Bảo hiểm xã hội đã và đang trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống của mỗi con người, trong đó bao gồm cả bảo hiểm xã hội tự nguyện, có giá trị phòng ngừa rủi ro bất ngờ xảy ra về sức khỏe. Vậy đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?
Mục lục bài viết
1. Đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ thai sản không?
Trước hết, cần phải hiểu rõ quy định về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó, căn cứ tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về bảo hiểm xã hội. Theo đó, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế/bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi người lao động đó bị giảm thu nhập hoặc mất thu nhập do ốm đau, nghỉ thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động hết độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật về lao động, người lao động chết trên cơ sở mức đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm xã hội. Đồng thời, bảo hiểm xã hội bắt buộc được xem là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức, người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia.
Có 02 loại bảo hiểm xã hội hiện nay đó là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mỗi bảo hiểm xã hội sẽ có các chế độ bảo hiểm xã hội khác nhau. Nhìn chung, bảo hiểm xã hội tự nguyện có chế độ ít hơn so với bảo hiểm xã hội bắt buộc. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội. Theo đó:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ như sau: Chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất và hưu trí;
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ như sau: Hưu trí và tử tuất.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về điều kiện hưởng
– Người lao động hưởng chế độ thai sản khi người lao động đó thuộc một trong những trường hợp như sau:
+ Được xác định là lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang trong thời gian đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
– Đồng thời, người lao động thuộc trường hợp lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con hoặc trước khi nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật;
– Người lao động thuộc trường hợp lao động nữ sinh con đó đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để nghỉ dưỡng sức theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con trên thực tế;
– Người lao động đã chấm dứt
Theo đó, người lao động chỉ được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng được các điều kiện luật định. Tuy nhiên, chế độ thai sản không thuộc chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ bao gồm chế độ tử tuất và chế độ hưu trí. Chế độ thai sản thuộc quyền lợi của loại bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tóm lại, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ KHÔNG được hưởng chế độ thai sản.
2. Phương thức tham gia BHXH tự nguyện gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 87 Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động. Theo đó, hiện nay có tất cả các phương thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà người tham gia có thể lựa chọn bao gồm:
– Đóng hàng tháng;
– Đóng 03 tháng một lần;
– Đóng 06 tháng một lần;
– Đóng 12 tháng một lần;
– Đóng một lần cho nhiều năm tuy nhiên không được vượt quá 05 năm/lần;
– Đóng một lần cho nhiều năm còn thiếu đối với những người đã đủ tuổi hưởng lương hưu, tuy nhiên thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không vượt quá 10 năm.
3. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về nguyên tắc bảo hiểm xã hội. Theo đó:
– Mức hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được tính dựa trên cơ sở mức đóng bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có sự chia sẻ giữa những người tham gia chế độ bảo hiểm xã hội với nhau;
– Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được tính dựa trên cơ sở mức thu nhập hàng tháng do người lao động lựa chọn;
– Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trí vào chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã tham gia chế độ bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính để hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì sẽ không được sử dụng để tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội còn lại;
– Quỹ bảo hiểm xã hội cần phải được quản lý theo nguyên tắc tập trung thống nhất, công khai minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, thực hiện chế độ hạch toán độc lập theo các thành phần nhất định, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định;
– Việc thực hiện bảo hiểm xã hội cần phải đảm bảo tính đơn giản, thuận lợi, đảm bảo tính kịp thời, dễ dàng, linh hoạt, đáp ứng đầy đủ điều kiện quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội.
Vì vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động tự lựa chọn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 87 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó, người lao động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng còn phải đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và quỹ tử tuất, mức thu nhập hàng tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất phải bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất sẽ bằng 20 lần mức lương cơ sở. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội và khả năng nguồn thu ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ kinh tế nhất định để quy định mức hỗ trợ phải đối tượng hỗ trợ, thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ đối với tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Vì vậy hiện nay, người lao động hàng tháng còn phải đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và quỹ tử tuất, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất phải bằng mức chuẩn hộ nghèo ở khu vực nông thôn và cao nhất sẽ bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
THAM KHẢO THÊM: