình ảnh đi kèm như vậy có đúng luật không? Vậy tôi có thể kiện họ về tội vu khống và làm ảnh hưởng đến danh dự của người khác được không? Xin cám ơn quý Luật Sư đã xem qua và tư vấn cho tôi.?
Luật sư tư vấn:
Theo quy đinh tại Điều 8 Luật Tố cáo 2011 quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong việc tố cáo bao gồm:
“Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Gây khó khăn, phiền hà đối với việc thực hiện quyền tố cáo của công dân.
2. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo.
3. Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin khác có thể làm lộ danh tính của người tố cáo.
4. Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết tố cáo.
5. Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người bị tố cáo.
6. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
7. Cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết tố cáo.
8. Cản trở việc thực hiện quyền tố cáo; đe doạ, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo.
9. Bao che người bị tố cáo.
10. Cố ý tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; mạo danh người khác để tố cáo.
11. Mua chuộc, hối lộ người giải quyết tố cáo; đe doạ, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.
12. Lợi dụng việc tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, gây rối an ninh, trật tự công cộng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
13. Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.
14. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo.”
Như vậy, nếu người kia cố ý tố cáo sai sự thật, kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật thì sẽ vi phạm quy định pháp luật về tố cáo.
Theo Điều 122 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009 quy định như sau:
Điều 122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Luật sư
Như vậy, hành vi cấu thành tội vu khống là bịa đặt, loan truyền những điều mà biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hịa đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan thẩm quyền. Hành vi cấu thành của tội làm nhục người khác là xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Theo lời của bạn thì tôi không thể xác định được người kia có hành vi cấu thành tội vu khống hay không. Nếu có, bạn có thể kiện họ về tội vu khống và nếu không thì bạn không thể kiện người đó về tội vu khống. Nếu người nay có hành vi cấu thành tội làm nhục người khác thì bạn có thể kiện họ về tội làm nhục người khác.