Người lao động khi tham gia ký kết hợp đồng lao động nếu đủ điều kiện thì sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đồng thời người sử dụng lao động cũng phải tuân thủ quy định này để đóng cho người lao động. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ này là thời gian làm việc trong tháng, mức lương,...Vậy, Đóng BHXH cho lao động làm việc không đủ tháng thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đóng BHXH cho lao động làm việc không đủ tháng thế nào?
Nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội không chỉ áp dụng đối với người lao động mà còn cả với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào các bên cũng phải đóng bảo hiểm xã hộim bởi vì theo quy định thì cá nhân phải có đủ thời gian làm việc trong một tháng làm việc theo hợp đồng đã ký kết. Hiện nay, theo Khoản 3 Điều 85
Bên cạnh đó tại Khoản 4, 5 và 6 Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định như sau:
+ Cá nhân là người lao động nhưng không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Đồng thời, khoảng thời gian này không được tính để hưởng BHXH;
+ Đối với trường hợp thì người lao động phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT;
+ Đồng thời, cá nhân tham gia thực hiện
Với các quy định trên thì người lao động là một trong đối tượng bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy vậy, việc đóng hay không đóng bảo hiểm xã hội trong tháng theo quy định pháp luật cũng phụ thuộc cả vào số ngày nghỉ việc không hưởng lương của người đó. Theo đó, người lao động nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng lương thì không đóng bảo hiểm xã hội của tháng không làm đủ ngày.
2. Nghỉ lễ có được tính ngày công đóng Bảo hiểm xã hội không?
Có thể thấy, ngày công làm việc của người lao động quyết định trực tiếp đến mức đóng bảo hiểm xã hội, thậm chí là ảnh hưởng đến việc có tham gia đóng tháng đó hay là không. Theo pháp luật hiện hành thì cá nhân là người lao động sẽ được nghỉ những ngày cố định dựa trên những sự kiện có ý nghĩa của quốc gia. Theo quy định tại khoản 1 Điều 112
+ Đối với trường hợp nghỉ tết thì khi nghỉ tết Dương lịch số ngày người lao đông nghỉ là 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
+ Còn đến thời điểm là tết Âm lịch thì số ngày mỗi năm được áp dụng là 05 ngày làm việc;
+ Ngày Chiến thắng được biết đến là ngày 30 tháng 4 dương lịch thì cả nước không phân biệt ngành nghề thì sẽ nghỉ 01 ngày;
+ Khi đến ngày Quốc tế lao động thì số ngày được nghỉ là 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
+ Đối với ngày kỷ niệm Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
– Riêng đối với những cá nhân là lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo nội dung trên thì tùy thuộc vào các quốc gia mà người nước ngoài này được sinh ra thì sẽ được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ;
Hiện tại, khoản 3 Điều 85 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 Luật Bảo hiểm xã hội đã có nội dung quy định chi tiết: người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Chính vì vậy, trường hợp người lao động nghỉ vào những dịp lễ, tết thì vẫn được người sử dụng lao động cho hưởng nguyên lương nên những ngày nghỉ đã được nêu thì vẫn sẽ được tính vào ngày công để đóng BHXH.
3. Hợp đồng lao động ký kết dưới 01 tháng thì có phải đóng bảo hiểm không?
Khi tham gia lao động thì các bên phải tiến hành ký kết hợp đồng lao động, hiện nay pháp luật lao động quy định có hai loại hình hợp đồng lao động đó là lao động không xác định thời hạn và Hợp đồng lao động có thời hạn lao động. Còn riêng với hợp đồng dưới 01 tháng thì ít người biết đến vì nó không phổ biến nhiều, nhưng vẫn có tồn tại trên thực tế. Theo điểm b khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nên hợp đồng lao động dưới 01 tháng thuộc loại hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Liên quan đến vấn đề đóng bảo hiểm đối với cá nhân ký hợp đồng dưới 1 tháng thì cần soi chiếu đến các điều kiện để đóng bảo hiểm như sau:
– Đối với bảo hiểm xã hội: Căn cứ tại điểm a và b khoản 1 Điều 2 Văn bản hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên mới thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
– Đối với bảo hiểm thất nghiệp: thì điều kiện cơ bản để cá nhân được tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Nội dung cụ thể đã được quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013, như sau:
+ Cá nhân tham gia lao động thông qua việc ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
+ Hoặc tham gia lao động vì đã ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
+ Pháp luật cũng ghi nhận trường hợp ký kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
Như vậy, người lao động để có thể tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì phải tham gia làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.
– Còn trong trường hợp đóng bảo hiểm y tế:
Hiện nay, tại điểm a khoản 1 Điều 12 Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH 2023 Luật Bảo hiểm y tế đã có nội dung quy định: người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên mới thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế;
Chính vì vậy, cá nhân ký hợp đồng lao động dưới 01 tháng thì cũng không nằm trong trường hợp để người lao động đóng bảo hiểm.
Với các quy định trên thì khi làm việc theo hợp đồng lao động dưới 1 tháng thì không đủ điều kiện về thời gian làm việc để có thể tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm khác để đảm bảo quyền lợi của người lao động, đó là phải trả thêm tiền cho những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 01 tháng. Trường hợp mà người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì: Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. (Nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019);
Với các quy định trên thì ngoài việc phải trả tiền lương cho người lao động như đã thỏa thuận thì doanh nghiệp còn phải thanh toán thêm cho người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Lao động 2019;
– Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 Luật Bảo hiểm xã hội;
– Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH 2023 Luật Bảo hiểm y tế.
THAM KHẢO THÊM: