Đông Nam Bộ có tài nguyên đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại cây công nghiệp chủ lực thuộc tốp đầu trong xuất khẩu. Các tỉnh trong vùng đã hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung, quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vậy Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về diện tích cây công nghiệp nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước diện tích cây công nghiệp nào?
- 2 2. Tại sao cao su được trồng nhiều tại Đông Nam Bộ:
- 3 3. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của Đông Nam Bộ:
- 4 4. Một số khó khăn về trồng cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ:
- 5 5. Một số giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ:
1. Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước diện tích cây công nghiệp nào?
A. Cao su
B. Cà phê
C.Dừa
D. Chè
Đáp án: A
Theo đó thì Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất cả nước. Cây cao su là một loại cây quan trọng về kinh tế ở Việt Nam và đặc biệt phát triển mạnh ở các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ như Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, và Tây Ninh. Cây cao su sản xuất cao su tự nhiên, một nguồn tài nguyên quý báu được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất lốp xe. Việc canh tác cây cao su đã đóng góp đáng kể vào nền kinh tế và phát triển khu vực Đông Nam Bộ.
2. Tại sao cao su được trồng nhiều tại Đông Nam Bộ:
Nhờ có lợi thế về vị trí địa lý, giao thông nên vùng ĐNB dẫn đầu cả nước trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… ĐNB đã khai thác tốt thế mạnh của các vùng chuyên canh cây công nghiệp khi thu hút được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào kinh doanh, chế biến sâu các sản phẩm từ cây công nghiệp cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
ĐNB có tài nguyên đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại cây công nghiệp chủ lực thuộc tốp đầu trong xuất khẩu. Các tỉnh trong vùng đã hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung, quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, diện tích cây điều của vùng này đạt hơn 192 ngàn hécta, chiếm 61% diện tích điều cả nước. Cây cao su có diện tích hơn 547 ngàn hécta, chiếm gần 60% diện tích cao su của cả nước. Diện tích cây hồ tiêu khoảng 38 ngàn hécta, chiếm 30% diện tích hồ tiêu của cả nước.
Các tỉnh, thành vùng ĐNB đã tập trung đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình canh tác bền vững, áp dụng cơ giới hóa nhằm đảm bảo năng suất và sự phát triển bền vững với hiệu quả kinh tế cao cho các cây công nghiệp thế mạnh của vùng.
Cụ thể, ĐNB là vùng trồng cao su trọng điểm của cả nước, trong đó diện tích cao su trồng tập trung tại Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Với cây điều, tuy diện tích không còn nhiều như trước nhưng vẫn phát triển hiệu quả trên các vùng sản xuất hiện có, tập trung nhiều tại các tỉnh: Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngành điều đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống điều mới để tiếp tục phục vụ tái canh, thay thế vườn điều già cỗi, lẫn tạp, năng suất thấp, chất lượng kém.
Cây hồ tiêu đang cho hiệu quả kinh tế cao. ĐNB cũng đã hình thành được nhiều vùng sản xuất hồ tiêu tập trung, an toàn và chất lượng gắn với đầu tư các cơ sở chế biến. Các tỉnh sản xuất trọng điểm của cây hồ tiêu là: Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ngoài ra, một số tỉnh, thành của vùng ĐNB vẫn duy trì được các vùng chuyên canh cây cà phê theo hướng tái canh và ghép cải tạo các vườn cà phê già cỗi; sử dụng 100% giống cà phê có năng suất, chất lượng cao; thực hiện trồng xen cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm với những vùng cà phê tái canh có đủ điều kiện.
Với tổng diện tích cây công nghiệp như điều, hồ tiêu, cà phê, cao su hơn 90,5 ngàn hécta, hình thành được nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp, Đồng Nai thu hút tốt các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư chế biến vào lĩnh vực này. Đồng Nai cũng rất quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư chế biến các sản phẩm cà phê, tiêu, điều, cao su… nhằm giảm xuất khẩu thô để vừa có đầu ra bền vững hơn, vừa tạo giá trị gia tăng cho nông sản. Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm sẽ được tỉnh hỗ trợ hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến và xuất khẩu. Tỉnh đang triển khai thực hiện 2 cụm công nghiệp điểm trong lĩnh vực chế biến nông sản là Cụm công nghiệp Phú Túc (huyện Định Quán) và Cụm công nghiệp Long Giao (huyện Cẩm Mỹ).
Tiêu biểu, trong lĩnh vực chế biến cà phê hòa tan, hiện trên phạm vi cả nước có khoảng 20 nhà máy chế biến cà phê hòa tan nguyên chất, cà phê hòa tan phối trộn với tổng công suất trên 75 ngàn tấn/năm, thì chỉ tính riêng 3 nhà máy chế biến ở Đồng Nai là: Vinacafé Biên Hòa, Nestlé Việt Nam và Nhà máy Sản xuất cà phê hòa tan Tín Nghĩa đã chiếm khoảng 2/3 sản lượng cả nước.
Trồng và chế biến hồ tiêu cũng là một trong những thế mạnh của tỉnh với tổng diện tích cây trồng này đạt gần 10,8 ngàn hécta. Tỉnh đã triển khai hiệu quả Dự án Cánh đồng lớn cho cây hồ tiêu.
3. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của Đông Nam Bộ:
– Diện tích: khoảng 23,6 nghìn km2, (7,5% diện tích cả nước)
– Dân số: chiếm khoảng 18,04 % dân số cả nước, năm 2018
– Gồm các tỉnh, thành phố sau: TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.
– Vị trí: phía đông giáp với Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp với Đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp với nước Campuchia và phía đông nam giáp với biển Đông.
– Đông Nam Bộ có vị trí rất đặc biệt: nằm ở vị trí trung tâm ở khu vực Đông Nam Á, là nơi nối liền giữa vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long vì vậy có ý nghĩa rất quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng. Từ đó tạo ra khả năng giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh trong nước và ngoài quốc tế.
4. Một số khó khăn về trồng cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ:
Khó khăn lớn của vùng Đông Nam Bộ là do mùa khô kéo dài tới 4, 5 tháng (từ cuối tháng XI đến hết tháng IV), nên thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước cho các loài cây trồng, cho sinh hoạt của người dân và cho ngành công nghiệp (đặc biệt là mực nước tại các hồ thuỷ điện hạ xuống rất thấp).
Nguồn nước ngầm ngày càng giảm sút, gây ra trở ngại cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô cũng như gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt dân cư.
Chế độ nước tại các sông Bé, sông Sài Gòn… hay thất thường, ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của các nhà máy thủy điện trong khu vực (Cần Đơn,Thác Mơ, Trị An), nguồn cung cấp nước cho công nghiệp, cho sinh hoạt và việc nuôi trồng thủy sản trở nên thiếu thốn. Vào mùa khô, xâm nhập mặn diễn ra mạnh hơn, mùa mưa tại các vùng thấp sẽ bị ngập sâu hơn.
Đông Nam Bộ là khu vực có tốc độ tăng trưởng công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, tập trung rất nhiều khu công nghiệp vì vậy tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông do ảnh hưởng của các chất thải có xu hướng tăng trong các năm qua, tác động tiêu cực đến sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá), sinh hoạt dân cư và du lịch.
Nguồn khoáng sản không được phong phú, đa dạng.
5. Một số giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ:
Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên, khoáng sản. Khuyến khích các cộng đồng dân cư cũng như các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động bảo vệ tài nguyên, khoáng sản. Nâng cao hiệu quả các chính sách, công cụ kinh tế nhằm thực hiện tốt các quy định pháp luật về tài nguyên, khoáng sản. Tăng cường đầu tư cho khôi phục hồi, cải tạo môi trường sinh thái.
Tổ chức, quản lý nghề rừng và thực hiện chủ trương xã hội hoá nghề rừng. Triển khai thực hiện các Chương trình 327, 661 phủ xanh đất trống đồi trọc, đẩy mạnh việc độ che phủ rừng, xây dựng lá phổi xanh cho vùng nông thôn miền núi. Đẩy mạnh phát triển sinh thái, khuyến khích trồng rừng dược liệu ở những vùng có lợi thế. Chuyển đất và rừng của những cơ sở sử dụng kém hiệu quả cho dân, thôn bản và các tổ chức kinh tế khác.
Có kế hoạch và đầu tư thỏa đáng thu gom rác thải: chôn lấp, xử lý đúng tiêu chuẩn, tránh nhiễm bẩn, nhiễm độc nguồn nước. Đồng thời cần chính sách bảo tồn và phát huy hiểu biết của địa phương về chế tài pháp luật trong bảo vệ môi trường.
Chính quyền địa phương cần đưa chính sách bảo vệ môi trường vào chương trình hành động, phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, tăng cường sự tham gia của cả cộng đồng vào quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
THAM KHẢO THÊM: