Điều kiện được hưởng BHXH một lần. Công thức tính mức hưởng BHXH một lần. Xác định số tiền nhận được nếu đóng BHXH 01 năm. Ví dụ về người lao động đóng BHXH một năm.
Đóng bảo hiểm xã hội là quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia vào hoạt động doanh nghiệp. Trong đó, nhiều người biết rằng đóng BHXH càng lâu thì tiền nhận được càng lớn. Tuy nhiên chưa có kiến thức pháp luật để tính toán các khoản tiền nhận được tương ứng. Các khoản tiền nhận được từ BHXH giúp người lao động đảm bảo quyền, lợi ích. Trong điều kiện người đóng BHXH được một năm, họ có thể nhận lại được bao nhiêu tiền? Cùng tìm hiểu các quy định về cách tính theo luật mới nhất.
Căn cứ pháp lý:
–
–
Mục lục bài viết
1. Điều kiện được hưởng BHXH một lần:
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc hoặc người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục tham gia đóng BHXH và một số trường hợp khác (chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu) có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.
Như vậy, các yêu cầu đặt ra xác định trường hợp cụ thể được nhận BHXH một lần sẽ là:
+ Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc. Như vậy, họ phải chờ đợi sau một năm thì thủ tục hưởng BHXH mới được xét duyệt.
+ Người tham gia BHXH sau một năm dừng đóng bảo hiểm. Họ không còn nhu cầu đóng tiếp tục bảo hiểm xã hội có thể hưởng BHXH sau khi kết thúc 1 năm.
+ Một số trường hợp tham gia BHXH khác mà người đóng bảo hiểm chưa đủ điều kiện nhận lương hưu.
Phải đợi một thời gian nhất định kể từ ngày ngừng đóng BHXH. Sau thời gian đó, người dừng đóng BHXH mới được thể hiện nhu cầu rút bảo hiểm.
Trong trường hợp thảo luận, nếu việc đóng BHXH được một năm thì dừng đóng. Khi đó, để có thể nhận được tiền BHXH theo thủ tục quy định, người có quyền lợi phải đợi đến khi đủ điều kiện hưởng BHXH. Thời gian được xác định là 01 năm kể từ khi chấm dứt thời gian đóng và thực hiện nghĩa vụ BHXH. Vậy, với thời gian là 01 năm đóng BHXH, họ có thể nhận được bao nhiêu tiền do BHXH chi trả. Cùng tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan.
2. Bảo hiểm xã hội tiếng Anh là gì?
Bảo hiểm xã hội tiếng Anh là Social insurance.
3. Các quy định pháp luật về thanh toán tiền BHXH:
Để có thể xác định được giá trị thanh toán của Bảo hiểm, phải hiểu được các quy định tính:
3.1. Xác định công thức tính mức lương bình quân:
Công thức này giúp chúng ta xác định được mức lượng bình quân người lao động nhận được trong khoảng thời gian tham gia BHXH bắt buộc. Mức lương này được chi trả ổn định hằng tháng, phản ánh trên bảng lượng của người lao động. Để hiểu hơn về công thức này, bạn đọc hãy theo dõi ví dụ trong mục 4.
Mức lương bình quân giúp xác định giá trị tiền lương trung bình người lao động nhận được. Bởi mỗi tháng tiền lương có thể không giống nhau về giá trị. Khi tính mức lương bình quân, phải quan tâm đến mức điều chỉnh tiền lương và hệ số thu nhập. Hiểu nôm na, mức điều chỉnh này mang đến giá trị mức lương bình quân có thể cao hơn nếu người lao động đóng bào hiểm càng lâu.
Mức lương bình quân là giá trị cần xác định trong thu nhập bình quân tháng của người lao động. Qua đó mới có số liệu, dữ kiện để mức hưởng BHXH một lần cho người lao động.
3.2. Công thức tính mức hưởng BHXH một lần:
Các công thức này được diễn giải bằng lời thông qua các quy định sau:
Cách xác định mức hưởng BHXH một lần:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật BHXH năm 2014, mức hưởng BHXH một lần tính theo số năm đã đóng BHXH. Cứ mỗi năm mức hưởng được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
Theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định mức hưởng BHXH một lần cũng có quy định tương tự. Qua đó giúp chúng ta xác định được Mức hưởng BHXH 01 lần thông qua công thức sau:
Công thức:
Mức hưởng | = | (1,5 x MBQTL x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) | + | (2 x MBQTL x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014) |
Trong đó:
+ MBQTL: Mức bình quân tiền lương theo tháng.
+ Thời gian đóng BHXH được tính theo năm.
Cách tính hưởng trợ cấp BHXH 1 lần được tính theo số năm tham gia BHXH. Để có thể xác định chính xác số năm nếu thực tế không tròn tháng, ta cần xác định số năm chẵn theo lưu ý dưới đây:
Lưu ý:
– Thời gian tham gia BHXH có thể lẻ tháng, không tròn năm. Do đó, các tháng lẻ được xác định theo quy tắc làm tròn để xác định số năm tham gia BHXH:
+ Thời gian lẻ từ 1-6 tháng tính là ½ năm;
+ Thời gian lẻ từ 7-11 tháng tính là 1 năm.
Khi đó, ta sẽ xác định được số năm người lao động tham gia đóng BHXH trước và sau năm 2014. Năm 2014 được lấy làm mốc bởi trong năm này, Luật Bảo hiểm xã hội mới được ban hành.
– Mức hưởng BHXH một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện. Trừ trường hợp người được hỗ trợ tiền đóng BHXH bị bệnh hiểm nghèo.
3.3. Cách xác định mức điều chỉnh tiền lương:
Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Điều 2. Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
Bảng 1:
Năm | Trước 1995 | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 |
Mức điều chỉnh | 5,10 | 4,33 | 4,09 | 3,96 | 3,68 | 3,53 | 3,58 | 3,59 | 3,46 | 3,35 | 3,11 | 2,87 | 2,67 | 2,47 | 2,01 |
Năm | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 |
|
Mức điều chỉnh | 1,88 | 1,72 | 1,45 | 1,33 | 1,25 | 1,20 | 1,19 | 1,16 | 1,12 | 1,08 | 1,05 | 1,02 | 1,00 | 1,00 |
|
Hệ số mức điều chỉnh tiền lương được quy định trong bảng 1 Điều 2 của Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH. Càng những năm xa năm 2022, người lao động được nhận mức điều chỉnh tiền lương càng cao. Giá trị lớn nhất được quy định cho người lao động đóng BHXH từ trước năm 1995, khi đó mức điều chỉnh tiền lương là 5,1. Tức là người lao động được nhân lên 5,1 lần so với tiền lương thực tế họ nhận được thời điểm bấy giờ.
Các quy định này nhằm điều chỉnh mức hưởng BHXH phù hợp cho người lao động. Bởi giá trị tiền lương thời đó nếu chỉ phản ánh qua con số không mang đến lợi ích quy đổi phù hợp.
4. Xác định số tiền nhận được nếu đóng BHXH 01 năm:
Trong trường hợp đóng BHXH 01 năm, người lao động sẽ được hưởng BHXH 1 lần nếu đảm bảo các quy định được trình bày bên trên. Thời gian đóng BHXH từ 01 năm trở ra, người lao động sẽ được nhận BHXH theo các quy định này. Trong khi người đóng BHXH chưa đủ 01 năm sẽ được hưởng BHXH theo cách xác định khác.
Để có thể xác định số tiền có thể nhận về khi đã đóng BHXH đủ 01 năm, cần xác định theo các bước sau:
– Xác định khoảng thời gian, tháng bắt đầu và tháng kết thúc nhu cầu đóng BHXH. Đếm xem khoảng thời gian này đã đủ 01 năm (12 tháng hay chưa).
– Nếu đã đủ 01 năm, người lao động phải đợi 01 năm kể từ tháng dừng đóng BHXH. Khi đó mới được coi là thời điểm đủ điều kiện để người lao động nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần.
– Xác định các tháng đóng BHXH trước năm 2014, các tháng đóng BHXH từ năm 2014 trở đi. Bởi nó có phụ thuộc đến công thức tính mức hưởng BHXH 1 lần.
– Xác định cụ thể mức lương của từng tháng trong năm. Cũng như các tháng đó thuộc năm nào để lựa chọn lựa chọn mức điều chỉnh tiền lương trong công thức tính Mức lương bình quân.
Áp dụng đúng các công thức, tính mức lương bình quân, sử dụng kết quả đó để tính Mức hưởng BHXH 1 lần. Khi đó, bạn đã tính được Mức hưởng BHXH của mình gắn với 01 năm đóng BHXH.
5. Ví dụ về người lao động đóng BHXH một năm:
Phải căn cứ về thời gian tham gia đóng BHXH của người lao động. Xác định các thông tin liên quan theo từng bước bên trên. Để đảm bảo việc tính toán chính xác theo từng khoảng thời gian và mốc thời gian.
Trường hợp đóng BHXH từ năm 2014 trở đi áp dụng công thức giống trường hợp chỉ đóng BHXH trước năm 2014. Chỉ cần áp dụng công thức đúng quy định pháp luật.
5.1. Ví dụ trường hợp đóng BHXH từ năm 2014 trở đi:
Ông A có thời gian tham gia BHXH từ tháng 10/2017 đến tháng 09/2018. Nội dung thực hiện BHXH của ông A như sau:
+ Từ tháng 10/2017 – 12/2017 (03 tháng): Mức lương 4.500.000 đồng/tháng.
+ Từ tháng 01/2018 – 06/2018 (06 tháng): Mức lương 5.000.000 đồng/tháng.
+ Tháng 07/2018 – 09/2018 (03 tháng): Mức lương 5.500.000 đồng/tháng.
Tổng thời gian tham gia BHXH của ông A là 01 năm. Vì ông A đóng BHXH sau năm 2014, nên ta có thể tính toán mức hưởng BHXH như sau:
– Thời điểm đủ điều kiện nộp hồ sơ hưởng BHXH 01 lần từ tháng 10/2019. Xác định từ tháng cuối cùng đóng BHXH là tháng 09/2018. Do đó phải đến tháng 10/2019, ông mới đủ điều kiện được hưởng BHXH. Tính từ thời điểm đó, ông A có thể làm hồ sơ để nhận về các tiền nhận được trong quyền lợi tham gia BHXH của mình.
Nếu năm 2022, ông A làm thủ tục hưởng BHXH 01 lần sẽ hoàn toàn đảm bảo các quy định pháp luật về quyền hưởng BHXH. Khi đó, thì ông sẽ được nhận:
– Mức lương bình quân = {(3 x 4.500.000 x 1,12) + (6 x 5.000.000 x 1,08) + (3 x 5.500.000 x 1,08)} : 12 = 5.445.000 đồng.
Trong đó, phải xác định tiền lương, số tháng nhận lương tương ứng với năm nào. Để áp dụng công thức và mức điều chỉnh tiền lương phù hợp. Vì xác định mức hưởng bình quân, cho nên phải chia đều cho 12, là số tháng nhận lương, đóng BHXH của ông A.
– Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần = 2 x 5.445.000 x 1 = 10.890.000 đồng. (Vì công thức được áp dụng cho việc đóng BHXH từ năm 2014 trở đi).
5.2. Ví dụ đóng BHXH cả trước và trong năm 2014:
Tương tự ví dụ đã xét bên trên, tuy nhiên nếu việc đóng BHXH được thực hiện trong trường hợp này có sự tính toán khác. Cụ thể như sau:
Ông A có thời gian tham gia BHXH từ tháng 10/2013 đến tháng 09/2014 như sau:
Từ tháng 10/2013 – 12/2013 (03 tháng): Mức lương 4.500.000 đồng/tháng.
Từ tháng 01/2014 – 06/2014 (06 tháng): Mức lương 5.000.000 đồng/tháng.
Tháng 07/2014 – 09/2014 (03 tháng): Mức lương 5.500.000 đồng/tháng.
Như vậy, thời gian đóng BHXH trước năm 2014 là 03 tháng. Theo quy định sẽ được làm tròn là 1/2 năm.
Thời gian đóng BHXH trong năm 2014 là 09 tháng. Theo quy định sẽ được làm tròn là 01 năm.
Tổng thời gian tham gia BHXH của ông A là 01 năm. Thời điểm đủ điều kiện nộp hồ sơ hưởng BHXH 01 lần từ tháng 10/2015. Nếu năm 2022, ông A làm thủ tục hưởng BHXH 01 lần thì sẽ được nhận:
Mức lương bình quân = {(3 x 4.500.000 x 1.25) + (6 x 5.000.000 x 1.20) + (3 x 5.500.000 x 1,20)} : 12 = 6.056.250 đồng.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần = (1,5 x 6.056.250 x 1/2) + (2 x 6.056.250 x 1) = 16.654.688 đồng.
Như vậy, chỉ cần khác nhau về thời gian, mức hưởng BHXH 1 lần cho người đóng BHXH 1 năm đã thay đổi đáng kể.