Kiểm toán nhà nước được thực hiện bằng đơn vị kiệm toán nhà nước và cũng là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kiểm tra, giám sát,… các hoạt động kinh tế của các tổ chức sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước về kinh tế. Vậy đơn vị được kiểm toán là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn vị được kiểm toán là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu về nội dung của đơn vị được kiểm toán theo như quy định của pháp luật hiện hành hoặc là khái niệm của đơn vị kiểm toán là gì? Trong nội dung mục 1 này tác giả sẽ gửi đến quý bạn đọc những nội dung có liên quan đến kiểm toán như quy định của pháp luật Kiểm toán hiện hành. Hoạt động kiểm toán được xác định là một trong các hoạt động kiểm toán do nhiều chủ thể tiến hành. Chính vì đưa ra các quy định này cho nên tùy thuộc vào loại kiểm toán mà quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện kiểm toán và đối tượng bị kiểm toán có sự khác nhau.
Căn cứ vào tư cách pháp lí của chủ thể tiến hành kiểm toán tại Đơn vị được kiểm toán và giá trị pháp lí của hoạt động kiểm toán tại Đơn vị được kiểm toán thì hoạt động kiểm toán được phân thành các loại: kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.
Thứ nhất, trong đó thì hoạt động kiểm toán nhà nước hay còn được xác định là hoạt động kiểm toán công, do cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện việc tiến hành để kiểm tra, đánh giá, kết luận và xác nhận tính đầy đủ, hợp lí, hợp pháp của số liệu, tài liệu kế toán,
Thứ hai, trong Đơn vị được kiểm toán thì hoạt động kiểm toán độc lập được xác định là hoạt động kiểm toán do Kiểm toán viên độc lập thực hiện theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân có nhu cầu kiểm toán đối với hoạt động tài chính của mình. Hoạt động của Kiểm toán viên độc lập nhằm giúp cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu kiểm toán thẩm định tính đầy đủ, trung thực, hợp lí của số liệu, tài liệu kế toán, báo cáo tài chính.
Thứ ba, Đơn vị được kiểm toán thì hoạt động kiểm toán nội bộ được xác định là kiểm toán thực hiện trong phạm vi một chủ thể kinh doanh. Bên cạnh đó thì hoạt động kiểm toán nội bộ được thực hiện nhằm bảo đảm duy trì trật tự và hiệu quả của hoạt động tài chính của chính chủ thể tổ chức hoạt động kiểm toán. Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước, thực hiện kiểm toán nội bộ là nghĩa vụ được pháp luật quy định.
Từ các nội dung cụ thể vừa được nêu ra ở trên thì có thể nhận định về định nghĩa về khái niệm của đơn vị được kiểm toán được xác định theo như quy định của pháp luật là doanh nghiệp hoặc là các tổ chức được doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán hay các chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán.
2. Quyền của đơn vị được kiểm toán:
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì có đưa ra các quy định về quyền và nghĩa vụ của Luật Kiểm toán thì Đơn vị kiểm toán được quy định về các quyền và nghĩa vụ để thuận lợi cho hoạt động kiểm tra, đánh giá, kết luận và xác nhận tính đầy đủ, hợp lí, hợp pháp của số liệu, tài liệu kế toán, báo cáo tài chính,… các hoạt động kinh tế của các tổ chức sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước về kinh tế. Trong nội dung mục 2 này thì tác giả sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đơn vị kiểm toán như sau:
Quyền của đơn vị được kiểm toán
Một là, đơn vị kiểm toán có quyền lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và kiểm toán viên hành nghề có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật để giao kết hợp đồng kiểm toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trong hoạt động kiểm toán thì được biết đến là một trong các hoạt động cần sự rõ ràng trong quá trình kiểm toán giám sát về ngân sách Nhà nước thì các đơn vị kiểm toán sẽ thực hiện các hoạt động lựa chọn các doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán sao cho phù hợp với những hoạt động kiểm toán nhất định mà pháp luật quy định hiện hành.
Hai là, yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán và thông tin về kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm toán.
Ba là, yêu cầu bồi thường trong trường hợp doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam gây thiệt hại.
Bốn là, từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm toán. Bởi vì hoạt động kiểm toán của đơn vị kiểm toán thực hiện các hoạt động kiểm tra giám sát đối với nguồn Nhân sách nhà nước thì thông tin liên quan đến ngân sách nhà nước thì thường được xem là các thông tin có nội dung rất quan trọng và cần được giữ bí mật tránh gây các tình trạng làm lộ các bí mật của quốc gia liên quan đến nguồn ngân sách nhà nước.
Năm là, thảo luận, giải trình bằng văn bản về những vấn đề được nêu trong dự thảo báo cáo kiểm toán nếu thấy chưa phù hợp.
Sáu là, khiếu nại về hành vi của thành viên tham gia cuộc kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật.
Bảy là, đề nghị thay thế thành viên tham gia cuộc kiểm toán khi có căn cứ cho rằng thành viên đó vi phạm nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Đôi với hoạt động kiểm toán của đơn vị kiểm toán là một trong những hoạt động khá quan trong đến việc đảm bảo các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động này. Do đó, đối với những thành viên tham gia cuộc kiểm toán mà được xác định là vi phạm nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập thì sẽ không được tiếp tục hoạt động trong đơn vị kiểm toán mà pháp luật quy định . Bởi vì đưa ra các quy định đó là do hoạt động kiểm toán được thực hiện đối với ngân sách nhà nước cho nên những cá nhân có nhân phẩm và đạo đức không tốt thì sẽ không được thực hiện hoạt động trong lĩnh vực này.
3. Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán:
Một là, cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời, khách quan thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu đã cung cấp.
Hoạt động kiểm toán của đơn vị kiểm toán được biết đến là những hoạt động vô cùng quan trong trong những nội về kiểm toán ngân sách nhà nước. Do đó, bên cạnh các quyền mà thành viên của đơn vị kiểm toán được thực hiện thì những chủ thể này cần phải tuân thủ các quy định về nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời, khách quan thông tin, tài liệu cần thiết đúng theo như quy định của pháp luật hiện hành hoặc theo những yêu cầu của các chủ thể có quyền yêu cầu cung cấp và đồng thời thì các chủ thể thực hiện hoạt động cũng cấp thông tin kiểm toán phải đồng thời chịu trách nhiệm của mình liên quan đến nội dung củ vụ việc theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Hai là, thực hiện yêu cầu của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam về việc thu thập bằng chứng kiểm toán theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán và điều chỉnh các sai sót để báo cáo kiểm toán không có ý kiến ngoại.
Ba là, phối hợp, tạo điều kiện cho kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán. Đơn vị kiểm toán được xác định trong đó có rất nhiều thành viên kiểm toán dó đó, đơn vị kiểm toán sẽ có trách nhiệm trong việc phới hợp và tạo điều kiểm cho kiểm toán viên hành nghề trong lĩnh vực kiểm toán.
Bốn là, không được có hành vi hạn chế phạm vi các vấn đề cần kiểm toán. Cũng giống như các đơn vị hoạt động trong cơ quan Nhà nước khác thì đơn vị kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán là những chủ thể phải không vi phạm các hành vi hạn chế trong vấn đề kiểm toán theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Năm là, xem xét đề nghị của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam về tồn tại, sai sót trong báo cáo tài chính và trong việc tuân thủ pháp luật để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Sáu là, không báo kịp thời, đầy đủ các vi phạm pháp luật và vi phạm hợp đồng kiểm toán trong hoạt động kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bảy là, thanh toán phí dịch vụ kiểm toán theo thỏa thuận trong hợp đồng. Đơn vị kiểm toán theo như quy định của pháp luạt hiện hành thì sẽ phải thực hiện nhiệm vụ chi trả và thành toán các phí dịch vụ kiểm toán theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Ngoài ra thì đơn vị kiểm toán sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo như quy định của pháp luật hiện hành để có thể tiến hành hoạt động kiểm toán của đơn vị một cách chính xác và thuận lợi nhất.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật Kiểm toán nhà nước 2015