Quy định pháp luật về việc viên chức, công chức nghỉ việc? Mẫu đơn xin nghỉ việc của viên chức, công chức cơ quan nhà nước?
Công chức, viên chức có nguyện vọng xin nghỉ thì sẽ phải làm đơn gửi lên cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quyết định để đồng ý cho nghỉ hay không. Việc xin nghỉ và quy định về pháp luật đối với trường hợp xin nghỉ của viên chức, công chức như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về việc viên chức, công chức nghỉ việc:
1.1. Quy định nghỉ việc đối với viên chức:
1.1.1 Công chức là ai?
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định:
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
1.1.2. Thôi việc đối với công chức:
– Căn cứ theo Khoản 2 Điều 59 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
– Lưu ý:
+ Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ hông giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.
1.2. Quy định nghỉ việc đối với viên chức:
1.2.1. Viên chức là ai?
Căn cứ tại Điều 2
1.2.2. Quy định về việc viên chức xin nghỉ việc:
Viên chức xin nghỉ việc trong trường hợp nào?
Theo quy định của Luật viên chức năm 2010, viên chức nghỉ việc trong các trường hợp khi bị đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc do bản thân chủ động đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức khi kết thúc hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Cụ thể:
* Do đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc:
Khoản 1 Điều 29 Luật viên chức năm 2010, sửa đổi năm 2019 quy định đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức trong các trường hợp sau đây:
– Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ
– Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 của Luật công chức, viên chức năm 2010
– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc
– Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn
– Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
– Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.
* Do tự xin nghỉ việc:
Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
– Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc
– Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc
– Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động
– Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng
– Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh
– Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
Khi nghỉ việc viên chức phải báo trước bao nhiêu ngày?
Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
Quy trình giải quyết thôi việc đối với viên chức:
– Trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải thông báo bằng văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định. Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.
– Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì đồng thời phải giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định.
Không thực hiện chế độ thôi việc với viên chức trong trường hợp nào?
Khoản 4 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định không thực hiện chế độ thôi việc đối với các trường hợp sau:
– Viên chức được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị
– Viên chức đã có thông báo nghỉ hưu hoặc thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật
– Viên chức thuộc trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Viên chức.
2. Mẫu đơn xin nghỉ việc của viên chức, công chức cơ quan nhà nước:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………., ngày ……. tháng ……. năm…….
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC
Kính gửi: Giám Đốc/Thủ trưởng Cơ quan:………………………………………………………..
Trưởng phòng Tổ chức/Cán bộ :………………………………………………………………………
Trưởng phòng/ban …………………………………………………….………………
Tên tôi là: :……………………………………………………………………………………………………
Cấp bậc, chức vụ, nghề nghiệp: :………………………………………………………………………
Đơn vị làm việc: :………………………………………………………………………………………..
Xin được nghỉ việc kể từ ngày …….. tháng …….. năm ………………….……
Lý do xin nghỉ:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi cam đoan hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cho đến ngày tôi được phép nghỉ việc và hoàn tất mọi thủ tục bàn giao công việc, dụng cụ, tài sản cho: ………………………………………… có liên quan đến công việc tôi đang đảm nhiệm.
Ý kiến của Trưởng phòng/ban………………….
Đề nghị Giám Đốc/Thủ trưởng Cơ quan giải quyết cho Ông (Bà) nghỉ
việc kể từ ngày …… tháng …… năm……..
Lý do: ……………………………………………
Trưởng phòng / ban
(Ký và ghi rõ họ tên)
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ý KIẾN CỦA TRƯỞNG PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ
…………………………………………..
……………………………………………
……………………………………………
Ý KIẾN CỦA GIÁM ĐỐC/ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
……………………………………………
……………………………………………
…………………………………………
Hướng dẫn cách viết đơn:
– Phần mở đầu: Quốc hiệu tiêu ngữ, ngày tháng năm viết đơn, tên đơn
– Phần nội dung:
+ Các thông tin cá nhân: trình bày đầy đủ các thông tin bao gồm họ và tên cá nhân; chức vụ đang nắm giữ là gì?; địa chỉ đơn vị, cơ quan
+ Trình bày đầy đủ lý do xin nghỉ việc: trình bày một cách rõ ràng, rành mạch, dễ hiểu. Ví dụ lý do kể đến như do năng lực còn yếu kém không đáp ứng được công việc được giao; hoàn cảnh gia đình cá nhân không đáp ứng được nơi làm việc; cần tập trung nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn…
+ Nêu rõ thời gian xin nghỉ từ thời điểm nào như mong muốn của mình.
+ Nội dung bàn giao công việc: nêu rõ những công việc, tài sản của cơ sở tại nơi mình làm việc cần bàn giao lại cho đơn vị, cơ quan.