Theo quy định của pháp luật hiện nay, bảo hiểm xã hội là một trong những chế độ được nhà nước đặc biệt lưu tâm, có hai loại hình đóng bảo hiểm xã hội đó là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vậy người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục có được nhận lương hưu hay không?
Mục lục bài viết
1. Đóng BHXH không liên tục có được nhận lương hưu không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 169 của
– Người lao động đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng chế độ lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu;
– Tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi người lao động đó từ đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035;
– Bắt đầu kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ được xác định là từ đủ 60 tuổi 03 tháng đối với những người lao động nam và từ đủ 55 tuổi 04 tháng đối với những người lao động nữ. Sau đó, cứ tăng thêm mỗi năm thì sẽ tăng thêm 03 tháng đối với người lao động nam và tăng thêm 04 tháng đối với người lao động nữ;
– Trong trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động, người lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, người lao động làm các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm, người lao động làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn, tuy nhiên không vượt quá 05 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu tối thiểu theo như phân tích nêu trên tính tại thời điểm nghỉ hưu, ngoại trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác.
Theo đó, khi đáp ứng được độ tuổi luật định và thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động sẽ được nhận lương hưu. Theo quy định của pháp luật hiện nay, bảo hiểm xã hội là một trong những vấn đề được nhà nước vô cùng quan tâm, hiện nay có hai loại hình đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện;
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo hình thức đóng bảo hiểm bắt buộc/đóng bảo hiểm tự nguyện, pháp luật cũng không đưa ra điều luật yêu cầu người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội liên tục.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 và các văn bản quy phạm pháp luật khác hướng dẫn, cũng không đặt ra yêu cầu người lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội một cách liên tục để có thể hưởng các quyền lợi hợp pháp, trong đó có chế độ hưu trí.
Thêm vào đó, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm xã hội được xác định là khoảng thời gian tính bắt đầu kể từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội, trong trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ được xác định là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội đó.
Như vậy, người lao động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tuy nhiên đóng liên tục hay đóng không liên tục thì vẫn sẽ được bảo đảm quyền lợi của mình, trong trường hợp người lao động tham gia chế độ đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ được xác định là tổng thời gian họ đã đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội.
Vì vậy, nếu người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì họ vẫn được hưởng các chế độ theo tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội, chú đi thời gian đã tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục được hưởng các quyền lợi như: Chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và từ tuất nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, đóng bảo hiểm xã hội không liên tục vẫn sẽ được nhận lương hưu theo quy định của pháp luật.
2. Đóng bảo hiểm xã hội có cần phải ghi nhận trong nội dung hợp đồng lao động không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về nội dung của hợp đồng lao động. Theo đó, hợp đồng lao động bắt buộc phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên và địa chỉ của người sử dụng lao động, họ tên và chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên người sử dụng lao động;
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số giấy tờ tùy thân như căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, địa chỉ nơi cư trú và số điện thoại liên hệ của người giao kết hợp đồng lao động phía bên người lao động;
– Công việc của người lao động, địa điểm làm việc của người lao động, thời hạn của hợp đồng lao động;
– Mức lương theo công việc, mức lương theo chức danh, hình thức trả lương đối với người lao động, thời hạn trả lương của người sử dụng lao động, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác của người lao động;
– Chế độ nâng lương, chế độ nâng bậc của người lao động, thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của người lao động;
– Trang bị bảo hộ an toàn lao động cho người lao động trong quá trình làm việc;
– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
– Chế độ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề kỹ năng cho người lao động.
Như vậy, theo điều luật phân tích nêu trên, một trong những nội dung cơ bản của hợp đồng lao động đó là chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế của người lao động. Theo đó, hoạt động đóng bảo hiểm xã hội của người lao động bắt buộc phải ghi nhận trong nội dung hợp đồng lao động trong quá trình giao kết giữa người lao động và người sử dụng lao động.
3. Phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao nhiêu năm mới được hưởng lương hưu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 của
– Đối với người lao động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc làm việc trong điều kiện lao động bình thường, khi muốn được hưởng lương hưu cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các điều kiện sau: Khi người lao động đó nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên, đồng thời đáp ứng quy định về độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật lao động;
– Đối với trường hợp người lao động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó, điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019, theo đó, người lao động cần phải đáp ứng được độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về lao động, đồng thời người lao động cần phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Đặc biệt, trong trường hợp người lao động đã đáp ứng đầy đủ điều kiện về độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật để có thể hưởng lương hưu, tuy nhiên thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định là chưa đủ 20 năm thì sẽ được đóng tiếp bảo hiểm xã hội cho đến khi người lao động đủ thời gian 20 năm đóng bảo hiểm xã hội để có thể hưởng lương hưu;
– Đối với người lao động được xác định là lao động nữ là cán bộ/công chức cấp xã, là người hoạt động không chuyên trách ở xã/phường, thì khi nghỉ việc cần phải đáp ứng được các điều kiện sau: Có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, và đáp ứng được độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ.
Đồng thời tại Điều 55 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 219
Theo đó:
– Người tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng lương hưu nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên;
– Trong trường hợp đặc biêt, đối với lao động nữ là cán bộ/công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã thì thời gian tham gia bảo hiểm xã hội se ngắn hơn, tức là chỉ cần thỏa mãn từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Bộ luật Lao động 2019;
– Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 Luật Bảo hiểm xã hội;
– Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu.
THAM KHẢO THÊM: