Viết đơn xin ly hôn là công việc quan trọng đầu tiên mà các cá nhân cần phải tiến hành khi muốn ly hôn. Có rất nhiều vướng mắc liên quan đến việc đơn xin ly hôn viết tay hay đánh máy thì được Tòa tiếp nhận? Dưới đây là bài phân tích làm rõ.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin ly hôn viết tay hay đánh máy thì được Tòa tiếp nhận?
Hiện nay, vấn đề ly hôn đang diễn ra ngày càng phổ biến tại nước ta. Về nguyên tắc, khi muốn ly hôn, người dân phải nộp đơn lên Tòa án nhân dân cấp quận huyện để được giải quyết. Trong hồ sơ ly hôn, cần phải có đơn xin ly hôn
Về cơ bản, có thể hiểu, đơn xin ly hôn là chứng thư thể hiện mong muốn, ý chí của vợ và chồng về việc giải quyết ly hôn. Trong đơn xin ly hôn, cá nhân sẽ điền đầy đủ các thông tin, nội dung liên quan đến vợ và chồng; các vấn đề cần giải quyết khi ly hôn; chứng từ kèm theo trong việc giải quyết ly hôn.
Song song với việc định hướng giải quyết các vấn đề quan trọng thiết yếu khi ly hôn, thì vướng mắc xoay quanh việc đơn xin ly hôn viết tay hay đánh máy thì được Tòa tiếp nhận cũng được rất nhiều người quan tâm
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định rõ, vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Đồng thời, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định rõ, Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền.
Như vậy, có thể thấy, theo quy định của pháp luật hiện hành, không có quy định nào liên quan đến hình thức của đơn xin ly hôn (đơn xin ly hôn viết tay hay đánh máy), mà chỉ quy định về việc khi có nhu cầu, cá nhân có thể nộp đơn lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để được giải quyết vấn đề ly hôn.
Hiện nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, việc đánh máy hoặc tải mẫu đơn xin ly hôn về của người dân diễn ra ngày càng phổ biến. Song, còn rất nhiều trường hợp, người dân trực tiếp viết tay đơn xin ly hôn. Điều quan trọng khi làm đơn xin ly hôn, là các cá nhân phải điền đầy đủ các thông tin then chốt về nội dung trong đơn. Nếu thông tin không đầy đủ, đơn xin ly hôn sẽ không được tiếp nhận. Ngược lại, khi thông tin được đảm bảo, đơn sẽ được thụ lý. Lúc này, dù là đơn xin ly hôn bằng giấy tờ viết tay hay đánh máy thì đều sẽ được Tòa án tiếp nhận.
Do đó, có thể khẳng định, không quan trọng là đánh máy hay viết tay, nếu đơn xin ly hôn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật thì sẽ được thụ lý giải quyết.
2. Những vấn đề cần giải quyết khi ly hôn:
Như đã phân tích, ly hôn là sự kiện pháp lý, nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai chủ thể với nhau. Hôn nhân xác lập nên các mối quan hệ liên đới liên quan khác. Các chủ thể đó được xem là mắt xích duy trì sự bền vững, ổn định của một cuộc hôn nhân. Khi hôn nhân tan vỡ, những mối quan hệ đó sẽ trở thành đối tượng điều chỉnh, giải quyết của vợ và chồng.
Về cơ bản, khi giải quyết ly hôn, các cá nhân cần giải quyết các vấn đề cụ thể sau đây: Con cái chung; tài sản chung và công nợ chung.
– Về con cái chung: Con cái chung là các cá nhân được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân giữa vợ và chồng. Con cái có thể là con nuôi hoặc con đẻ. Cả vợ và chồng (cha mẹ của con) đều có trách nhiệm ngang nhau trong việc chăm lo, nuôi dưỡng con. Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định rõ, cha và mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc yêu thương, chăm sóc và nuôi dưỡng con cái. Trong thời kỳ hôn nhân, con cái sẽ ở chung cùng bố và mẹ, nhận được sự nuôi dạy trực tiếp từ cả hai. Tuy nhiên, khi cha và mẹ chấm dứt quan hệ hôn nhân, con cái sẽ do bố hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Người còn lại sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng, cũng như quyền qua lại thăm nom, chăm sóc con. Thực tế, con cái chung chính là quan hệ nhân thân quan trọng nhất mà vợ và chồng phải hướng tới giải quyết khi ly hôn. Đồng thời, đây cũng là vấn đề được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Bởi khi cha mẹ ly hôn, con cái rất dễ gặp phải những tổn thương tâm lý. Do đó, giải quyết vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng con một cách ổn thỏa là mục tiêu hàng đầu khi chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.
– Về tài sản chung: Hôn nhân sẽ phát sinh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Ngoài con cái, khi ly hôn, các cá nhân luôn chú trọng giải quyết vấn đề tài sản chung. Theo quy định chung, mọi tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân đều được xem là tài sản chung giữa vợ và chồng (ngoài trường hợp được tặng cho chung). Tài sản chung ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích về kinh tế của các cá nhân. Do đó, khi giải quyết vấn đề ly hôn, các cá nhân luôn chú trọng giải quyết vấn đề này. Đồng thời, giải quyết tài sản chung khi ly hôn cũng là một trong những phương thức hữu hiệu, giúp hạn chế đến mức tối đa những tranh chấp xảy ra. Bởi lẽ, vấn đề tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là tương đối phức tạp và rắc rối. Có rất nhiều tài sản được xác lập trong thời kỳ hôn nhân nhưng rất khó để chứng minh. Lúc này, yêu cầu Tòa giải quyết (hoặc thống nhất thỏa thuận chung) giúp bảo về một cách toàn diện quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và chồng.
– Về công nợ chung: Tương tự tài sản chung, công nợ chung là vấn đề liên quan đến tài sản mà các cá nhân cần giải quyết với nhau khi tiến hành ly hôn. Xét về nguyên tắc, công nợ chung sẽ do hai vợ chồng cùng có trách nhiệm trả. Trong trường hợp nhờ Tòa giải quyết, Tòa sẽ ưu tiên dùng tài sản chung để trả khoản nợ chung. Sau khi trả hết công nợ, tài sản còn lại là bao nhiêu sẽ được chia đều cho cả vợ và chồng.
3. Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương và đơn xin ly hôn thuận tình:
3.1. Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày ….. tháng …. năm ………
ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(V/v: Công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận về con cái, tài sản)
Kính gửi: Tòa án nhân dân ………
Họ tên người yêu cầu:
1. Tên chồng: …… Sinh năm:…….
Địa chỉ:………..
Số điện thoại: ……(nếu có); số fax: ….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……….(nếu có)
2. Tên vợ: ……. Sinh năm: ……
Địa chỉ………….
Số điện thoại: …(nếu có); số fax: …….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………(nếu có)
Chúng tôi xin trình bày với Tòa án nhân dân… việc như sau:
1. Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:
– Về quan hệ hôn nhân: ……
– Về con chung:…………
– Về tài sản chung: ……
– Về công nợ:………….
2. Lý do, mục đích yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên: ….
3. Căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên:……
4. Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:……
5. Thông tin khác:…………
Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn gồm có:
1. Chứng minh nhân dân (bản chứng thực)
2. Sổ hộ khẩu (Bản chứng thực)
3. Giấy khai sinh (Bản chứng thực)
4. Đăng ký kết hôn
5. Một số giấy tờ khác có liên quan
Tôi cam kết những lời khai trong đơn là hoàn toàn đúng sự thực.
NGƯỜI YÊU CẦU
Vợ Chồng
3.2. Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…….., ngày ….. tháng …. năm ………
ĐƠN KHỞI KIỆN
(v/v: Ly hôn)
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN (1) ………
Người khởi kiện:…………
Địa chỉ:……….
Số điện thoại: ……(nếu có); số fax: ….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……….. (nếu có)
Người bị kiện:………
Địa chỉ………….
Số điện thoại: ………(nếu có); số fax: ………(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………….(nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có):……….
Địa chỉ………..
Số điện thoại: …(nếu có); số fax: ….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …….. (nếu có)
Yêu cầu Tòa án nhân dân …….. giải quyết ly hôn với các nội dung sau đây:
1. Quan hệ hôn nhân:…………
2. Về con chung………….
3 – Về tài sản : (4) …………
4 –Về công nợ: (5) ………….
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:
1. Chứng minh nhân dân (bản chứng thực)
2. Sổ hộ khẩu (Bản chứng thực)
3. Giấy khai sinh (Bản chứng thực)
4. Đăng ký kết hôn
5. Một số giấy tờ khác có liên quan
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (6) ………..
Trên đây là toàn bộ những yêu cầu của tôi, đề nghị tòa án xem xét, giải quyết. Ngoài ra tôi không khiếu nại gì thêm, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Kính mong quý Tòa xem xét giải quyết trong thời hạn luật định.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Luật tố tụng hình sự 2015.