Hợp đồng bảo hiểm được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm về mức phí bảo hiểm và những rủi ro được bảo hiểm. Cùng bài viết tìm hiểu đồng bảo hiểm là gì? Phân biệt giữa đồng bảo hiểm với tái bảo hiểm?
Mục lục bài viết
1. Đồng bảo hiểm là gì?
Đồng bảo hiểm là nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm theo nguyên tắc cùng chia sẻ quyền lợi (phí bảo hiểm) và trách nhiệm (bồi thường, chi phí) theo tỉ lệ. Cụ thể, :
– Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm theo cùng điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm … trong hợp đồng bảo hiểm
– Các doanh nghiệp áp dụng nguyên tắc cùng chia sẻ quyền lợi (phí bảo hiểm) và trách nhiệm (bồi thường, chi phí) theo tỷ lệ
– Thông thường các doanh nghiệp ủy quyền cho 1 doanh nghiệp bảo hiểm làm đầu mối thương thảo hợp đồng bảo hiểm, giải quyết tổn thất.
Đồng bảo hiểm tiếng Anh là ” Co-insurance “
Co-insurance is the fact that more than one insurance companies are jointly responsible for insurance for the same subject based on dividing the proportion of insurance costs and the percentage of risks that need to be insured.
2. Những yếu tố cơ bản của mô hình đồng bảo hiểm:
– Chủ thể: chủ thể được bảo hiểm là người tham gia mua bảo hiểm trực tiếp
– Đối tượng: đối tượng được bảo hiểm trong hoạt động đồng bảo hiểm là các rủi ro theo thỏa thuận trong hợp đồng được ký kết giữa những doanh nghiệp bảo hiểm với người tham gia mua bảo hiểm
– Ký hợp đồng bảo hiểm: Chỉ có 1 hợp đồng duy nhất được ký kết giữa các nhà đồng bảo hiểm. Người chịu trách nhiệm cao nhất là người được ủy nhiệm ký hợp đồng. Việc ký hợp đồng do nhiều công ty cùng thực hiện, mỗi một công ty tham gia hợp đồng bảo hiểm đều phải ký tên vào giấy chứng nhận bảo hiểm.
– Trách nhiệm bồi thường: khi tổn thất xảy ra các công ty đồng bảo hiểm có trách nhiệm trả tiền bồi thường trực tiếp cho người tham gia bảo hiểm theo tỷ lệ mà công ty đó tham gia hợp đồng đồng bảo hiểm.
– Pháp lý: gười được bảo hiểm phải biết tất cả các nhà đồng bảo hiểm. Khi tổn thất xảy ra người được bảo hiểm có quyền bồi thường tất cả các nhà đồng bảo hiểm
3. Ý nghĩa của mô hình đồng bảo hiểm:
Đồng bảo hiểm chính là cách thức để phân tán, chia sẻ rủi ro theo chiều ngang bằng cách tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm khác nhau cho cùng 1 đối tượng bảo hiểm.Theo đó, khi xảy ra những rủi ro, thiệt hại tổn thất của đối tượng bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm sẽ cùng có trách nhiệm bảo hiểm này theo tỉ lệ thỏa thuận và mức phí mà khách hàng đã đóng trước đó. Do đó, đồng bảo hiểm thường được áp dụng để giảm áp lực cạnh tranh gây thiệt hại cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
Phương thức đồng bảo hiểm thường được áp dụng cho một số trường hợp, ví dụ đối với các hợp đồng bảo hiểm có giá trị bảo hiểm quá lớn như: bảo hiểm máy bay, tàu biển,… và phương thức này cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân tán rủi ro và chia sẻ thị trường bảo hiểm.
Ví dụ: Một công trình xây dựng được bảo hiểm với số tiền bảo hiểm USD 50 triệu, phí bảo hiểm là USD 2 triệu, bị tổn thất USD 10 triệu.
Công trình này do 3 công ty bảo hiểm đồng bảo hiểm. Ta có bảng chi tiết như sau:
Doanh nghiệp bảo hiểm
| Tỉ lệ bảo hiểm (%) | Phí bảo hiểm (USD) | Bồi thường (USD) |
Công ty A
| 50
| 1.000.000
| 5.000.000
|
Công ty B
| 30
| 600.000
| 3.000.000
|
Công ty C
| 20
| 400.000
| 2.000.000
|
Cộng
| 100
| 2.000.000
| 10.000.000 |
4. Phân biệt giữa đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm:
Trước hết, để phân biệt được ” Đồng bảo hiểm” và ” Tái bảo hiểm ” ta cần hiểu rõ về bản chất của hai loại hình này. Cụ thể :
– Tái bảo hiểm là mô hình mà trong đó doanh nghiệp tái bảo hiểm bảo hiểm lại toàn bộ hoặc một phần rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm gốc phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người tham gia bảo hiểm. Nói cách khác thì hợp đồng tái bảo hiểm chỉ hình thành khi đã có hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm.
– Đồng bảo hiểm là mô hình mà trong đó có nhiều doanh nghiệp cùng chịu trách nhiệm bảo hiểm cho cùng một đối tượng và của một chủ thể tham gia bảo hiểm.
Từ bản chất nêu trên, ta có thể phân biệt rõ ràng hơn về hai loại hình bảo hiểm này như sau:
* Giống nhau:
Mô hình ” Tái bảo hiểm ” và ” Đồng bảo hiểm ” có những nét tương đồng, cụ thể:
– Có nhiều công ty cùng tham gia vào 1 đơn vị rủi ro
– Đều là nghiệp vụ phân tán rủi ro giữa các công ty bảo hiểm với nhau
– Tỷ lệ phần trăm chấp nhận rủi ro tùy thuộc vào khả năng tài chính của công ty bảo hiểm đó và loại rủi ro
– Tăng khả năng nhận bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm
– Hỗ trợ các công ty bảo hiểm nhỏ mới ra đời ổn định và phát triển
+Tăng thu nhập cho các công ty bảo hiểm
– Giúp khách hàng có giá trị tài sản lớn cần bảo hiểm có thể ký được hợp đồng một cách nhau chóng
* Khác nhau:
Những điểm khác biệt nổi bật giữa hai mô hình ” Tái bảo hiểm ” và ” Đồng bảo hiểm “, cụ thể:
– Về khái niệm:
+ Đồng bảo hiểm: Là phương thức phân tán rủi ro theo chiều ngang, bằng cách tập hợp nhiều doanh nghiệp cùng tham gia bảo hiểm cho một đối tượng
+ Tái bảo hiểm: Là một loại nghiệp vụ mà Nhà bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với Người được bảo hiểm cho Nhà bảo hiểm khác, trên cơ sở nhượng lại cho Nhà bảo hiểm đó một phần chi phí bảo hiểm thông qua hợp đồng tái bảo hiểm.
– Về Chủ thể được bảo hiểm:
+ Đồng bảo hiểm: Chủ thể được bảo hiểm là người tham gia mua bảo hiểm.
+ Tái bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm gốc là chủ thể được bảo hiểm trong hợp đồng tái bảo hiểm.
– Về đối tượng được bảo hiểm:
+ Đồng bảo hiểm: Đối tượng được bảo hiểm trong hoạt động đồng bảo hiểm là những rủi ro được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia mua bảo hiểm.
+ Tái bảo hiểm: Đối tượng được bảo hiểm trong hoạt động tái bảo hiểm là trách nhiệm dân sự giữa doanh nghiệp bảo hiểm gốc và người tham gia mua bảo hiểm.
– Về việc ký hợp đồng bảo hiểm:
+ Đồng bảo hiểm: Chỉ có 1 hợp đồng duy nhất được ký kết giữa các nhà đồng bảo hiểm. Người chịu trách nhiệm cao nhất là người được ủy nhiệm ký hợp đồng. Việc ký hợp đồng do nhiều công ty cùng thực hiện, mỗi một công ty tham gia hợp đồng bảo hiểm đều phải ký tên vào giấy chứng nhận bảo hiểm.
+ Tái bảo hiểm: Có hai hợp đồng được ký kết: Giữa người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm; Giữa các công ty bảo hiểm và công ty tái bảo hiểm. Theo đó, công ty bảo hiểm gốc đứng ra ký hợp đòng bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm và sau đó phân chia trách nhiệm cho các công ty tái bảo hiểm theo sự thỏa thuận giữa họ và các công ty tái bảo hiểm.
– Về trách nhiệm bồi thường:
+ Đồng bảo hiểm: khi tổn thất xảy ra các công ty đồng bảo hiểm có trách nhiệm trả tiền bồi thường trực tiếp cho người tham gia bảo hiểm theo tỷ lệ mà công ty đó tham gia hợp đồng đồng bảo hiểm.
+ Tái bảo hiểm: khi tổn thất xảy ra, trước hết công ty bảo hiểm gốc phải đứng ta bồi thường cho người tham gia mua bảo hiểm, sau đó đòi lại công ty tái bảo hiểm . Ở đây, người tham gia mua bảo hiểm không có quan hệ trực tiếp với công ty tái bảo hiểm.
– Về pháp lý:
+ Đồng bảo hiểm: Người được bảo hiểm phải biết tất cả các nhà đồng bảo hiểm. Khi tổn thất xảy ra người được bảo hiểm có quyền bồi thường tất cả các nhà đồng bảo hiểm.
+ Tái bảo hiểm: Người được bảo hiểm chỉ cần biết người bảo hiểm gốc chịu trách nhiệm thanh toán khi có tổn thất xảy ra. Nếu người bảo hiểm gốc bị phá sản thì người được bảo hiểm không có quyền đòi công ty bảo hiểm bồi thường.
Trên đây là những thông tin cơ bản về hoạt động Đồng bảo hiểm giúp bạn có được những thông tin hữu ích trong việc tìm hiểu về loại hình bảo hiểm này. Đề đảm bảo tối đa lợi ích trước khi tham gia ký kết các hợp đồng bảo hiểm, cả người tham gia mua bảo hiểm và các doanh nghiệp bảo hiểm đều cần tìm hiểu những thông tin cơ bản để hiểu rõ bản chất của vấn đề, từ đó có thể xây dựng một hợp đồng bảo hiểm minh bạch và đảm bảo quyền lợi tối đa cho người tham gia.
Căn cứ pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
–
– Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành