Bảo hiểm xã hội là gì? Đóng bảo hiểm không liên tục có được cộng nối không? Hồ sơ, thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội?
Hiện nay, một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người lao động là việc người lao động tham gia vào việc đóng bảo hiểm xã hội. Mục đích lớn nhất của cá nhân người lao động khi việc tham gia bao hiểm xã hội là đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro trong quá trình lao động như tai nạn lao động không mong muốn, giảm hoặc mất sức lao động ảnh hưởng đến thu nhập, hoặc khi cá nhân người lao động về già không có khả năng lao động thì cần những chi tra của bảo hiểm xã hội để đảm bảo sinh hoạt.
Bảo hiểm xã hội có tác dụng rất lớn đối với người lao động làm cho họ yên tâm với công việc. Có thể nói bảo hiểm xã hội mang lại rất nhiều lợi ích cho người lao động, vì vậy việc tham gia bảo hiểm xã hội cũng được pháp luật quy định một cách cụ thể. Đặc biệt là quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội là một trong những vấn đề được nhiều người lao động quan tâm. Vậy việc người lao động đóng bảo hiểm không liên tục có được cộng nối không? Hay cũng Luật Dương Gia tìm hiểu vầ vấn đề này cụ thể trong bài viết dưới đây:
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Bảo hiểm xã hội là gì?
Theo cách hiểu thông thường, bảo hiểm xã hội có thể được hiểu sơ khai nhất là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Khi cá nhân người lao động tham gia vào quá trình đóng bảo hiểm xã hội thì Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội bao gồm hai loại là: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, trong đó:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
1.1. Các chế độ bảo hiểm xã hội
Theo Điều 4
– Đối với Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
– Đối với Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất
1.2. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội
Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
– Người lao động sẽ được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật bảo hiểm xã hội 2014.
– Người lao động sẽ được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
– Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động
– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.
– Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội.
– Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người khác.
– Được cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội.
– Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.
2. Đóng bảo hiểm không liên tục có được cộng nối không?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Theo quy định trên, trong trường hợp bạn đóng bảo hiểm xã hội ngắt quãng không liên tục thì thời gian tham gia bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ:
– Bạn tham gia lao động tại công ty A và bắt đầu đóng bảo hiểm ở công ty A từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 6 năm 2015. Như vậy thời gian bạn đóng bảo hiểm ở công ty A là 2 năm 6 tháng.
– Bạn chấm dứt
– Tháng 10 năm 2015 bạn đi làm tại công ty B và bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 10 năm 2015 đến nay (tháng 7 năm 2016). Như vậy thời gian bạn tham gia bảo hiểm ở công ty B là 10 tháng.
Như vậy thời gian bạn tham gia bảo hiểm xã hội là từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 6 năm 2015 và từ tháng 10 năm 2015 đến nay. Tổng thời gian tham gia là 3 năm 4 tháng.
Theo như thông tin bạn trình bày, bạn đã đóng bảo hiểm xã hội được 3 năm ở công ty cũ trước đây bạn công tác. Do thay đổi công việc bạn xin chuyển sang công ty khác được 6 tháng và trong thời gian làm việc tại công ty mới cháu vẫn chưa được đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy nếu sau này được đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới nơi bạn đang công tác thì thời gian bị gián đoạn không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhưng bạn sẽ được cộng nối thời gian 3 năm đóng bảo hiểm xã hội ở công ty cũ và thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
3. Hồ sơ, thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo khoản 31 Điều 1 Quyết định 505 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 27 Quyết định 595, hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội bao gồm:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế (BHYT) (Mẫu TK1-TS);
– Các sổ bảo hiểm xã hội đề nghị gộp (nếu có).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người lao động sau khi chuẩn bị đẩy đủ các giấy tờ nêu trên thì nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động tại đơn vị nơi mình đang làm việc hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi tham gia bảo hiểm.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội
Thời gian giải quyết hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản
Tuy nhiên, người lao động cần lưu ý thêm các trường hợp gộp sổ bảo hiểm xã hội dưới đây:
– Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên các sổ bảo hiểm xã hội không trùng nhau, thực hiện gộp quá trình đóng bảo hiểm xã hội của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu, hủy mã số sổ bảo hiểm xã hội đã gộp.
– Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên các sổ bảo hiểm xã hội trùng nhau thì cơ quan bảo hiểm xã hội lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động.
– Trường hợp một người có từ 02 sổ bảo hiểm xã hội trở lên có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bải hiểm tự nguyện trùng nhau thì cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ bảo hiểm tự nguyện… (khoản 67 Điều 1 Quyết định 505 sửa đổi, bổ sung Tiết e Điểm 3.1 Khoản 3 Điều 43 Quyết định 595).
Như vậy, Khi người lao động đống bảo hiểm không liên tục thì được cộng dồn thời gian đóng bảo hiện theo như quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội và việt cộng dông này được thực hiện theo hồ sơ và trình tự đã được nêu rõ ở trên, để đảm bảo việc cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật bảo hiểm. Việc cộng dồn này nhằm tạo điều diện cho người lao động trong việc hưởng quyền lợi của mình trong quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội.