Đơn vị sự nghiệp là gì? Đơn vị sự nghiệp có thu có phải đăng ký mã số thuế không? Đơn vị sự nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?
Hiện nay, đơn vị sự nghiệp được biết đến qua việc đơn vị này hoạt động qua rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin, giao thông, môi trường… Đây là một trong những tổ chức có vị trí vô cùng quan trọng trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, chính vì đây được coi là đơn vị hỗ trợ hiệu quả trong việc phát triển các lĩnh vực chủ chốt của một quốc gia. Tuy nhiên, mọi người còn băn khoăn và không hiểu rõ là liệu đơn vị hành chính sự nghiệp công lập có thu có phải đăng ký mã số thuế không? Cách kê khai và nộp thuế GTGT và thuế TNDN đối với đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như thế nào? Trong phạm vi bài viết này thì Luật Dương Gia sẽ giải đáp vấn đề trên.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Tóm tắt câu hỏi:
Đơn vị tôi đang công tác là đơn vị sự nghiệp có thu, chuyên môn chính là làm công tác đền bù GPMB, nguồn thu của đơn vị là kinh phí tổ chức từ công tác GPMB, Từ nguồn thu đó, đơn vị chi để hoạt động. Từ khi thành lập đơn vị đến nay, đơn vị tôi chưa đăng ký mã số thuế, mỗi khi thu kinh phí GPMB cũng không xuất hóa đơn GTGT. Xin cho tôi hỏi như vậy có đúng?
Cơ sở pháp lý:
-
–Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
-Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và
1. Đơn vị sự nghiệp là gì?
1.1.Khái niệm đơn vị sự nghiệp
Theo cách hiểu thông thường thì mọi người thường hay gọi tắt là đơn vị sự nghiệp hay còn gọi đơn vị sự nghiệp được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là đơn vị sự nghiệp công lập chính là các tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật có tư cách cá nhân, cung cấp các dịch vụ công và điều quan trọng là phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, lao động thương binh xã hội, truyền thông và các lĩnh vực khác được pháp luật quy định.
1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp
Đơn vị sự nghiệp công lập được nhà nước giao cho quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự hay gọi theo cách khác thì đây là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ. Nhưng đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự chủ yếu là các Viện nghiên cứu, Bệnh viện và Trường học, trường đại học….trực thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập là nhà nước (trực tiếp hay gián tiếp) nên nhà nước thực hiện việc trả lương cho người lao động từ ngân sách của nhà nước. Do vậy, cơ chế tuyển dụng, sử dụng, quản lý, chế độ, chính sách đối với viên chức trong các đơn vị này không giống với các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và Nhà nước hoàn toàn có thể quy định một số nghĩa vụ mang tính chất ràng buộc đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Đơn vị sự nghiệp có hai loai, đó là :
+Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn
+Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn
Các đơn vị sự nghiệp công lập không chỉ đông đảo về số lượng. Mà đơn vị sự nghiệp còn đa dạng về loại hình, lĩnh vực hoạt động. Do vậy, việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập rất phức tạp tùy theo tiêu chí phân loại khác nhau.
Đơn vị được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự. Và đơn vị chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự. Tiêu chí phân loại này không chỉ dựa trên khả năng tự chủ tài chính. Mà còn phụ thuộc vào mức độ tự chủ nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự.
2. Đơn vị sự nghiệp có thu có phải đăng ký mã số thuế không?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008:
“1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.”
Như vậy, các đơn vị sự nghiệp là một trong những đối tượng phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có các đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, thuộc đối tượng phải đăng ký mã số doanh nghiệp mới cần phải thực hiện thủ tục lập hóa đơn. Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 51/2010/NĐ-CP, khi bán hàng hóa, dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn. khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vu. Theo trường hợp của chị, đơn vị sự nghiệp nơi cơ quan chị làm việc đã thực hiện việc tự chủ về tài chính. Như vậy, cơ quan của chị đã đáp ứng được một trong bốn điều kiện để có tư cách pháp nhân. Nếu như đơn vị của chị là đối tượng thuộc sự điều chỉnh của Nghị định 16/2015/NĐ-CP thì theo mục a khoản 3 Điều 12 Nghị định 16/2015/NĐ-CP:
“Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định”,
Hiện nay, các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thì sẽ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì trong đó, các đơn vị sự nghiệp là một trong những đối tượng phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các đơn vị là đơn vị sự nghiệp công lập có thu hằng năm sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác ( nếu có ). Cho nên đơn vị sự nghiệp công lập có thu cũng phải thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế và thực hiện thủ tục lập hóa đơn. Đơn vị của chị bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế và thực hiện thủ tục lập hóa đơn.
3. Đơn vị sự nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?
3.1. Đối với nộp thuế giá trị gia tăng
Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý áp dụng phương pháp khấu trừ thuế:
+ Các đơn vị sự nghiệp công lập nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01/GTGT theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh hoặc có cơ sở sản xuất trực thuộc tại địa phương khác nơi đóng trụ sở chính thì người nộp thuế nộp cùng Tờ khai thuế GTGT tài liệu sau:
– Nộp kèm tờ khai là bảng tổng hợp số thuế giá trị gia tăng đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh (nếu có) theo mẫu số 01-5/GTGT ban hành kèm theo mẫu của cơ quan nhà nước.
– Khi kê khai thuế GTGT thì nộp bảng phân bổ thuế GTGT cho địa phương nơi đóng trụ sở chính và cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán (nếu có) theo mẫu số 01-6/GTGT theo mẫu
– Các đơn vị sự nghiệp nộp kèm bảng phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương nơi có công trình xây dựng, lắp đặt liên tỉnh (nếu có) theo mẫu số 01-7/GTGT
3.2. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
Các đơn vị sự nghiệp công lập có thu nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành theo mẫu.
+ Khi quyết toán thì các đơn vị sự nghiệp nộp báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động.
+ Ngoài ra còn nộp kèm theo một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo
+ Các đơn vị sự nghiệp công lập nộp kèm theo phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN ban hành theo mẫu
– Khi kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp nộp phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN ban hành kèm theo mẫu quy định.
– Các Phụ lục về ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
+ Muốn hưởng ưu đãi về thuế thì các đơn vị sự nghiệp có thu nộp mẫu số 03-3A/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh thành lập mới từ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm, dự án đầu tư mới ban hành theo mẫu
+ Đối với các đơn vị sự nghiệp nộp theo mẫu số 03-3B/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất (đầu tư mở rộng) ban hành theo quy định.
+ Nếu đơn vị sự nghiệp công lập nộp mẫu số 03-3C/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số hoặc doanh nghiệp hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ ban hành kèm theo mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Nộp kèm theo phụ lục báo cáo trích, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) theo mẫu số 03-6/TNDN ban hành kèm theo mẫu
– Nếu đơn vị sự nghiệp có thu có liên kết với bên thứ ba thì nộp phụ lục thông tin về giao dịch liên kết (nếu có) theo mẫu 03-7/TNDN
+ Nộp thêm Phụ lục tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có các đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc ở tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính (nếu có) theo mẫu số 03-8/TNDN ban hành kèm quy định của pháp luật.