Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại hình bảo hiểm do cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện, người tham gia bảo hiểm hoàn toàn có quyền lựa chọn mức đóng bảo hiểm và phương thức đóng bảo hiểm sao cho phù hợp với thu nhập. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao nhiêu lâu sẽ được nhận lương hưu?
Mục lục bài viết
1. Đóng BHXH tự nguyện bao lâu thì được nhận lương hưu?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có vai trò vô cùng quan trọng, tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng là một cách thức tốt để bảo vệ bản thân khi gặp khó khăn về sức khỏe hoặc tài chính. Bảo hiểm xã hội tự nguyện được xem là loại bảo hiểm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức, người tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện có quyền lựa chọn mức đóng bảo hiểm và phương thức đóng bảo hiểm sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của bản thân. Công dân trong độ tuổi từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc các đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc thì đều có thể thực hiện thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Người dân khi có nhu cầu mua bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể liên hệ trực tiếp với Cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình thường trú hoặc có thể liên hệ với các đại lý bảo hiểm xã hội tại cấp xã để thực hiện thủ tục mua bảo hiểm xã hội tự nguyện, lựa chọn mức đóng bảo hiểm và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sao cho phù hợp với thu nhập của bản thân. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có nhiều chế độ khác nhau. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 bảo hiểm xã hội tự nguyện có hai chế độ bao gồm:
– Chế độ hưu trí;
– Chế độ tử tuất.
Theo đó thì có thể nói, tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoàn toàn có thể được nhận lương hưu khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện nhất định, trong đó bao gồm điều kiện về độ tuổi và điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Căn cứ theo quy định tại Điều 73 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về điều kiện hưởng lương hưu. Theo đó:
– Người lao động hưởng lương hưu khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Đủ tuổi hưởng lương hưu căn cứ theo quy định tại Điều 169 của
+ Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội cho nên.
– Người lao động đã đáp ứng đầy đủ điều kiện về độ tuổi để hưởng lương hưu, tuy nhiên thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì hoàn toàn có quyền đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm để có thể hưởng lương hưu.
Như vậy, cần phải đáp ứng được các điều kiện nhất định thì mới có thể nhận lương hưu khi tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Hay nói cách khác, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 20 năm trở lên thì sẽ được nhận lương hưu theo quy định của pháp luật.
2. Mức hưởng lương hưu khi đóng BHXH tự nguyện:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về mức lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, đây là một trong những vấn đề được người dân quan tâm hàng đầu. Căn cứ theo quy định tại Điều 74 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 phẩy thì tại thời điểm nghỉ hưu, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động khi đáp ứng được các điều kiện nhất định sẽ được xác định bằng 45% tương ứng với số năm công dân đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể: Lao động nam được xác định là 20 năm và lao động nữ được xác định là 15 năm. Sau đó, cứ thêm mỗi năm thì sẽ được tính 2%, tuy nhiên mức tối đa không vượt quá 75%. Đồng thời, khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 01 tháng đến 06 tháng thì sẽ được tính tròn nửa năm (1/2), có tháng lẻ từ 07 tháng đến 11 tháng thì sẽ được tính tròn là một năm. Cụ thể công thức như sau:
Mức hưởng lương hưu = tỷ lệ hưởng lương hưu x mức bình quân thu nhập hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 79 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019. Như sau:
– Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian động;
– Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được sử dụng làm căn cứ tính mức bình quân trên một tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như sau: Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người lao động sau khi thực hiện thủ tục điều chỉnh của từng năm được xác định bằng thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của từng năm nhất định nhận với mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của các nhóm tương ứng, đồng thời, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính dựa trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do cơ quan có thẩm quyền đó là Tổng cục thống kê công bố hằng năm và được xác định theo công thức như sau:
Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm t | Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người tham gia BHXH tự nguyện hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100% |
---|---|
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100% |
Trong đó, t được xác định là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh, và mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t sẽ được lấy tròn hai số lẻ (mức thấp nhất bằng 1), căn cứ theo quy định tại
3. Mức lương hưu được nhận khi đóng BHXH tự nguyện đủ 20 năm?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, nếu nghỉ hưu vào năm 2024 thì người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trong khoảng thời gian đủ 20 năm, tỷ lệ hưởng bao nhiêu sẽ được xác định như sau:
– Đối với lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên thì tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ được xác định là 45%;
– Đối với lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên thì tỷ lệ hưởng lương hưu trong trường hợp này cũng sẽ được xác định là 45%, trong trường hợp từ năm thứ 16 đến năm thứ 20 trở đi là 05 năm thì sẽ được tính thêm 10%. Tổng cộng tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ được xác định là 55%.
Ví dụ như: Trong trường hợp mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được xác định là 7.000.000 đồng/tháng thì mức hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động sẽ được xác định như sau:
– Đối với lao động nam, thì mức cường dương tiêu hàng tháng sẽ được xác định là 45% x 7.000.000 = 3.150.000 đồng/tháng;
– Đối với lao động nữ thì mức hưởng lương yêu hàng tháng sẽ được xác định là 55% x 7.000.000 = 3.850.000 đồng/tháng.
Như vậy có thể nói, mức lương hưu sau khoảng thời gian 20 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao hay thấp sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào mức lương bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người đó, trong trường hợp số tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện càng cao thì khi đủ điều kiện hưởng lương hưu, mức lương hưu sẽ càng cao. Trên thực tế hiện nay, có nhiều phương thức khác nhau để tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tất cả có các phương thức tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện mà người tham gia có thể lựa chọn và tham khảo như sau:
– Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương thức đóng hàng tháng;
– Đóng 03 tháng một lần;
– Đóng 06 tháng một lần;
– Đóng 12 tháng một lần;
– Đóng một lần cho nhiều năm tuy nhiên không quá 05 năm một lần;
– Đóng nhiều lần cho những năm còn thiếu đối với những người đã đủ tuổi hưởng lương hưu, tuy nhiên thời gian đóng bảo hiểm xã hội của họ còn thiếu không quá 10 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH tự nguyện;
– Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu;
–
THAM KHẢO THÊM: