Đơn xin chấp thuận khai thác thủy sản nguy cấp, quý hiếm là một loại văn bản quan trọng, đây là mẫu đơn đề nghị được lập ra để xin phép cấp văn bản chấp thuận khai thác đối với các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm. Dưới đây là mẫu đơn xin chấp thuận khai thác các loại thuỷ sản nguy cấp, quý hiếm có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin chấp thuận khai thác thủy sản nguy cấp, quý hiếm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN XIN CHẤP THUẬN KHAI THÁC LOÀI THỦY SẢN NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản.
Tên tổ chức/cá nhân: …
Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập tổ chức (đối với tổ chức – ghi rõ số, ngày cấp, cơ quan cấp): …
Mã số định danh/Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân (đối với cá nhân): …
Địa chỉ: …
Điện thoại liên hệ: …
Đề nghị Tổng cục Thủy sản cấp Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, chi tiết như sau:
1. Mục đích khai thác: …
2. Đối tượng, thời gian, phương tiện, ngư cụ khai thác:
TT | Tên loài | Số lượng/ khối lượng khai thác | Vùng khai thác | Thời gian khai thác (dự kiến) | Phương tiện khai thác | Ngư cụ khai thác | |
Tên tiếng Việt | Tên khoa học | ||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
3. Các tài liệu, hồ sơ kèm theo:
Chúng tôi cam kết thực hiện theo đúng mục đích, phương án khai thác và quy định pháp luật về thủy sản.
…, ngày … tháng … năm …
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)
2. Thuỷ sản được đưa vào nhóm các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm Nhóm I khi đáp ứng được các điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP, có quy định cụ thể về danh mục và tiêu chí xác định các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm. Theo đó:
- Các loại thuỷ sản nguy cấp, quý hiếm theo quy định của pháp luật hiện nay đang được phân chia thành hai nhóm, trong đó bao gồm nhóm I và nhóm II;
- Các loại thuỷ sản nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm I khi các loài thủy sản đó đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí như sau:
+ Các loại thuỷ sản có khả năng mang lại nguồn gen quý hiếm để phục vụ cho hoạt động bảo tồn, phục vụ cho quá trình chọn giống, đáp ứng nhu cầu trong hoạt động nuôi trồng thủy sản hoặc các loại thuỷ sản có chứa các hoạt chất/chứa các chất có tác dụng sinh học đặc hiệu được sử dụng phục vụ cho nguyên vật liệu điều chế các loại sản phẩm thuốc, sử dụng trong ngành y tế, hoặc có khả năng phát sinh lợi nhuận cao khi được thương mại hóa, hoặc giữ vai trò quyết định trong quá trình duy trì sự cân bằng của các loại thủy hải sản khác trong quần xã, hoặc mang tính đại diện, mang tính độc đáo sáng tạo của một khu vực địa lý tự nhiên bất kỳ;
+ Các loài thủy sản có số lượng còn rất ít tồn tại trong tự nhiên, hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng rất lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất là ở mức 50% theo quá trình đánh giá quan sát, hoặc ước tính trong khoảng thời gian 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo có khả năng suy giảm mức độ ít nhất 50% trong khoảng thời gian 05 năm tiếp theo.
- Các loại thuỷ sản nguy cấp, quý hiếm thuộc Nhóm II khi các loài thủy sản đó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện và tiêu chí như sau:
+ Đáp ứng được đầy đủ tiêu chí của các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm I như đã phân tích nêu trên;
+ Các loại thuỷ sản còn số lượng rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất với số lượng là 20% theo mức độ đánh giá quan sát, hoặc út tính trong khoảng thời gian 05 năm gần nhất tính đến thời điểm thực hiện thủ tục đánh giá, hoặc được dự báo suy giảm ít nhất với mức độ là 20% trong khoảng thời gian 05 năm tiếp theo.
- Danh mục các loại thuỷ sản quý hiếm, nguy cấp hiện nay đang được thực hiện theo phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
- Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động tổ chức rà soát, đánh giá, chỉnh lên Chính phủ để tiếp tục sửa đổi, bổ sung đối với danh mục các loại thuỷ sản nguy cấp, quý hiếm.
Theo đó, đối chiếu theo điều luật nêu trên thì các loại thuỷ sản được xếp vào loại thuỷ sản nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm I khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:
- Mang nguồn gen quý hiếm, phục vụ cho quá trình bảo tồn, chọn giống trong hoạt động nuôi trồng thủy sản;
- Các loại thuỷ sản có chứa chất, các loại hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu phải được sử dụng trong quá trình pha chế nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc, phục vụ cho hoạt động y tế, tức là các loại thuỷ sản có khả năng sinh lợi cao trong quá trình thương mại hóa;
- Giữ vai trò quyết định trong quá trình duy trì sự cân bằng của các loài thủy sản khác trong quần xã, đồng thời có tính đại diện hoặc có tính độc đáo trong một khu vực địa lý tự nhiên bất kỳ;
- Có số lượng rất ít trong tự nhiên, có nguy cơ bị tuyệt chủng rất lớn với mức độ xác định khả năng suy giảm quần thể ít nhất với mức 50% theo đánh giá quan sát, hoặc ước tính trong khoảng thời gian 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá, hoặc được dự báo suy giảm ít nhất với mức độ 50% trong khoảng thời gian 05 năm tiếp theo.
3. Xử phạt hành vi khai thác thủy sản nguy cấp, quý hiếm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 42/2019/NĐ-CP, có quy định cụ thể về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính khi các cá nhân tiến hành hoạt động khai thác trái phép các loại thủy hải sản nguy cấp quý hiếm. Theo đó, hành vi khai thác trái phép các loại thuỷ sản nguy cấp quý hiếm thuộc Nhóm I liệt kê cụ thể trong Danh mục các loại thuỷ sản nguy cấp, quý hiếm tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi khai thác trái phép các loài thủy sản nguy cấp quý hiếm với khối lượng thủy sản dưới 10kg;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi khai thác trái phép các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm với khối lượng thủy sản từ 10kg đến dưới 20kg;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật khai thác trái phép các loài thủy sản của diễm với khối lượng từ 20kg đến dưới 50 kilôgam;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật khai thác các loại thủy hải sản nguy cấp, quý hiếm với khối lượng thủy sản từ 50 kilôgam đến dưới 100kg.
Theo đó, đối chiếu với điều luật nêu trên thì tùy vào khối lượng đánh bắt khai thác thủy hải sản nguy cấp quý hiếm, mức phạt hành chính cũng sẽ khác nhau. Theo đó: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản được xác định là dưới 10kg, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng thủy sản được xác định là từ 10kg đến dưới 20kg, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng các loại thuỷ sản được xác định là từ 20kg đến dưới 50 kilôgam, hoặc phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng thủy sản khai thác trái phép được xác định là từ 50 kilôgam đến dưới 100kg.
Đồng thời, người bị xử phạt vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, tức là người vi phạm còn bắt buộc phải thực hiện hoạt động thả thì sản còn sống quay trở lại môi trường sinh sống của chúng, hoặc thực hiện thủ tục chuyển giao thuỷ sản nguy cấp, quý hiếm đã chết cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 8 của …
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản 2017;
– Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
THAM KHẢO THÊM: