Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, vị trí của đơn vị sự nghiệp công lập luôn giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển đời sống kinh tê-xã hội của một quốc gia. Vậy, đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Các quy định hiện hành về đơn vị sự nghiệp công lập?
Mục lục bài viết
1. Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hằng ngày bởi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập nhằm nhằm mục đích cung cấp những dịch vụ công thiết yếu cho việc bảo đảm phục vụ nhu cầu của người dân trong các lĩnh vực như văn hóa, du lịch, y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác.
Đơn vị sự nghiệp công lập chính là các tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật có tư cách pháp nhân, cung cấp các dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, lao động – thương binh và xã hội, thông truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.
Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về việc thực hiện các nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.
- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về việc thực hiện các nhiệm vụ, tài chính, tổ chức về bộ máy, nhân sự.
Đơn vị sự nghiệp chủ yếu là các viện nghiên cứu, trường học, bệnh viện… trực thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xét dưới góc độ vị trí pháp lý, đơn vị sự nghiệp công lập có thể chia thành loại như sau:
– Đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;
– Đơn vị thuộc Tổng cục, Cục;
– Đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong đó, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ bao gồm:
– Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ (các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực; báo; tạp chí. Trung tâm thông tin hoặc tin học. Trường hoặc trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; học viện). Và các đơn vị sự nghiệp công lập trong danh sách ban hành kèm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập:
Đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, trong đó chủ yếu là các cơ quan nhà nước.
Đơn vị sự nghiệp công lập là nhà nước đầu tư và xây dựng để vận hành, tùy vào từng loại đơn vị sự nghiệp mà nhà nước có sự hỗ trợ ngân sách ở những cấp độ khác nhau.
Các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập với mục đích cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực nhà nước chịu trách nhiệm cung cứng cho nhân dân hoặc lĩnh vực mà khu vực phi nhà nước không có khả năng đầu tư hoặc không quan tâm để đầu tư.
Tiếp theo là cơ chế hoạt động của các đơn vụ sự nghiệp công lập đang ngày càng được đổi mới theo hướng tự chủ và được thực hiện hạch toán một cách độc lập.
Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo cơ chế độ thủ trưởng. Đồng thời nhằm đảo bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tránh cách tình trạng lạm quyền, vượt quyền, phòng chống tham nhũng, pháp luật đã đưa ra các quy định về việc thành lập Hội đồng quản lý tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư vào các đơn vị sự nghiệp công lập khác trong trường hợp cần thiết.
Nhân sự tại đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu được tuyển dụng theo vị trí việc làm, theo hợp đồng, được quản lý, sử dụng tư cách là viên chức. Trong khi đó thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là công chức.
Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đã chia đơn vị sự nghiệp công lập thành 4 loại:
- Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
- Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
- Đối với đon vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên;
- Tự chủ giao dịch tài chính và liên doanh, liên kết.
4. Phân biệt với đơn vị ngoài sự nghiệp công lập:
Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập chính là những đơn vị, tổ chức sự nghiệp không nằm trong khu vực nhà nước, được thành lập bởi các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các cá nhân hoặc liên doanh giữa các tổ chức với nước ngoài, có tư cách pháp nhân, cung cấp các dịch vụ công, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thuộc sở hữu bởi các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân, các cá nhân hoặc tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài. Điển hình như các trường tư, bệnh viện tư, bảo tàng tư, tổ chức nghiên cứu khoa học tự… Các đơn vị này thường được tổ chức hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, tuyển dụng, quản lý hay sử dụng lao động chủ yếu dựa trên quan hệ lao động theo quy định. Do đó mà người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập nhìn chung không được hưởng lương có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Người sử dụng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập là nhà nước, vì thế mà các cơ chế tuyển dụng, sử dụng, quản lý, chế độ, chính sách đối với viên chức trong các đơn vị này thường không giống với đơn vị sự nghiệp ngoài công lập. Và thực tế nhà nước hoàn toàn có thể quy định một số nghĩa vụ mang tính chất ràng buộc đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong khi đó thì các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập đang được tổ chức và vận hành chủ yếu theo mô hình của doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động trong các đơn vị này cơ bản sẽ dựa trên cơ chế pháp lý chung cho việc tuyển dụng, quản lý đối với các loại đối tượng này.
5. Thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập:
Ngày 07/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập phải bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định tại Nghị định này (trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành); một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại.
Các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập mới phải tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu). Riêng đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập mới phải tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư.
Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả thì tổ chức lại hoặc giải thể. Việc tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập không được làm tăng thêm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó của đơn vị và thực hiện tinh giản biên chế theo quy định.
Về khung số lượng cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
Cụ thể, đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ được bố trí bình quân không quá 03 người trên một đơn vị; các đơn vị khác được thực hiện theo Đề án thành lập (trong trường hợp thành lập mới) hoặc Đề án tự chủ của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ được bố trí bình quân không quá 03 người trên một đơn vị; các đơn vị khác được bố trí không quá 03 người.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:
Số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ được bố trí bình quân không quá 03 người trên một đơn vị.
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ (bao gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ và đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài); (trừ các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ), đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài) và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có từ 20 người làm việc là viên chức trở xuống được bố trí không quá 02 cấp phó; có trên 20 người làm việc là viên chức được bố trí không quá 03 cấp phó.
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc Bộ (Bộ); đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục, thuộc chi cục thuộc cục thuộc Bộ; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng thuộc Bộ; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục thuộc tổng cục thuộc Bộ; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sở); đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chi cục và tương đương thuộc sở; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện) được bố trí không quá 02 cấp phó.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng bộ quản lý ngành, lĩnh vực; thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính; thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; thẩm quyền và trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập; chế độ cung cấp thông tin, báo cáo về đơn vị sự nghiệp công lập.