Kế toán – một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ tổ chức kinh tế nào, đặc biệt là các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Bởi, chỉ có kế toán có đủ trình độ chuyên môn để có thể thực hiện các công việc tính toán sổ sách, chi, thu… Cùng tìm hiểu về đơn vị kế toàn dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Đơn vị kế toán là gì?
Kế toán là một nghiệp vụ có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nhà nước. Theo quy định của pháp luật thì nghiệp vụ kế toán chính là một bộ phận không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan nhà nước. Và để giúp bạn đọc hiểu hơn về khái niệm đơn vị kế toán là gì? Tác giả xin giới thiệu cho các bạn hiểu về kế toán là gì? Kế toán chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Theo đó đơn vị kế toán chính là những cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Luật kế toán, cụ thể sau đây:
- Nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước.
- Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước.
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Bao gồm các cơ quan, đơn vị và tổ chức nào?
Các cơ quan, đơn vị và tổ chức trong đơn vị kế toán bao gồm:
- Cơ quan có nhiệm vụ, chi ngân sách nhà nước các cấp. Đây là những cơ quan thuộc sự quản lý của nhà nước. Ngân sách nhà nước sẽ gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Mục tiêu của việc phân chia, tổ chức các cơ quan có nhiệm vụ, chi ngân sách nhà nước các cấp nhằm đảm bảo cho nguồn lực tài chính quốc gia dược huy động và phân phối sử dụng một cách hiệu quả nhất. Một số cơ quan có nhiệm vụ, chi ngân sách nhà nước như kho bạc nhà nước, ngân hàng nhà nước, Tổng cục thuế…đây chính là cơ quan giúp việc chính cho nhà nước liên quan đến vấn đề thu chi ngân sách.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước. Đa số tất cả các đơn vị, tổ chức đơn vị thuộc nhà nước đều sẽ sử dụng ngân sách nhà nước để chi cho những hoạt động liên quan. Tuy nhiên, việc chi như thế nào sẽ có cơ quan quản lý chặt chẽ về quá trình thu chi. Và thông thường những cơ quan này đều sẽ được chi khi có quyết định phê duyệt của cấp trên có thẩm quyền khi có lý do chi phù hợp với tình hình thực tế để tránh tình trạng lãng phí, tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Những vấn đề được sử dụng ngân sách đều phải phục vụ cho lợi ích của nhân dân vì đây chính là tiền thuế do nhân dân đóng vào cho nhà nước. Mục đích của sử dụng ngân sách nhà nước là xây dựng nhưng bệnh viện hiện đại, các công trình công cụ phục vụ giải trí, vui chơi cộng đồng của người dân, xây dựng cầu, đường, hỗ trợ người dân trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid…nhiều vấn đề được nhà nước hỗ trợ cho người dân, tất cả đều phục vụ cho lợi ích của nhân dân.
- Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước. Một số đơn vị thuộc sự quản lý của nhà nước nhưng đã tự tạo được nguồn thu nên không cần phải lấy nguồn thu từ nhà nước để chi cho hoạt động và các vấn đề liên quan.
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Hiện nay theo quy định của nước ta thì sẽ có 5 loại hình doanh nghiệp được thành lập hợp pháp và hoạt động theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
Như vậy, các đơn vị kế toán theo quy định của pháp luật hiện nay được quy định cụ thể của Luật kế toán và những cơ quan này sẽ thuộc sự quản lý của nhà nước. Dù bất kỳ đơn vị nào được tổ chức và thành lập theo quy định của pháp luật đều phải có cơ quan kế toán theo dõi và quản lý thu chi theo quy định của pháp luật.
3. Đối tượng kế toán:
– Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước gồm:
+ Tiền, vật tư và tài sản cố định như công xưởng, nhà máy, trang trại, máy móc, thiết bị…
+ Nguồn kinh phí, quỹ;
+ Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán như tiền phát sinh chi phí mua sản phẩm, chi tiêu,..
+ Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
+ Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;
+ Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;
+ Nợ và xử lý nợ công;
+ Tài sản công;
+ Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
– Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước gồm tài sản, nguồn hình thành tài sản như tiền, vật tư, nguồn kinh phí, quỹ, các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán, thu , chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động và thu chi, kết dư ngân sách nhà nước.
– Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh bao gồm:
+ Tài sản như máy móc, thiết bị, công xưởng, xe vận chuyển,…
+ Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đã góp vào doanh nghiệp. Nợ phải trả là nguồn vốn tài trợ cho tài sản của đơn vị dưới hình thức đơn vị phải có trách nhiệm hoàn trả. Xét theo thời gian cần hoàn trả thì có hai bộ phận: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
+ Doanh thu của công ty thu được, chi phí kinh doanh như chi phí mua máy móc, thuê nhân công…, thu nhập và chi phí khác nếu có.
+ Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
+ Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
+ Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
– Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính gồm:
+ Các đối tượng được quy định ở nội dung trên.
+ Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng;
+ Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
+ Các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá.
Như vậy, đối tượng kế toán chính là những tài sản, vốn, những vấn đề liên quan đến tài sản của doanh nghiệp và hoạt động thu chi mà kế toán cần phải phản ánh và giám đốc trong quá trình hoạt động của đơn vị được thể hiện ở hai mặt là tài sản và nguồn vốn. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động của đơn vị, kế toán cần thu thập, cập nhật và quản lý thông tin về đối tượng kế toán một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác để có thể phục vụ cho nhu cầu quản trị của ban quản trị doanh nghiệp.
4. Vai trò của kế toán trong đơn vị:
Đối với mỗi doanh nghiệp thì kế toán có một vai trò không thể thiếu được, những công việc liên quan đến hoạt động tài chính, tiền tệ là những nhiệm vụ quan trong nhất của mỗi một doanh nghiệp. Nó không chỉ là công việc liên quan đến nội bộ công ty mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kê khai thuế của doanh nghiệp đối với cơ quan thuế. Việc theo dõi những hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp và tổng hợp các kết quả bằng các bản báo cáo kế toán. Chính vì vậy mà vai trò của nhân viên kế toán là điều không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp.
Thông tin kế toán là sai lệch sẽ rất dễ dẫn đến các quyết định kinh doanh trong doanh nghiệp cũng bị lệch theo, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với chủ doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi một hoạt động thu chi trong doanh nghiệp đều sẽ liên quan đến những hoạt động kinh doanh khác. Việc quản lý số liệu, tiền, các hóa đơn thu chi chính là yếu tố quyết định đến những chính sách hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, mà những con số thống kê được có giá trị rất quan trọng, những người hành nghề kế toán phải luôn cân nhắc, cẩn thận trong quá trình tổng kết những số liệu. Đồng thời, việc quản lý của doanh nghiệp cũng dựa vào những con số thống kê được để các nhà quản lý có thể theo dõi thường xuyên được tình hình hoạt động sản xuất, lợi nhuận kinh doanh, doanh số thu được. Từ đó, các bộ phận chuyên ngành và nhà quản lý mới có thể đưa ra những phương hướng chính sách marketing phù hợp với tình hình thực tế, những chiến lược kinh doanh đầy hiệu quả đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp. Hiện nay, kế toán sẽ có hai bộ phận bao gồm là kế toán tài chính và kế toán quản trị.
- Kế toán tài chính sẽ tập trung vào mục đích chính là phục vụ cho như cầu bên ngoài của doanh nghiệp như cổ đông, nhà cung cấp, ngân hàng, khách hàng hay các cơ quan nhà nước…
- Kế toán quản trị chính là phục vụ cho những người ra quyết định bên trong công ty như hoạt động kinh doanh, những số liệu thống kê và doanh thu của từng đợt, kỳ hay năm để từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng ban, các nhà quản trị cao, hiệu trưởng, chủ doanh nghiệp, cấp quản lý trong nội bộ tổ chức….có thể làm căn cứ để nắm được tình hình hoạt đồng kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những chính sách, chiến lược phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp…
Chính vì vậy, mà kế toán có vai trò rất quan đối với doanh nghiệp và là bộ phận không thể thiếu để doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động. Từ đó hạn chế được những vấn đề thường hay gặp phải tại các doanh nghiệp như không rõ ràng trong công tác quản lý thuế, thực hiện nghĩa vụ đối với cơ quan thuế nhà nước.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Văn bản hợp nhất Luật kế toán 2019.